Cốc trà sữa bay 1700km
Một hai năm trở lại đây, trà sữa trở thành trào lưu của giới trẻ, xuất hiện loại bệnh mới, gọi là "nghiện trà sữa". Từ những cốc trà...
Một hai năm trở lại đây, trà sữa trở thành trào lưu của giới trẻ, xuất hiện loại bệnh mới, gọi là "nghiện trà sữa". Từ những cốc trà sữa vỉa hè chỉ chưa tới 10 nghìn đồng, dần dần những thương hiệu trà sữa nổi tiếng và nổi trung bình tiến quân thần tốc vào địa bàn Hà Nội, đóng chiếm túi tiền của không chỉ các bạn trẻ mà cả của các bậc cha mẹ chiều con cái. Có những tuyến đường mà 1km có tới cả chục thương hiệu trà sữa, những dãy phố như Chùa Láng được giới trẻ đổi tên thành phố trà sữa. Những tưởng thế là đủ đáp ứng nhu cầu của giới trẻ, nhưng không, vẫn có những thương hiệu nổi tiếng như KOI hay Phúc Long kiên trì không đánh chiếm thị phần Hà Nội. Thế nhưng "Vỏ quýt giày có móng tay nhọn", các anh không ra Hà Nội thì giới trẻ Hà Thành lại có dịch vụ nhận ship KOI, Phúc Long và bánh mỳ Huỳnh Hoa từ Sài Gòn ra.
KOI và Phúc Long vẫn luôn được đánh giá cao về độ ngon trong các dòng trà hiện nay. Phúc Long thì nổi tiếng với hương trà thơm, còn KOI thì là dòng Macchiato siêu ngậy và cuốn. Giá đến tay các bạn HN cho một cốc Phúc Long là 50000đ, một cốc KOI là khoảng 70000đ-80000đ chưa kể phí ship nội thành. Đối với nhiều bạn thì để thỏa mãn sở thích thì mức giá đó là chấp nhận đượcThế nhưng liệu mức giá đó có thực sự phục vụ các bạn trẻ một cốc trà đạt tiêu chuẩn?
Trước hết, đa phần đồ uống được thiết kế ra đều được thưởng thức với vị ngon nhất là 2h sau khi pha. Nhiều hãng trà sữa còn in trực tiếp điều này trên vỏ cốc để khách hàng lưu ý.
Thế nên khi đi một hành trình từ quán trà sữa ra sân bay, bay ra Hà Nội rồi lại từ sân bay về nhà chủ shop rồi mới đến tay người tiêu dùng, trà đa phần đã bay hết mùi, không còn mùi trà thơm như thưởng thức tại quán, thế thì đâu còn cái thú của uống trà (dù là trà sữa) nữa.
Thêm đó, với những loại có trân châu như KOI, một trong những lý do thu hút người uống chính là trân châu trắng mềm dai ở đây. Trân châu chính là phần đóng góp mạnh mẽ trong độ ngon của một cốc trà sữa. Trân châu đạt tiêu chuẩn là không mềm quá cũng không nát quá, có thể nhai 5-6 lần trước khi nuốt. Thế nhưng qua một hành trình dài, những viên trân châu đã hấp thụ các chất trong cốc và nở ra rồi chuyển sang cứng, khi nhai sẽ không còn cái thú nữa mà như nhai cho xong, chắc chắn không đáng cho những gì đã bỏ ra cho phần topping đó.
Với dòng Macchiato- dòng hút khách nhất của KOI- thì phần kem Macchiato sau thời gian dài như vậy, cũng sẽ trở lên đặc hơn, dù uống còn vị ngon, nhưng với kem sữa thì việc để lâu là hoàn toàn không có lợi.
Cùng với đó, để có thể bảo quản được lâu và giữ đúng vị, nguyên tắc đóng gói loại trà này sẽ là không thêm đá. Và vì thế, để đảm bảo đủ thể tích cho người mua cũng như vị thì có thể pha chế sẽ phải bỏ thêm lượng đường, nước vừa đủ vào trong quá trình pha. Thế nhưng khi đó, vị trà sữa có lẽ cũng đã biến đổi đi một chút rồi.
Cuối cùng, quan trọng nhất là những cốc trà này đều được đóng gói trong những loại cốc để dùng tại chỗ hoặc tái sử dụng, không phải là để bảo quản trà trong quá trình dài. Sau hành trình xa xôi, thời gian nhiều tiếng đồng hồ, liệu ai có thể đảm bảo rằng những chất bên trong sẽ không bị biến chất? Dù vị trà có thể vẫn thoang thoảng giống, nhưng có lẽ những gì bên trong không đủ để đảm bảo về chất lượng cho người tiêu dùng.
Về cơ bản, những cốc trà sữa bay 1700km vẫn đáp ứng nhu cầu cho các bạn trẻ, vừa có thể thưởng thức trà sữa từ một nơi xa lại vừa có thể chụp ảnh sống ảo, đúng là một công đôi việc. Thế nhưng liệu những cốc trà sữa đó dù được bảo quản và vận chuyển một cách nhanh nhất thì liệu có đảm bảo phục vụ một chất lượng tốt cho người tiêu dùng hay không thì còn là một vấn đề cần được xem lại.
Nguồn tham khảo:
1. Vietblend blog, 2016, 8 sự thật về cốc trà sữa trân châu bạn thường uống, http://vietblend.vn/8-su-that-ve-coc-tra-sua-tran-chau-ban-thuong-uong/
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất