Nội dung phần này giải quyết hai vấn đề lớn mà nhiều người dùng mỹ phẩm  thường hay thắc mắc:
-  Một là một loại kem dưỡng dùng tốt cho nữ có dùng tốt cho nam không; Và ngược lại?    
-  Hai là người Việt Nam da vàng khác với người châu Âu da trắng do cấu tạo da khác nhau. Vậy thì mỹ phẩm dùng tốt ở Châu Âu có dùng tôt cho người Việt Nam?
I. Giới thiệu
Da là cơ quan bao bọc bên ngoài cơ thể thuộc hệ bài tiết, có nhiệm vụ che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Ngoài ra, chức năng chính của da nó còn có tác dụng thải độc tố, điều hòa thân nhiệt, tổng hợp vitamin B và D…
Trong phần này chúng ta không đi sâu vào phân tích cấu trúc phức tạp của da mà chủ yếu tìm hiểu sơ lược dưới góc độ người  làm mỹ phẩm nhằm hình thành một cái nhìn căn bản về da. Từ đó có cái nhìn toàn diện đúng đắn về mối quan hệ da – mỹ phẩm.
II. Cấu trúc da
Da người có cấu tạo gồm ba lớp: Lớp biểu bì, lớp hạ bì lớp mỡ dưới da.
Cấu tạo của da người
II.1 Lớp biểu bì
II.1.1 Tầng sừng (lớp sừng)
Tầng sừng gồm có các tế bào đã chết, xếp chồng lên nhau một cách dày đặc. Lớp này có tác dụng chống lại các tác nhân ban đầu tấn công da. Tác dụng này chỉ có được khi da được giữ ẩm đúng cách. Vì nước là chât làm mềm lớp sừng này. Khi không đủ nước nó rất dễ bong tróc dẫn đến tình trạng khô da.
II.1.2 Tầng tế bào sống (lớp hạt)
Tầng tế bào sống gồm các tế bào có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới duy trì sự chắc khỏe cho da đồng thời cung cấp tái tạo liên tục các tế bào sừng cho lớp ngoài cùng. Đây cũng là nơi chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da, một số tế bào sống phân hóa thành tế bào sinh lông và tế bào da. Các tổn thương vật lý vượt qua sự bảo vệ của lớp sừng tấn công đên tầng tế bào sống có nguy cơ để lại sẹo rất cao và rất khó điều trị.
II.2 Lớp bì
Lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt, gồm các thụ quan,tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, dây thần kinh.
II.2.1 Tuyến nhờn
Nhiệm vụ của tuyến nhờn là tiết chất nhờn, tạo thành một lớp chất nhờn bao phủ bề mặt da, giúp da mềm mịn, không bị thấm nước và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên lớp này tạo độ bóng và nhầy trên da.
II.2.2 Tuyến mồ hôi
Nhiệm vụ là tiết mồ hôi (là các chất thải bã được lọc từ máu ra), giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống nhiệt độ bình thường khi quá nóng.
II.2.3 Lông và các phụ quan liên quan
Lông gồm có: chân lông, bao lông, cơ co chân lông. Cơ co chân lông có nhiệm vụ co lại mỗi khi trời lạnh, làm cho lông dựng đứng lên, che khít lỗ chân lông, như thế sẽ giữ ấm được cơ thể. Ngược lại khi thời tiết nóng sẽ nở ra để thoát hơi nước làm mát cho cơ thể. Lợi dụng cơ chế này chúng ta có thể xông hơi cho các lỗ chân lông nở ra để thải độc và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khi chăm sóc da. Sau khi kết thúc dùng nước lạnh để khe sít các lỗ chân lông này lại.
II.3 Lớp mỡ dưới da
Gồm mô mỡ, dây thần kinh và mạch máu nhằm bảo vệ da khỏi những tác động cơ học, cách nhiệt, dự trữ năng lượng
III. Phân loại da
Có rất nhiều cách phân loại da nhưng chúng ta thường chọn cách phân loại da theo cảm tính thành 4 loại cơ bản là da bình thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp.
