Bản thân mình đọc bài "Nếu không muốn tư duy tồi thì đừng tư duy theo tiếng Việt" của bạn Tornad, thì thấy như bạn ấy đang thả ra những mớ tơ lòng rối bời. Hy vọng, mình có thể giải được phần nào. Dưới đây là những mớ tơ (mình cho là vậy), mình nhặt được theo mạch bài viết.

1. Mình thấy có mâu thuẫn giữa tít và nội dung, vì tác giả thể hiện tư duy một cách mạch lạc bằng tiếng Việt.  Đúng hay sai, hạ hồi tự mình quyết định.
2. Việc không hiển thị vai vế có điểm yếu là sự mập mờ. Vd: 
-He hit him. 
-Who hit whom? 
-Tobe hit his father. 
-That bastard!

3. Về tư tưởng phân vai vế - tư tưởng trọng người ít răng (trọng xỉ), đó được dạy trong gia đình và khu vực sinh sống. Nếu nhà nào dạy con là tuổi tác không mặc định đồng nghĩa với tài giỏi và chín chắn (dạy con thực tế), thì đại từ nhân xưng chỉ đóng vai trò chỉ tuổi tác và mối quan hệ.

4. Về bản ngã không tồn tại độc lập:
-Ở thời điểm hiện tại, từ "tôi" có thể được đưa vào sử dụng. Ở thời đại này, xưng "tôi" là cách thể hiện vị thế độc lập. Xưng "tôi" với người lớn tuổi hơn mà giữ được thái độ tôn trọng thì sẽ vẫn nằm trong vùng lịch sự; tuy đối với người trong nhà, thì sẽ thể hiện sự lạnh nhạt, nên tùy cảm giác mà dùng. Bên cạnh đó, từ "tôi/mình" cũng có thể tự xưng với bản thân. VD: "Tôi/mình thấy tôi/mình dạo này sao sao ấy."
-Từ "tôi" trong "tôi tớ", "tôi đòi" có ý nghĩa khác, là vì ghép với chữ theo sau nó. Tôi tớ sẽ không xưng bằng "tôi" với chủ nếu không muốn thiết lập địa vị độc lập. Từ "tôi" không hẳn có ý bình đẳng ( phải dựa vào ngữ cảnh), nhưng luôn có ý độc lập.
-Việc xưng hô với người trong nhà và xã hội, giống khác ở thái độ. Thái độ chịu sự ảnh hưởng của mục đích. Người xưng hô với người ngoài, thái độ nồng nhiệt như người trong nhà nhằm tạo sự thân mật. Đổi lại, với thái độ lạnh nhạt để tạo khoảng cách.
-"Learning to be" có thể dịch là "học để biết tự mình","học để biết tự thân vận động" hay "học để có ý chí tự lập".
-"I AM WHO I AM... I AM has sent me to you". --> "Tôi chỉ là một sự hiện hữu... Sự hiện hữu đã đem tôi đến với các bạn." --> Hiểu ý là được. Trong tiếng Anh hay tiếng Việt, câu này chứa đựng hàm nghĩa cần giải thích thêm.
-"He would try to be to Dorian Gray what, without knowing it, the lad was to the painter who had fashioned the wonderful portrait." --> "Anh ta có lẽ sẽ, vô hình trung, cố gắng cư xử với Dorian Gray theo kiểu cậu ấy cư xử với người họa sĩ (người đã tạo nên xu hướng với bức tranh tuyệt vời của anh ta)."
-4 qui luật luận lí, có thể dịch nghĩa, nhưng cũng như tiếng Anh, phải cung cấp thêm ví dụ để người đọc hiểu nó thực sự là gì.
a) Everything that is, exists. --> Những thứ có thật, thì hiện hữu.
b) Nothing can simultaneously be and not be. --> Không gì có thể vừa thật vừa không có thật.
c) Each and every thing either is or is not. -->Mọi thứ nhất thiết phải là hoặc có thật, hoặc không có thật.
 d) Of everything that is, it can be found why it is. --> Đối với những thứ có thật, có thể truy ra nguồn gốc và lý do của chúng.

5. Từ "no" trong mỗi câu, mang nghĩa khác nhau:
-Đối với "I have no answer" = "I have 0/zero answer" + "Tôi có 0 lời giải" và "I am no man" = " I have 0/zero quality of a man" và những câu tương tự, phải gáng khái niệm số học vào câu nói.
-"I have no idea", ngoài nghĩa "Tôi không có ý tưởng nào" còn có nghĩa lóng là "Tôi không ngờ".
-Những câu "I have no (O)", "I am no (O)", đều mang nghĩa phủ định, mặc dù hình thức nó không vậy ("không vậy" cũng là một sự thừa nhận cái "không"), nên bài học Phật dạy, nói "nó dạy tôi không bài học" thì có nghĩa là "nó không dạy tôi bài học nào". Bài học của Phật trên dạy về trạng thái Niết Bàn đối với những thông tin lan truyền, tiếng Anh là nirvana.
-"I love talking about nothing" --> "Con thích nói chuyện (về những thứ) vớ vẩn".
-"I know that I know nothing" dịch ra "Tôi biết rằng tôi không biết gì cả", người Việt vẫn hiểu đúng vì cũng hay dùng câu tương tự để chửi "Mày không biết gì hết!". Khái niệm của câu này nhằm vào sự thiếu hiểu biết.
==>Đều là những biểu cảm câu có thể giải thích. Giống như tám mươi của tiếng Việt và quatre-vingts (4 cái 20) của tiếng Pháp.

KẾT LUẬN:
-Về đại từ nhân xưng, cần xét hoàn cảnh và thái độ. Có ưu điểm là xác định tuổi tác và mối quan hệ. Nhược điểm là bị gáng với tư tưởng trọng xỉ. Tuy nhiên, tư tưởng trọng xỉ có thể bị triệt tiêu theo thời gian theo xu hướng hội nhập quốc tế. Còn về việc ai dùng với thái độ ám chỉ sự thân mật lẫn lộn giữa thân và lạ lại là vấn đề của người đó.
-Những câu trong tiếng Anh đem ra làm mẫu, có thể dịch nghĩa sang tiếng Việt. Cho nên, bản thân tiếng Việt, là công cụ, có khả năng truyền tải tư duy một cách không tồi.
-Tư duy là trạng thái hoạt động của con người, không phải của ngôn ngữ, nên tư duy tồi, là do con người có khả năng tư duy tồi. Tiếng Việt thể hiện tư duy tồi là do con người dùng tiếng Việt có tư duy tồi. 
-Tư duy là cái có thể học từ một ngôn ngữ khác, với điều kiện là bản thân phải có khả năng tư duy. Nếu một người không cảm thấy vui trên nỗi đau của người khác bao giờ thì sẽ gặp khó khăn để học từ Schadenfreude (họ phải học cái kiểu tư duy đó để nhớ cái từ đó). Một khi đã thông, học giả có thể truyền tải tư duy đó sang tiếng khác và được hay không thì tùy vào trình độ và khả năng sáng tạo của người đó.