Đại học Adelaide (Úc): Hành trình 150 năm truyền lửa cho sự tiên phong
Hành trình chinh phục thế giới của một trường đại học tại Úc
Gần 200 năm trước, người đàn ông Scotland này từng lăn lộn ngược xuôi để kiếm sống. Ông bắt đầu với vị trí chạy việc vặt ở một xưởng đóng thùng gỗ. Không lâu sau trở thành người đứng đầu xưởng, rồi lấn sân sang mảng săn bắt cá voi tại Nam Cực - ngành nghề thời đó còn hợp pháp. Một ngày nọ, hay tin bán cầu Đông rất nhiều cơ hội làm giàu, ông đầu tư một chiếc thuyền, buôn “hương dược” dọc Ấn Độ Dương và vùng biển Đông ngày nay. Khối tài sản kếch xù trên tàu từng làm ông rơi vào tầm ngắm của bọn cướp biển. Nhưng, người đàn ông vẫn quyết chí tiến bước.
Lợi nhuận từ các thương vụ kể trên giúp ông trở nên giàu có, mua được nhiều mảnh đất tại vùng Nam châu Úc vào đầu thế kỷ 19. Tại đây, người đàn ông tiếp tục các hoạt động kinh doanh như mở xưởng nấu rượu vang, mở trại chăn cừu, thành lập khu khai thác khoáng sản. Giữ đúng tinh thần một người từng chu du dọc ngang thiên hạ, vượt qua muôn ngàn sóng gió bão bùng, ông dùng đầu tư vào các cuộc thám hiểm, khai hoang nước Úc. Ở tuổi 70, ông dùng 20 nghìn bảng Anh tiền túi để thành lập một trường đại học tại bang Adelaide, nhằm mục tiêu đặt nền móng cho hệ thống giáo dục tại khu vực.
Người đàn ông kể trên có tên là Sir Walter Watson Hughes. Ngoài việc là một doanh nhân thành đạt, ông Hughes còn là cha đẻ của Adelaide - trường đại học có tuổi đời lớn thứ 03 toàn nước Úc, là một trong 08 trường dẫn đầu quốc gia này về các hoạt động nghiên cứu-ứng dụng (Go8), đồng thời thuộc top 1% tốt nhất thế giới. Tinh thần dám dấn thân của ông đã ngấm vào Adelaide từ ngày đầu tiên tới tận bây giờ. Nó đã biến đại học này thành một trường thần học được vận hành bởi Nhà thờ, thành cái nôi của khoa học và nhân tài. Vậy thì hành trình trải dài 150 năm của Adelaide đã diễn ra như thế nào? Và cho tới nay, trường đã có những đóng góp gì vào việc thúc đẩy sự phát triển của nước Úc và nhân loại?
I. KHỞI ĐẦU SUÔN SẺ TẠI THỦ PHỦ NAM ÚC
Để trả lời được những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng quay lại điểm xuất phát của Đại học Adelaide. Vào giữa thế kỷ 19, tại một Nam Úc đang cựa mình, một ước mơ cháy bỏng được nhen nhóm. Đó là thành lập một trường đại học không chỉ đơn thuần sao chép những mô hình giáo dục hiện có, mà còn có tâm và có tầm để trở thành người tiên phong tạo ra sự thay đổi, phát triển công nghệ mới, thay đổi bộ mặt xã hội. Nhắc đến công cuộc hiện thực hóa ước mơ này là nhắc đến ba người đàn ông. Mỗi người lại có một câu chuyện riêng. Một người bạn vừa biết qua câu chuyện ở trên.
1. Nhà hảo tâm đầu tiên
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1872. Nhân tiện lúc Sir Walter Hughes đang giàu có, hội đồng trường Union College đã thỉnh cầu một khoản quyên góp từ ông. Lúc này, Union College vẫn là một trường thần học tập trung hoàn toàn vào nghiên cứu bản chất của Chúa trời cũng như các cơ sở của tín ngưỡng và tôn giáo, chứ không ưu tiên các khía cạnh còn lại của khoa học. Vả lại họ cũng nghèo. Vì vậy, quyết định quyên góp tận 20 nghìn bảng Anh của ông Hughes đã khiến hội đồng trường bị sốc, vừa bởi giá trị to lớn của nó, vừa bởi những yêu cầu không mấy dễ chịu mà ông Hughes đính kèm bọc tiền.
Ông Hughes kỳ vọng 2 giáo sư bạn mình nắm quyền trong hội đồng trường, có thể phê duyệt các giảng viên khác. Ban đầu, yêu cầu làm hội đồng trường cảm thấy e dè, sợ quyền kiểm soát trường sẽ đi từ tay Nhà thờ sang tay một người làm kinh doanh, nên hội đồng trường tìm cách điều chỉnh điều khoản. Cuộc thương lượng này suýt nữa khiến ông Hughes đổi ý và rút lại khoản quyên góp. Tuy nhiên thì sau một khoảng thời gian, một trong hai vị giáo sư đã qua đời, trong khi người còn lại cũng từ chức. Yêu cầu của ông Hughes từ đó cũng biến mất, chỉ còn lại tấm lòng. Vào năm 1874, Union College đổi tên thành University of Adelaide, đồng thời mở rộng phạm vi đào tạo, giảm bớt ràng buộc bởi tôn giáo, đón chào tất thảy người dân, bất kể xuất thân.
2. Nhà hảo tâm thứ hai
Cũng vào 1874, một mạnh thường quân khác quyên góp tiền xây dựng đại học Adelaide. Đó là Thomas Elder. Giống ông Hughes, Thomas thời đó là một doanh nhân và là một người nổi tiếng nhân hậu, rộng lượng. 20 nghìn bảng Anh cũng là khoản tiền mà Thomas đã hiến tặng đại học Adelaide. Nhưng lần này không đính kèm yêu cầu nào. Rồi vào 1897, ông còn để lại cho trường thêm 65 nghìn bảng trong di chúc để tiếp tục đầu tư mở rộng. Các khoản đóng góp của ông Elder được dùng để tài trợ cho hai vị trí giáo sư đầu tiên của Đại học Adelaide: Giáo sư Nguyên lý toán học & Triết học tự nhiên, cùng với Giáo sư Khoa học tự nhiên. Chúng đồng thời được dùng để thành lập Nhạc viện Elder. Tổng cộng, Thomas Elder đã tặng gần 100 nghìn bảng Anh cho Đại học Adelaide.
3. Nhà hảo tâm thứ ba
Người đàn ông cuối cùng mà chúng ta cần nhắc tới là Peter Waite. Đúng vậy, người đàn ông này tiếp tục là một doanh nhân với tấm lòng hảo tâm mênh mông. Nếu hai người trước quyên góp bằng tiền, thì Peter lại quyên góp bằng đất đai. Cụ thể, trong năm 1913, ông đã tặng trường Adelaide tổng cộng 54 hecta đất tại khu ngoại ô Urrbrae (thuộc bang Adelaide) cùng một ngôi nhà nằm trên mảnh đất đó, nhằm mục tiêu phát triển việc giảng dạy về nông, lâm nghiệp và các môn liên quan. Chính khoản cống hiến của ông Waite đã giúp Adelaide thành lập Viện nghiên cứu nông nghiệp Waite nổi tiếng. Cho tới tận ngày nay, đây vẫn là lần đóng góp lớn nhất lịch sử trường Adelaide nói riêng và khu vực Nam Úc nói chung. Vào năm 1931, con gái của ông Waite là bà Elizabeth Macmeikan tiếp tục để lại di chúc cho trường, bao gồm một vài mảnh đất lân cận cùng với 16 nghìn bảng Anh.
Nếu các bạn cảm thấy khâm phục tinh thần của Adelaide thì mình có tin vui các bạn đây. Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới, trường Đại học Adelaide sẽ tổ chức sự kiện Open Day tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về lộ trình chuẩn bị từ giáo dục đại học tới thị trường việc làm thông qua các buổi trò chuyện hướng nghiệp cùng sinh viên và giảng viên của trường, và chia sẻ cơ hội thực tập tại các công ty, tập đoàn đối tác của Adelaide. Ngoài ra, các bạn cũng được tư vấn trực tiếp 1:1 về quá trình chuẩn bị hồ sơ, tuyển sinh, hỗ trợ tài chính và học bổng.
