Một chút bình luận không chuyên nghiệp về vấn đề đạo đức và nghệ thuật về phim DAU Natasha và DAU Degeneration của hai đạo diễn người Nga Ilya Khrzhanovsky và Jekaterina Oertel. ( Và đa số là từ đối thoại giữa tôi và một người bạn. Tạm gọi là J)
Nếu bạn là một người mê những bộ phim mang tính nghệ thuật hoặc theo dõi một số giải thưởng phim ở Châu Âu thì ít nhiều cũng có thể biết đến tác phẩm này. Và điều hiển nhiên là ... tôi không thuộc thể loại đó, chỉ là lâu lâu muốn bổ túc một số cảm nhận về nghệ thuật mới đụng chạm tới những phim đặc biệt như vậy. Việc tôi biết được phim này cũng do J, một người học nghệ thuật đã giới thiệu cho tôi và cho rằng đó là một trong những ví dụ tốt cho triết học nghệ thuật. Nhưng liệu có thật sự là như thế?
Để nói về bộ phim, nó như một khuôn viên thí nghiêm siêu lớn với nội dung là một xã hội Liên Xô thu nhỏ, một thể chế Cộng Sản với tư tưởng của Stalin được tiếp tục phát triển cho đến hiện nay chứ không chỉ dừng chân ở năm 1991. Đạo diễn mời đến khoảng 400 diễn viên, họ ăn mặc, cử chỉ, lời nói đều dùng thuật ngữ hoặc lối sống của Liên Xô, còn lại là không có cốt truyện bắt buộc, diễn viên có thể tự phát huy nhân vật mình đang diễn (đa số là tương đương với con người họ ngoài đời sống thật.). Chi tiết có thể tìm hiểu thêm trên mạng.
Image from DAU Facebook cover page.
Image from DAU Facebook cover page.
Cả một dự án như vậy đã hoạt động 3 năm, với số lượng giờ phim thu được là 700 tiếng. Cho đến hiện nay là mới có 2 bộ được ra mắt (DAU. Natasha tổng thời lượng 2 tiếng 25 phút, DAU. Degeneration 6 tiếng 9 phút.) phía sau sẽ được ra thêm. Như vậy thành quả 700 tiếng đã nói lên những gì về dự án này? tại sao thay vì gọi là phim drama, nhiều người lại gọi là thí nghiệm? Cũng có người nói đây là sự kết hợp giữa 'The Truman Show' và 'Stanford Prison Experiment'. Nói tới đây, có lẽ sẽ biết được đây là một bộ tác phẩm muốn giải phẩu tính người và phê phán một số vấn đề về chế độ Cộng Sản dưới thời Liên Xô. Nhưng hiệu quả của nó như thế nào?
Nếu bạn là một người không quen với máu me hoặc những màn ảnh tẩy não, khỏa thân, tra tấn tình dục v.v. thì vẫn hy vọng là chuẩn bị tâm lý trước khi xem. Nếu bạn lười quá, muốn biết luôn bộ phim này có cái kết như thế nào thì mình đã rút gọn như tiêu đề. Nhưng, đó là bình luận của riêng tôi và ở dưới sẽ giải thích vì sao. Vẫn có người cảm thấy đây là một tác phẩm nghệ thuật đáng ghi nhận ( như J). Còn trên mạng thì vẫn có nhiều tranh cãi khác nhau.
Tới đây, thì việc giới thiệu với dẫn dắt chủ đề đã hoàn thành (yeeeee, it just a beginning). Câu hỏi chính của tôi và J khi bàn luận về bộ phim này là: quan hệ giữ luân lý, đạo đức và nghệ thuật có khả năng tách rời hay không? một người có thể theo đuổi đỉnh cao của nghệ thuật mà mặc bỏ luân lý hay không?
Image from MUBI.
Image from MUBI.
Đầu tiên là đáp án của J. J cho rằng triết học chỉ có thực tiễn mới có khả năng bộc lộ bản chất của sự vật sự việc, trong nghệ thuật của tương đương, nên giảm tránh sử dụng ngôn ngữ mà trực tiếp dùng hành động để chứng minh. Về mặt phương pháp sáng tác, sử dụng performance art là một trong những cách thiết thực nhất và lý tưởng nhất để thực tiễn triết học. Cho nên, J cho rằng nghệ thuật nên được tách biệt khỏi luân lý đạo đức, vì J cho rằng luân lý là một hệ thống ngôn ngữ cản trở nghệ thuật phát triển tư tưởng mỹ học. Suy ra để đảm bảo nghệ thuật có được sáng tác tự do, luân lý có thể bị bãi bỏ để phục vụ cho lý tưởng tốt đẹp.
Điều tôi có thể đồng ý ở đây là quan hệ giữa nghệ thuật và đạo đức luôn luôn ở một vị trí khá là xung đột với nhau, nghệ thuật có thể cung cấp lý do để đi ra ngoài vòng của đạo đức và cho con người được suy nghĩ những điều mình đã cho rằng hiển nhiên mà thật chất còn nhiều điểm yếu trên đạo đức. Nhưng lý do đó không phải là để tác giả hợp lý hành động của mình và lý do như vậy chỉ có tác giả nên biết, nên suy nghĩ kỹ lưỡng khi đưa ra hành động. Vì thật chất nghệ thuật đi ra ngoài vòng đạo đức mà để đạo đức được xem xét lại thì làm sao đảm bảo được nghệ thuật không có mối quan hệ gì với đạo đức? Nếu mà luân lý là một hệ thống ngôn ngữ trói buộc, vậy hành động làm ra trong nghệ thuật để khán giả có thể tham dự và hiểu biết có khác gì một hệ thống ngôn ngữ riêng không? Như vậy phản ngược lại, nghệ thuật có phải cũng có thể trói buộc sự phát triển của luân lý?
