Cái giá của Tự Do
Một cậu bé nhìn vào các binh sĩ người Iraq qua cửa kính một chiếc xe Humvee. Vào tuần trước, sau ba năm kể từ khi Nhà nước Hồi giáo...
Vào tuần trước, sau ba năm kể từ khi Nhà nước Hồi giáo IS chiếm Mosul, thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã tới nơi đây để tuyên bố giải phóng sau 9 tháng chiến đấu không ngừng nghỉ cho đến khi những tấc đất cuối cùng hoàn toàn được tự do.
"Tại đây tôi tuyên bố sự thất bại và sụp đổ của Nhà nước Hồi giáo và chủ nghĩa khủng bố." al-Abadi tuyên bố trong một bài phát biểu vào thứ Hai.
Nhưng cái giá phải trả khi IS phản công làm mọi người phải bàng hoàng. Nhà cửa ở các thành phố lớn như Mosul hay Fallujah bị phá hủy. Hàng chục ngàn người Iraq chết hoặc bị thương, những nhóm tôn giáo nhỏ như người theo Công giáo phải đối mặt với những vụ thảm sát hàng loạt. Mặc dù Mosul đã được chính phủ kiểm soát trở lại nhưng những thành phố như Tal Afar và Hawija vẫn bị IS chiếm đóng. Trong lúc đó, hàng trăm nghìn người Iraq phải lâm vào cảnh bần cùng ở khắp các trại tị nạn, chờ đợi vào một tương lai mờ mịt.
Cengiz Yar, một phóng viên nhiếp ảnh ở Iraq đã ghi lại những bức hình trực quan nhất về thời kì đen tối này của Iraq, trong đó có những chiến dịch quân sự để chiếm lại Mosul, những tác động của nó tới dân thường và sự bền bỉ của người Iraq sau nhiều năm chịu đựng đổ máu và sự thống trị độc tài. "Tôi đã từng nhìn thấy nhiều người chạy qua vùng ngắm bắn của các tay súng bắn tỉa để thoát khỏi IS. Những người mất nhà cửa và người thân sẽ tự hỏi rằng cuộc sống của họ còn lại gì sau toàn bộ chuyện này?
Lực lượng liên minh chống lại Nhà nước Hồi giáo IS phần lớn là Đặc nhiệm Iraq, quân đội Iraq, cảnh sát Liên bang và Đơn vị tác chiến khẩn cấp, quân đội Hoa Kì và các bên khác cung cấp không lực hỗ trợ.
''Quân đội Iraq đã phải trả một cái giá quá đắt - mỗi người tôi nói chuyện cùng đều mất bạn bè hoặc người thân, và nhiều người trong số đó đã bị thương trong chiến đấu khoảng 3-4 lần''. ''Sau khi phải chiến đấu trong thời gian dài, họ bị thương, được băng bó và quay trở lại chiến trường ngay khi có thể.''
Cuộc chiến với IS là chương cuối trong một series các cuộc xung đột đã hủy hoại xã hội Iraq, từ chiến tranh với Iran vào những năm 1980, rồi đến chiến tranh vùng Vịnh, và cuộc xâm lược của Mỹ vào năm 2003. Nó đã gây ra không khí tuyệt vọng khắp đất nước này.
''Các binh sĩ người Iraq nói với tôi rằng họ nghĩ cuộc xung đột này sẽ không bao giờ chấm dứt, nếu IS bị tiêu diệt thì nhiều người tin rằng có thứ gì đó như ''IS 2" chẳng hạn.'' Đất nước Iraq sẽ không bao giờ được bình yên như trước.
Bài gốc tại trang The Intercept các bạn có thể đọc ở đây.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất