Đại dịch khủng khiếp nhất “Cái chết đen”

Cái chết đen là tên gọi của một đại dịch hạch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong bốn thế kỉ, từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVIII. Dịch bệnh này khiến khoảng 75 triệu đến 200 triệu người thiệt mạng. Đỉnh điểm là ở châu Âu, trong vòng 4 năm từ năm 1347 đến năm 1351, dịch bệnh đã xóa sổ ước tính 30% đến 60% dân số thời bấy giờ và làm giảm dân số toàn cầu từ 400 triệu xuống còn khoảng 300 triệu đến 375 triệu người.
Hình minh họa đại dịch Cái chết Đen ở châu Âu trong thế kỉ XIV. (Ảnh: Blogspot.com)
Hình minh họa đại dịch Cái chết Đen ở châu Âu trong thế kỉ XIV. (Ảnh: Blogspot.com)

Nguyên nhân

Năm 1345-1346 Đế chế Mông Cổ kéo quân đánh thành phố Caffa trên bán đảo Krym, nhưng sau đó đội quân xuất hiện một dịch bệnh khiến binh lính chết rất nhiều. Điều đó đã khiến cho Mông Cổ buộc phải rút quân, nhưng trước khi rút quân, đội quân Mông Cổ đã sử dụng máy bắn đá bắn các xác chết vào trong thành của thành phố Caffa. Sau đó dịch bệnh đã lây lan khắp thành.
Các nhà buôn Genova thấy tình hình ở đây rất xấu, họ có thể chết. Nên họ đã mau chóng trốn thoát ra ngoài. Sau khi thoát ra, họ mang theo căn bệnh và đi tàu vượt biển Đen về quê hương là đảo Sicilia và khu vực Nam Âu. Khi tàu cập bến đảo, số người trên tàu đã chết gần hết, một số ít còn sống sót nhưng tất cả đều ở trong tình trạng nguy kịch, những mụn nhọt đen đầy máu và mủ bao phủ toàn thân.
Khi chính phủ Sicilia phát hiện ra, họ đã nhanh chóng cho con tàu tử thần này xuất ra khỏi cảng. Nhưng đã quá muộn, đây là nơi dịch hạch bắt đầu thành đại dịch. Không lâu sau đó dịch bệnh tấn công đảo Messina, rồi lây lan sang cảng Brussilles của Pháp và cả cảng Tunis ở Bắc Phi. Một thời gian ngắn sau đó, nó lan đến thành Rome và thành Florence. Hai thành phố này là trung tâm trên các con đường lưu thông phức tạp. Và đại dịch hạch tiếp tục lan rộng đến nhiều nơi trên thế giới.
Ảnh: Wikipedia
Ảnh: Wikipedia
Giữa năm 1348 đại dịch hạch lây lan đến Paris và London. Những người dân châu Âu khi đó vẫn chưa chuẩn bị gì cho cái chết đen kinh hoàng này. Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh, không phân biệt giới tính nam hay nữ, nhưng những người dễ mắc bệnh chủ yếu là người dưới 20 tuổi.

Tình trạng thời bấy giờ

Dịch hạch là một bệnh kì lạ trên cơ thể của người mắc bệnh thời bấy giờ. Người mắc bệnh nổi lên những vết sưng, máu và mủ sẽ chảy ra ở miệng những vết sưng. Không chỉ như thế, người mắc bệnh còn có thêm những triệu chứng khác như nôn mửa, tiêu chảy, sốt, ớn lạnh, cơ thể đau nhức khủng khiếp và cuối cùng là tử vong.
Dịch bệnh lây lan rất nhanh, chỉ cần chạm vào quần áo là có thể lây nhiễm vi khuẩn và sau đó là bị mắc bệnh. Người bệnh có thể thấy đêm rất khỏe, đi ngủ nhưng đến hôm sau là có thể chết.
Do có quá nhiều người chết, không kiểm soát được tình hình. Để giải quyết tình hình xác người chất đống, ngổn ngang khắp nơi, nên các bác sĩ với bộ đồ bảo hộ có mặt nạ mỏ chim đã đào hố chôn tập thể. Các xác chết được gom lại rồi họ chôn dưới một cái hố to và sâu.
Cảnh dịch hạch bùng phát vào thế kỷ 14 tại Florence do họa sĩ Giovanni Boccaccio vẽ lại. (Ảnh: CNN)
Cảnh dịch hạch bùng phát vào thế kỷ 14 tại Florence do họa sĩ Giovanni Boccaccio vẽ lại. (Ảnh: CNN)
Năm 1348, dịch bệnh đã không còn kiểm soát được, lây lan khắp nơi, các nhà khoa học không còn thời gian để nghiên cứu nguồn gốc của bệnh dịch hạch. Chính phủ các nước châu Âu cũng không đưa ra được biện pháp nào hiệu quả. Do đó, họ đổ lỗi lên tôn giáo và đổ lỗi lên những người Do Thái.
Họ cho rằng đại dịch hạch là do thần linh trừng phạt người dân. Một nguồn tin khác thì cho rằng người Do Thái đã đầu độc nguồn nước dẫn đến tình trạng dịch bệnh nguy hiểm tại thời điểm đó.

Nhận thức của người dân về tình hình bệnh dịch

Hầu hết những người theo tôn giáo chỉ biết cầu nguyện Chúa, các đấng thần linh; còn những kẻ ngoại đạo, theo chủ nghĩa vô thần thì bắt đầu thảm sát cộng đồng người Do Thái vô tội ở châu Âu. Chỉ có một bộ phận nhỏ ít người nhận ra cách để thoát khỏi đại dịch hạch là chạy trốn nó.
Người dân châu Âu ở thời kì đó thì chưa một ai hiểu biết về bệnh truyền nhiễm là gì và họ chỉ biết nếu như ở gần nhau thì họ sẽ lây bệnh.
Các bác sĩ ở châu Âu đã nghĩ ra một bộ đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc gần với nhau. Bộ đồ bảo hộ có mặt nạ hình mỏ chim. Ở phần mỏ nhô ra ngoài có chứa các loại hương liệu được cho là có thể xua đuổi mọi mầm bệnh.
https://soha.vn/trang-phuc-ky-di-cua-cac-bac-si-trong-thoi-ky-cai-chet-den-20161016141254869.htm
https://soha.vn/trang-phuc-ky-di-cua-cac-bac-si-trong-thoi-ky-cai-chet-den-20161016141254869.htm
Các bác sĩ mặc bộ quần áo trắng đen từ đầu tới chân trông họ như những con quạ. Còn những người phụ nữ thì nghĩ ra mặc chiếc váy xòe rộng có khung sắt ở phía trong để tạo khoảng cách khi giao tiếp, do đó học sẽ không tiếp xúc gần với nhau.
Nhận thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của đại dịch và nhằm ngăn chặn việc có thêm nhiều nguồn nhiễm từ việc giao thương. Các quan chức đã ra lệnh cho cách ly các thủy thủ cho đến khi họ chứng minh được rằng họ không bị nhiễm bệnh dịch. Và quan chức cũng tách biệt những người nhiễm bệnh với những người không nhiễm bệnh để không xảy ra việc lây lan chéo.
Minh họa năm 1625, người dân London đang tháo chạy khỏi dịch hạch bị những nông dân chặn lại. (Nguồn: Thư viện Công cộng New York / Tư liệu Khoa học)
Minh họa năm 1625, người dân London đang tháo chạy khỏi dịch hạch bị những nông dân chặn lại. (Nguồn: Thư viện Công cộng New York / Tư liệu Khoa học)
Việc cách ly có thể là một nguyên nhân khiến dịch bệnh được ngăn chặn. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng đưa ra một giả thuyết liên quan đến việc tình hình dịch bệnh được ngăn chặn, đó là: xã hội đã đạt đến được tình trạng miễn dịch cộng đồng, tức là bệnh dịch không thể tấn công thêm ai được nữa.
Kể từ sau khi đại dịch cái chết đen, bệnh dịch hạch vẫn còn nhiều lần bùng phát trở lại và làm ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội bị ảnh hưởng. Nó thực sự chỉ biến mất vào thế kỉ XIX

Thủ phạm

Trong hàng trăm năm, nguyên nhân gây nên đại dịch hạch vẫn còn là bí ẩn, thậm chí nó có thể bị che giấu trong mê tín dị đoan.
Dưới sự phát triển của khoa học, kính hiển vi ra đời, từ đó các nhà khoa học đã tiết lộ thủ phạm thực sự của căn bệnh này.
Năm 1894, một bác sĩ người Pháp, nhà vi khuẩn học Alexandre Émile Jean Yersin lần đầu tiên phát hiện ra vi khuẩn gây ra đại dịch hạch này là hình que. Một năm sau, năm 1895, ông đã điều chế thành công huyết thanh chống lại bệnh dịch hạch này.
Sau này để vinh danh ông, các nhà khoa học đã đặt tên vi khuẩn gây bệnh dịch hạch là vi khuẩn Yersinia-Pestis.
Vi khuẩn Yersinia-Pestis có hình que và nó cực kì độc hại. Nó có ở ngoài môi trường, sau khi lọt vào cơ thể vật chủ, nó bắt đầu vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch của vật chủ bằng cách tiêm chất độc có sẵn vào trong các tế bào miễn dịch (đại diện là đại thực bào: có chức năng phát hiện vi khuẩn xâm nhập).
Một khi các tế bào miễn dịch bị loại bỏ, vi khuẩn Yersinia-Pestis có thể nhân lên một cách nhanh chóng và có thể lan rộng ra khắp cơ thể vật chủ thông qua con đường dòng chảy của máu.
Vi khuẩn Yersinia-Pestis bị chết ở nhiệt độ 55 độ C trong vòng 30 phút, 100 độ C trong vòng chỉ 1 phút và nó bị tiêu diệt trong các loại sát khuẩn thông thường.
Theo giả thuyết phổ biến được ủng hộ nhất, vi khuẩn Yersinia-Pestis có nguồn gốc từ chuột hoặc cơ thể động vật gặm nhấm, sau khi chúng chết, bọ chét kí sinh trên chuột, chúng nhảy ra ngoài, khi đó vi khuẩn cư trú trong bọ chét bám vào con người và lây lan vi khuẩn Yersinia-Pestis sang người.
https://soha.vn/trang-phuc-ky-di-cua-cac-bac-si-trong-thoi-ky-cai-chet-den-20161016141254869.htm
https://soha.vn/trang-phuc-ky-di-cua-cac-bac-si-trong-thoi-ky-cai-chet-den-20161016141254869.htm
Nhiễm trùng xảy ra khi người bệnh ăn phải chúng hoặc bị những con bọ chét, động vật gặm nhấm trực tiếp cắn. Các triệu chứng xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ một đến bảy ngày.

Các con đường lây bệnh giữa người với người

Bệnh dịch hạch được đặc trưng bởi các hạch bạch huyết bị sưng đau, nó nổi nhiều ở háng, nách, cổ; các vết loét trên da trở nên thâm đen. Nếu người mắc bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh dịch hạch có thể chuyển sang các bệnh khác như: viêm phổi, nhiễm trùng máu và gây tử vong ở tỉ lệ rất cao.
Khi có người bị nhiễm bệnh dịch hạch thì lây sang người khác rất dễ, thông qua các con đường: đường máu, đường hô hấp thông qua các giọt bắn, đường tiêu hóa,…
Mỗi con đường lây bệnh thì lại tạo ra một thể bệnh khác nhau, ví dụ như thể phổi, thể bạch huyết, thể nhiễm trùng huyết và thể màng não. Phổ biến nhất là thể hạch, đặc trưng khi nhiễm thể này là các hạch bạch huyết sưng và đau.Tuy nhiên, thể hạch có thể tiến triển biến thành thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não thứ phát.

KẾT LUẬN

Hiện nay, đại dịch covid rất nguy hiểm, tỉ lệ gây tử vong cũng rất cao. Kinh tế phát triển hơn, đồng nghĩa với việc y tế cũng phát triển hơn. Tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan, chúng ta cần nghiêm túc tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, tuân thủ quy tắc 5K trong tất cả các hoạt động.
Có thể thấy đại dịch hạch cũng đã được ngăn chặn, tuy nhiên nó kéo dài vài trăm năm lịch sử. Chúng ta cũng đang gặp phải một đại dịch, nhưng tôi tin rằng thời gian kéo dài dịch bệnh sẽ được rút ngắn và tính hình kinh tế xã hội sẽ sớm ổn định lại.
Nếu có nhiều thời gian, tớ muốn viết về bác sĩ Alexandre Émile Jean Yersin, người đã phát hiện ra vi khuẩn gây ra đại dịch hạch, đồng thời ông cũng là đệ tử của Pasteur. Ông cũng sống ở Việt Nam nhiều năm và được chôn cất tại Nha Trang.
Cảm ơn mọi người đã đọc và upvote cho tớ!
Các bạn có thể tham khảo thêm ở các nguồn sau:
Xem phim Thành Cát Tư Hãn thì trong phim cũng nói về đại dịch này.