Với tôi thì đáp án đều là không. Để giải thích thì phải nói về hiểu biết của tôi về luân lý và nghệ thuật, cả hai đều là lĩnh vực thuộc phần giá trị, chỉ có giá trị mới phản ánh được luân lý được tạo dựng và đưa vào sử dụng, nghệ thuật được cũng cần giá trị để được người hiểu biết và tận hưởng. Như vậy giá trị ở đây là một đảm bảo cho ý nghĩa của luân lý và nghệ thuật được tồn tại. Vậy làm thế nào để khẳng định giá trị của nghệ thuật và luân lý? Đó là từ giao tiếp giữa người và người. Để cho một tác phẩm nghệ thuật được trở nên có giá trị là phải cần được sự tham dự của khán giả (recommend xem một số phim của Marina Abramovic) suy ra nghệ thuật hoặc luân lý đều dựa vào giao tiếp của con người để khẳng định giá trị từ đó mà tiếp tục tồn tại.
Đối với bộ phim này, có một cuộc phỏng vấn rất thú vị là khi phóng viên hỏi đạo diễn là có suy nghĩ gì về diễn viên đóng vai Natasha trong phim có những cảnh tra tấn tình dục gần như là "thật" (tại vì camera không thể theo sát diễn viên ở mọi mặt 24/24 nên cũng không khẳng định được sự thật là như thế nào), nhưng đạo diễn trả lời:"Đó là người tôi kiếm ở khu đèn đỏ, tôi không quan tâm.". Khoan hãy phê bình thái độ xem thường của tác giả mà suy nghĩ thử: Nếu một tác phẩm nghệ thuật có thể bải bỏ luân lý đạo đức để đạt đến mục tiêu vậy có thể khả thi không? đáp án của tôi là kết hợp với đoạn trên, tỉ lệ gần như không thể.
Image from European Film Awards
Image from European Film Awards
Để ví một tác phẩm hoặc tư tưởng được sáng tác ra thành quá trình sinh sản một đứa trẻ. Vậy đứa trẻ sinh ra ở đây không phải là người cha người mẹ có trách nhiệm nuôi nó lớn khôn, mà thật chất là phải dựa vào lời hứa hẹn của cha mẹ về đảm bảo sự hợp pháp (cũng có thể hiểu là giá trị) của đứa trẻ được sinh ra ( vì tác phẩm sinh ra sẽ như là một đứa trẻ biết nói, biết suy nghĩ, biết giao tiếp, có một tinh thần riêng biệt, nhưng lại không tránh khỏi yếu tố di truyền). Về với bộ phim, thì theo tôi, đạo diễn từ đầu đến cuối không hề có một lời quan tâm hoặc cân nhắc tới hứa hẹn đảm bảo cho giá trị và bản chất của phim này khi sinh sản. Suy ra,'DAU' đối với tôi vẫn chưa mang giá trị nghệ thuật quá cao và còn thiếu rất nhiều yếu tố để bàn về triết học. Cho nên tôi mới cho rằng một đứa trẻ không được đảm bảo giá trị của nó khi đến với thế giới này không khác gì tác giả đang thủ dâm để thỏa mãn bản thân.
Về mặt khác, không phải là tôi đánh giá thấp về 'DAU', thật sự mà nói, tôi cảm thấy bộ phim này rất đặc biệt từ suy nghĩ đến cách thể hiện trước màn ảnh. Khi xem tôi cũng nghĩ đến một ví dụ như Disneyland (tôi cũng lấy nó ra so với phim 'Westworld' của Lisa Joy và Jonathan Nolan). Có thể 'DAU' như là một khuôn viên ngoài thế giới hiện tại như Disneyland thì tại sao người sau lại có thể được chấp nhận mà 'DAU' thì lại đáng phê bình? có đơn giản là vì không hợp luân lý của đời sống bình thường? hay là quá thiết thực để mọi người có thể tận hưởng trên màn ảnh mặc dù biết rằng sau 6 hoặc 8 tiếng rưỡi sau mình vẫn có thể an toàn rời đi? Với vấn đề như thế lại là một bàn luận khác nữa, mong là có cơ hội tôi sẽ làm một bài viết về nó...
Về kết, nói chung tận hưởng một bộ phim hay tác phẩm nghệ thuật có nhiều mặt và đủ kiểu, mỗi người một cách, chả phải có luật lệ gì để yêu cầu người xem phải tuân theo, sự tham gia, giao lưu của khán giả với tác và tác phẩm mới là điều làm nên nghệ thuật vào thời buổi này(What matter is the issue behind art, not the art itself.). Nhưng với tôi, đi học hỏi về những lập luận nọ kia vẫn là điều thiết yếu để cho mình có một gốc nhìn mở rộng và sâu, có một tư duy phản biện và quan trong hơn nữa là sự giao tiếp giữa người với người.