Tuy nhiên bạn lưu ý rằng tình trạng da của bạn thay đổi theo thời gian và theo môi trường sinh sống (nhiệt độ, gió, các mùa trong năm,…) nên không nên cố định bản thân với một loại da nhất định. Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã không còn quan tâm nhiều đến phân loại da, các nhà nghiên cứu tập trung vào hiện trạng da mặt của bạn nhiều hơn là xác định cấu trúc của da để có một định nghĩa rõ ràng về các loại da.
III. 1 Da thường
Đây là loại da bình thường không có bất kỳ một yếu tố bất thường như không khô, không dầu, không mắc các bệnh lý về da như mụn trứng ca, mẩn đỏ… Bạn có thể hình dung nó như da của một đứa trẻ chưa dậy thì. Hầu hết chúng ta khi dậy thì sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoocmôn nên thường không có loại da này. Nếu bạn may mắn sở hữu làn da này thì bạn không cần thêm các phương pháp chăm sóc da nào cả mà chỉ cần vệ sinh giữ da sạch là được.
III. 2 Da khô
Da khô là do mất nước trên bề mặt nên trở nên thô ráp, cảm giác mất đi sự dàn hồi và mềm mịn của da. Bạn sẽ có cảm giác da luôn có cảm giác khó chịu giống như khi vừa tẩy tế bào chết.
Da khô thường là do các yếu tố sinh học đến từ bên trong cơ thể của bạn. Để hồi phục da khô thường là hồi phục lại tầng biểu bì bị tổn thương do mất nước, thiếu chất béo.
Lưu ý: Da khô là do các vấn đề ở lớp sừng còn da nhờn do sự hoạt động mạnh của các tuyến bã nhờn. Đây là kết quả của hai quá trình khác nhau nên da bạn có thể vừa bị khô và vừa bị dầu.
III.3 Da dầu
Da dầu - nhờn do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn dẫn đến việc sản xuất quá nhiều bã nhờn trên da, mang lại vẻ ngoài bóng nhờn rất đặc trưng. Bạn cũng có thể để ý phần da đầu của mình nếu có nhiều dầu bóng trên tóc cũng là biểu hiện của da dầu.
            Lưu ý: Da dầu không có nghĩa là không bị khô. Vì da khô là do mất nước trong các tế bào da chứ không phải là lớp dầu phủ lên bề mặt da. Lớp dầu trên da không được xem là lớp dưỡng ẩm cho da và nó không có tác dụng giữ nước cho da.
Bã nhờn hình thanh do sự phân hủy một số tế bào một thời gian ngắn trước khi chúng được đưa ra ngoài cơ thể. Ban đầu bã nhờn có chứa squalene, sáp, triglyceride và sterol. Dưới tác dụng của vi khuẩn trên mặt các chất này bị este hóa. Trong bã nhờn có chứa axit béo tự do nên chúng làm tăng pH trên da mặt.
Loại da này phụ thuộc và yếu tố di truyền, nội tiết và môi trường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em dưới 7 tuổi không bị da dầu do chưa có sự biến thay đổi đột ngột hoocmôn. Tình trạng dầu sẽ ở mức tối đa vào tuổi thiếu niên và sau đó giảm dần theo thời gian. Ngoài ra còn phụ thuộc vào giới tính và hoạt động tình dục – đàn ông trên toàn cầu có làn da nhờn hơn phụ nữ.
III.4 Da hỗn hợp
Đây là loại da phức tạp bao gồm các loại da đã kể trên đồng thời tồn tại. Và có thể kết hợp với các vấn đề về mụn trứng cá, da nhạy cảm…
IV. Các đặc điểm sinh lý của da
IV.1 Yếu tố dân tộc
 Trên phương diện cảm quan ta thấy rằng sự khác biệt về chủng tộc là rõ ràng. Ví dụ: người châu Âu da trắng, châu Á da vàng, châu Phi da đen. Vậy câu hỏi đặt ra là có sự khác nhau về cấu trúc da giữa các dân tộc không. Điều này rất quan trọng vì nếu sư khác nhau là có ý nghĩa thì các dòng mỹ phẩm tốt cho dân tộc này chưa chắc tốt cho dân tộc khác.
