Chuyện của ứng viên #1
Chào mọi người, mình là Phương Nguyễn, mọi người có thể gọi mình là Pam. Hiện tại, mình đang làm việc tại một tập đoàn nhân sự cấp...
Chào mọi người, mình là Phương Nguyễn, mọi người có thể gọi mình là Pam. Hiện tại, mình đang làm việc tại một tập đoàn nhân sự cấp cao ở Hà Nội, với vai trò là một chuyên viên tuyển dụng.
Hôm nay mình muốn lưu lại đây chút kí ức nhỏ xinh về một cuộc điện thoại gần đây của mình với ứng viên.
Sơ qua về background của anh ấy. Anh làm trong lĩnh vực tuyển dụng. Năm nay anh tròn 30 tuổi, nói được 2 ngoại ngữ trong đó ấn tượng với mình hơn cả là Tiếng Thái. Anh từng theo học tại trường Đại học ở Thái và làm ở đấy được 2 năm cho một tổ chức giáo dục với cái tên mà đa số người Việt Nam không-ai-không-biết. Anh đã kết hôn và hiện nay có con 1 tuổi.
Lúc mình nhấc điện thoại chuẩn bị gọi cho anh, nhìn qua tấm ảnh hiền hoà và có phần hơi lãnh đạm của anh trong Resume, thoáng nghĩ rằng anh này có vẻ hơi "hiền" và "cục mịch" quá so với vị trí mình muốn tìm. Nhưng đến lúc bắt đầu đi vào câu chuyện, mình mới biết là ấn tượng mình thấy qua bức ảnh đó là hoàn toàn sai. Anh nhanh nhẹn, hoạt bát và nói chuyện rất có duyên, lại thẳng thắn và cởi mở, và mang một tâm thế đầy hào hứng khi nghe mình chia sẻ về công việc mới.
Điều mà mình nhớ nhất là một khoảng gap tròn 1 năm trong Resume của anh (tính từ tháng 3 năm 2019.) Ngoài ra, mọi thứ anh đề cập đều khá dễ hiểu. Sau khi mình hỏi về vấn đề này, anh vui vẻ chia sẻ rằng khoảng thời gian đó vợ anh sinh con, anh quyết định nghỉ ở nhà để toàn tâm cùng vợ chăm sóc con và xây dựng gia đình. Và vì anh nghĩ điều đó quan trọng hơn tất thảy tại thời điểm đó.
Mình tìm hiểu chế độ nghỉ thai sản dành cho nam giới ở Việt Nam (link). Quả thật nó rất ngắn: 14 ngày. Mình chưa trải qua sinh nở nên mình không biết liệu 2 tuần thì những vết mổ đã lành lặn hẳn chưa. Nếu hai vợ chồng mà không có ông bà nội ngoại ở gần thì ai sẽ tắm táp, xông người, thay tã cho con hay là chuẩn bị thức ăn cho người vợ. Giả sử chỉ có hai vợ chồng, thì liệu 2 tuần có đủ hay không. Mình cũng từng chứng kiến nhiều người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh, sẽ khóc bất chợt vì kiêng cữ quá nhiều, vì áp lực quá lớn từ gia đình chồng, vì thay đổi tâm sinh lý,.. Và có thể vì nhiều lý do khác, trong đó mình nghĩ chắc có lẽ sẽ có lý do: sợ hãi và cô đơn khi không ai ở cạnh san sẻ. Vậy nên, một người chồng ở cạnh vợ tại thời điểm đó chẳng phải khá là lý tưởng hay sao?
Mình đoán là anh cũng có những lí do cá nhân nên không gặng hỏi nữa. Mình nghĩ là đã bị giọng nói trầm ổn và thật thà của anh làm cho thuyết phục lúc nào không hay. Và lúc đó mình cũng có chút trầm trồ mà lỡ buột miệng đánh giá anh là: "một người đàn ông của gia đình". Còn anh, chỉ cười.
Điều thứ hai làm mình nhớ ở anh là mức lương anh kỳ vọng thấp hơn mức lương mà anh đang có.
Hiện tại mức lương anh có là X triệu gross, còn mức anh mong muốn thì lớn nhất cũng chỉ là X-3 triệu gross.
Mình hỏi tại sao ngay sau khi nghe được câu trả lời. Anh lại cười rất thẳng thắn và chia sẻ rằng: Để lên được vị trí đó anh đã bắt đầu tại một vị trí thấp hơn, và cố gắng, nỗ lực qua từng năm tháng. Thậm chí, anh đã có một năm rời khỏi thị trường. Chắc hẳn rằng bây giờ ít ai có lòng offer một mức lương tương đương... Tôi không nghĩ là anh thiếu tự tin trong việc sẵn sàng nhận job có mức lương thấp hơn. Lúc đó tôi chỉ nghĩ anh nhìn mọi thứ theo chiều hướng khá khách quan.
Cuộc nói chuyện qua điện thoại không ngắn, không dài, và khi dập máy xong, tôi lại cảm thấy mình được trân trọng hơn nhiều quá. Làm trong ngành headhunting chưa lâu, nhưng ít khi tôi nghe thấy ai nói lời cám ơn mình nhiều như thế. Mỗi lần nhấc máy gọi bất cứ ai sau đó, tôi lại nhớ đến những câu cám ơn của anh, để rồi thật tự tin, vui vẻ làm tốt công việc của mình.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất