Gần như khi yêu người ta đều thay đổi (tích cực hoặc tiêu cực) vì người mình yêu. Nó như là cách mà ta tạo dựng lòng tin và thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa hai người lại với nhau. Đôi khi là một thói quen dậy sớm chẳng hạn, và có lúc là đọc sách để giống như "người ấy". Sẽ chẳng ra sao nếu nó chỉ có mặt tốt, tất nhiên, cuộc sống như cái mà Rô bớt Chen nói "bạn không có thứ tôi cần". Chẳng ai sống vì ai được, thành thật mà nói thì khi ta sống vì người khác thì một phần nhỏ trong đó ta đang sống vì bản thân mình. (Có lẽ nếu bạn là một người ăn chay trường và yêu hòa bình bạn sẽ nghĩ tôi là dị giáo, nhưng "làm sao ta có thể yêu người khác khi bản thân ta còn không thể yêu bản thân mình" - Minh Niệm nói vậy đấy). Tóm lại của đoạn này là: tạo thói quen là tốt đấy, nhưng nếu thói quen đó được tạo ra chỉ vì hài lòng người khác thì không tốt tí nào.

Tại sao lại vậy? Bạn biết đấy, tôi không nghĩ rằng bạn lạc quan đến nỗi tin rằng mình sẽ cưới người ấy và sống hạnh phúc cả đời. Ý tôi là nhỡ đâu ( thật ra thì phần lớn là) chia tay thì sao? Khi đó, bạn không cần phải dạy sớm để chạy bộ với người ấy (thật ra người ấy cũng thế), và cũng chẳng cần phải đọc sách để thu hút người ta (bởi bản chất bạn không thích điều này). Và đôi lúc nó phản ứng ngược, sau chia tay người ta có xu hướng bỏ bê bản thân hơn, hút thuốc, bia bọt các kiểu....con trai nó vậy (con gái thì tôi chịu, tôi đâu phải con gái). Cũng may là chia tay, tin tôi đi, cũng may đấy. Nếu 2 người cưới nhau về thì..... "Vỡ mộng sau hôn nhân" là thuật ngữ chỉ những cập vợ chồng son bất đồng sau khi cưới. Điều này không phải do họ khác nhau ( thật ra họ khác nhau từ trước), "Hiệu ứng sân khấu" chính là chiếc đèn pha làm lóa mắt biết bao nhiêu người. Nó hoạt động thế này. Khi bạn gặp "anh ấy" lần đầu. Bạn có cảm tình bởi một thứ gì đó ví dụ như hài hước, đẹp trai, ga lăng, bla bla,.... Lúc này tâm trí của bạn bị "Neo" lại với định kiến "anh ấy quá tuyệt nên nhìn đâu thì em cũng duyệt". Dù "người ta nói" "đừng quá tin". Nhưng vì anh ấy vừa "yêu động vật", "biết đánh đàn", "biết nấu ăn", "thích đọc sách", "body 6 múi",... Bạn không thoát được "hiệu ứng sân khấu". Ánh đèn sân khấu quá chói để bạn nhìn rõ anh ta. (Thực chất anh ta vẫn không có gì xấu, chỉ vì niềm tin trong lòng bạn (học môn Thương Hiệu để hiểu rõ hơn) xem anh ta như một ngôi sao. Khi "ánh đèn" tắt đi thì.....như hót boi đeo khẩu trang vậy). Và thế là khi 2 đứa dắt nhau về "một nhà" thì cũng là lúc ánh đèn cũng phải tắt thôi, bởi bật lên cho ai xem, dù sao cũng "động phòng hoa chúc" rồi. Sau khi cười người phụ nữ chỉ có thể nói một câu thôi "Bà Sai Rồi", còn người đàn ông thì chỉ biết lắc đầu "tiêu rồi". Nhưng dù sao thì nếu sống với nhau, chịu đựng giỏi thì cũng quen thôi. :)) Đó là nếu...

Thật ra thay đổi là điều tốt, bởi "chẳng ai tắm hai lần trên một dòng sông". Nhưng cái thay đổi đó phải xuất phát từ tâm của chúng ta chứ không phải vì ai đó. Ai đó chỉ là chất kích thích thôi, "phê" hay không là do ta thôi.

Bonus: Người phụ nữ giỏi họ luôn biết cách khiến cho người đàn ông ấy thấy khuyết điểm của mình mà tự thay đổi. Còn ngược lại thì "này, không bỏ thuốc là bà chia tay nhá" (không hút lén tôi thua gì cũng thua, trừ việc tiết lộ con mèo mua ở đâu)