II. SÓNG GIÓ GÕ CỬA & THỜI THẾ TẠO ANH HÙNG
1. Thiếu tiền - vấn đề muôn thuở
Vấn đề trớ trêu đầu tiên mà Adelaide gặp phải trong những ngày đầu xoay quanh hai từ “tài chính”. Khoản trợ cấp từ các mạnh thường quân chỉ vừa vặn cho Adelaide hình thành hệ thống cơ sở vật chất đạt đủ điều kiện giáo dục, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Còn khoản nhận từ chính phủ nước Úc lại không đủ cho họ duy trì, chăm lo cho một lượng lớn giảng viên, công nhân viên chức và sinh viên. Sự hạn hẹp trong kinh phí khiến Adelaide gặp nhiều cản trở trong việc tuyển người, giữ người, cũng như trong việc phát triển những chương trình học, chương trình nghiên cứu mới. Những lớp học đầu tiên của Adelaide được dạy trong các giảng đường đi thuê, trong khi các thiết bị nghiên cứu thì vừa không đủ, vừa cũ kỹ.
Để giải quyết vấn đề này, hội đồng trường bấy giờ đã thực hiện 2 hành động mang tính sống còn. Đầu tiên là tiếp tục kêu gọi các khoản quyên góp từ những nhà hảo tâm và chính phủ, được dẫn đầu bởi chính Thomas Elder, sau khi ông nhận thấy tiềm năng của Adelaide. Khoản tiền đến từ quyên góp sẽ được nhà trường dùng để tạo ra các quỹ học bổng, quỹ khuyến học, để nâng cấp thư viện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của trường. Ví dụ, một trong những học bổng nổi tiếng nhất của Adelaide hiện nay là học bổng cấp tiến sĩ mang tên Charles John Everard dành cho ngành khoa học nông nghiệp và trồng trọt. Hơn 50 năm trước, để tưởng nhớ ông Charles thì vợ ông là bà Ella Syme Everard đã quyên góp 260 nghìn đô (tương đương $3.3 triệu ngày nay) cho trường. Chưa hết, hàng năm trường còn công khai báo cáo nguồn thu từ quyên góp, cũng như kế hoạch phân bổ tài chính của họ.
Hành động thứ hai là tập trung vào những kiến thức, ngành nghề mang tính thực tiễn cao. Tại Úc, Đại học Adelaide là nơi đầu tiên cấp bằng trong các ngành liên quan tới khoa học và kinh doanh. Quyết định này vừa giúp sinh viên ra trường dễ có công ăn việc làm, dễ cống hiến cho xã hội, vừa trở thành cơ sở để hội đồng trường tiện huy động vốn. Như các bạn cũng có thể đoán được, Adelaide thời gian đầu tập trung vào mảng nông, lâm nghiệp và trồng trọt. Sang đầu thế kỷ 20, họ chuyển hướng tập trung sang khoa học, công nghệ cùng sự đa dạng hoá các khóa học, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng từ xã hội. Hậu Thế chiến II, giáo dục sau đại học và giải quyết những vấn đề tồn đọng trong xã hội là điều đại học này nhắm đến. Ngày nay, đó là hợp tác liên ngành, quốc tế hóa chương trình đào tạo để giúp cử nhân trở thành các công dân toàn cầu, dễ thích ứng hơn với môi trường thay đổi liên tục.
2. Bất bình đẳng giới
Song, cần phải khẳng định rằng tài chính không phải vấn đề duy nhất và hóc búa nhất mà Adelaide gặp phải trên hành trình trồng người. Một bài toán đáng nói khác mà họ gặp phải là sự bất bình đẳng về cơ hội, đặc biệt là với phụ nữ. Vào thời điểm mà Adelaide được thành lập (cuối thế kỷ XIX, đầu XX) phụ nữ tại Úc vẫn chưa được đi học đại học, không được bầu cử, phải chấp nhận lương thấp hơn đàn ông, và thậm chí còn không được có tài sản riêng mà phải chuyển hết sang cho cha hoặc chồng. Nhận thấy sự bất công này không thể kéo dài lâu hơn nữa, cũng như hưởng ứng các phong trào giải phóng phụ nữ phương Tây, vào năm 1881, Adelaide trở thành trường đại học đầu tiên ở Úc chấp nhận sinh viên nữ. Bốn năm sau, cái tên Edith Dornwell đi vào lịch sử khi trở thành cử nhân nữ đầu tiên của nước Úc. Trong 150 năm qua, Adelaide liên tục là đơn vị tiên phong của Úc trong việc ban hành các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới trong môi trường giáo dục, cho giáo viên và cho sinh viên. Vào năm 2020, The Dornwell Framework được thành lập nhằm phân phối cơ hội thăng tiến sự nghiệp một cách công bằng hơn cho phụ nữ, giảm thiểu chênh lệch lương trung bình giữa các giới tính và đào tạo một thế hệ phụ nữ lãnh đạo mới. Cũng chính Adelaide là nơi mà nữ thủ tướng Úc đầu tiên trong lịch sử - bà Julia Gillard từng tốt nghiệp.