Các dân tộc khác nhau
Các nhà khoa học về da liễu và mỹ phẩm đã trải qua 30 năm nghiên cứu để kết luận rằng không có sự khác biệt về mặt cấu trúc da của các dân tộc trên thế giới. Sự khác nhau về bề ngoài là do khác nhau về các axit amin và các sắc tố trong da. Tuy nhiên người da đen có lớp sừng dày và liên kết mạnh với các lớp dưới hơn người da trắng. Điều này đòi hỏi bạn phải tính đến các hoạt chất có khả năng loại bỏ và tái tạo mạnh hơn trên loại da này.
Một biểu hiện khác của da lão hóa là nếp nhăn. Các nhà khoa học đẫ chứng minh rằng nếp nhăn xuát hiện nhiều hơn trên người da đen và ít hơn ở người da trắng và thấp nhất là người da vàng. Sự gia tăng nếp nhăn ở mắt của phụ nữ châu Âu là tăng đều theo từng năm nhưng đối với phụ nữ châu Á thì không. Các nếp nhăn của phụ nữ châu Á theo hai giai đoạn chính là trước 50 tuổi quá trình hình thành nếp nhăn ở mắt rất chậm nhưng khi qua giai đoạn này thì quá trình hình thành nếp nhăn diễn ra rất nhanh và nhiều nếp nhăn hơn phụ nữ  châu Âu cùng tuổi. Vì vậy khi còn trẻ bạn không cần quá quan tâm về nếp nhăn vùng mắt nhưng khi về trung niên bạn cần quan tâm nhiều hơn với nó.
IV.2 Giới tính
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có rất ít sự khác biệt giữa da nam giới và nữ giới trên toàn thế giới. Các nghiên thừa nhận rằng da nam giới có thể dày hơn chút ít so với nữ giới và khi già hóa da nữ giới thường mỏng hơn da nam giới. Các nhà mỹ phẩm ngày nay thường chú trọng vào mùi hương để tiếp thị nhiều hơn là nghiên cứu các sản phẩm dành riêng cho nam giới. Vì chúng không có sự khác biệt với nữ giới, chúng hoạt động theo cùng một cơ chế. Ví dụ: các sản phẩm có nguồn gốc từ hoa hồng thường có mùi thơm dịu nhẹ, chúng được xem là phù hợp với nữ giới hơn vì đàn ông thích những mùi hương manh mẽ hơn.
IV.3 Độ tuổi
Độ tuổi là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong nghiên cứu về da. Cơ thể con người bị lão hóa liên tục theo thời gian đồng thời kéo theo các bệnh lý về da làm cho da già đi nhanh chóng. Việc duy trì dưỡng ẩm cho da sẽ trì hoãn quá trình lão hóa mạnh mẽ.
Các nếp nhăn ban đầu là các đường cơ bản rất khó nhận thấy bằng mắt thương, các chuyên gia phải dùng các phương pháp hiện đại như kính hiển vi, phương pháp siêu âm để nhìn thấy các đường cơ bản này. Theo thời gian chúng sẽ thành nếp nhăn đặc biệt mãnh mẽ khi độ tuổi ngoài 40. Điều này là không thể tránh khỏi.
IV.4 Vị trí da trên cơ thể
Đây cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Tuy trên cùng cơ thể bạn nhưng tại các vị trí khác nhau thì tính chất da cũng khác nhau. Ví dụ: da vùng trán sẽ dày hơn da vùng cánh tay, cũng như trên mặt, ngực, vai cũng khác nhau. Ngoài sự khác nhau về độ dày còn có sự khác nhau về độ nhám giữa các vùng da mặt, cổ, vai… Không những thế mà còn khác nhau về pH. Một trong những nguyên nhân dẫn đến mụn lưng là do bạn sử dụng nước cứng để tắm rửa. Mỗi lần bạn tắm bằng nước cứng da mất 24 tiếng để tái tạo pH như bình thường. Do đó tuân thủ các biện pháp riêng cho từng khu vực là điều cần thiết.
Bạn đọc thân mến, cảm ơn bạn đã đọc hết bài của mình! Nếu bạn có bất kỳ ý kiến gì thì hãy bình luận phía dưới chúng ta sẽ bàn luận sâu hơn!