Trải qua bao thăng trầm, Adelaide vẫn luôn giữ vững tầm nhìn ban đầu, đó là: Trang bị hành trang cho lứa lãnh đạo trẻ mới của Nam Úc, xoá bỏ khác biệt về tầng lớp xuất thân, tôn giáo hay màu da, giới tính. Chính tinh thần đó đã giúp họ đạt được một loạt những thành công vang dội trong công tác nghiên cứu trong suốt 150 năm qua.
III. GẶT TRÁI NGỌT TỪ GIAN NAN
Nhắc đến thành tựu của Adelaide, chúng ta không thể không kể đến 05 giáo sư từng thắng giải Nobel của trường.
02 người đầu tiên nhận giải vào năm 1915. Đó là Sir William Henry Bragg và con trai là Sir William Lawrence Bragg - Giáo sư ngành Toán ứng dụng của Đại học Adelaide. Họ cùng thắng giải Nobel Vật lý.
Năm 1945, Alexander Fleming cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey - một cử nhân Đại học Adelaide - nhận giải Nobel về Y học cho việc tìm ra và phân tích penicillin, được coi là kháng sinh đầu tiên trên thế giới, góp phần cứu hơn 80 triệu mạng sống. Đây là người thứ 03.
Người thứ 04 là nhà văn Nam Phi John Maxwell Coetzee. Ông đoạt giải Nobel văn học năm 2003, và hiện ông đang làm giáo sư tại Adelaide.
Cuối cùng, vào năm 2005, giải Nobel trong lĩnh vực y sinh học được trao cho Barry J Marshall và J Robin Warren - Cử nhân của Adelaide - vì phát hiện ra khuẩn Helicobacter Pylori và vai trò của chúng trong việc gây ra bệnh viêm loét hệ tiêu hoá.
Tuy vậy, có lẽ thành tựu tuyệt vời nhất không chỉ là danh sách trên, mà là hơn 160 nghìn cử nhân Adelaide đang làm việc trên 148 quốc gia vòng quanh thế giới. Những con người này không chỉ mang kiến thức hay kinh nghiệm tích lũy được, mà còn đem theo cả tinh thần của trường - một tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách.
Phải chăng đó mới chính là mục tiêu sau cùng của giáo dục? Không phải chỉ đào tạo ra những người nhân viên giỏi làm theo hướng dẫn hay hoàn thành chỉ tiêu công việc theo yêu cầu, mà còn là đào tạo thế hệ người tiên phong, không ngừng tìm tòi, không ngừng dấn thân, sẵn sàng phát triển doanh nghiệp và tổ chức lên những tầm cao mới.
Tham gia Open Day của Đại học Adelaide để khám phá trải nghiệm học tập đặc biệt, được tổ chức bởi bội ngũ giảng viên, giáo sư cùng những nhân viên ưu tú bậc nhất Đại học Adelaide. Sự kiện sẽ diễn ra tại 2 địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh Ngày: 31 tháng 3, 2024 Thời gian: 9:00 sáng - 12:00 trưa Địa điểm: Trường VinSchool, Central Park - Đ. Nguyễn Hữu Cảnh, Vinhomes Tân Cảng, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội Ngày: 3 tháng 4, 2024 Thời gian: 4:00 chiều - 6:30 tối Địa điểm: Trung tâm Văn hóa ULIS – Jonathan KS Choi, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy Link đăng ký sự kiện: https://b.link/Adelaide-Open-Day-2024-V
Giáo dục
/giao-duc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất