Hồng có một gia đình, Hồng có một chị gái và một em trai, Hồng sống với bố mẹ và ông bà nội. Bà nội luôn thể hiện tình yêu đặc biệt với đứa cháu gái thứ nhất là chị gái của Hồng. Chị gái được nuôi và lớn lên trong vòng tay của bà nội, từ bé đến lớn bà luôn chăm bẵm và đáp ứng mọi nhu cầu của chị gái.
Hồng luôn nghĩ rằng bà nội rất mực yêu chị gái. Hồng luôn cho rằng bà nội luôn nhớ đến chị gái đầu tiên, luôn cho tiền chị gái nhiều hơn so với hai đứa còn lại, luôn luôn dõi mắt theo chị gái cho dù chị ấy du học bên ngoài. Việc chị gái có người yêu hay ăn mặc ngủ nghỉ như nào ở bên kia, bà luôn nhắc mãi không ngừng, giữa cuộc nói chuyện của Hồng với bà luôn một phần có chị gái trong đó, mặc dù Hồng không bao giờ đề cập đến chị gái trong đó.
Hồng lại nghĩ, tình yêu càng lớn thì tổn thương càng nhiều, càng quan tâm thì càng sẽ loạn, hạnh phúc và nỗi đau là hai mặt của một đồng tiền, chúng luôn song hành với nhau, chúng nó gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì thế bà nội và chị gái luôn luôn cãi nhau, cho dù đó là vấn đề nhỏ nhặt, hay chị gái rất nhạy cảm với tất cả mọi thứ liên quan đến bà nội. Hai người trong những cuộc cãi vã không ngừng đem hết lời nặng nề nhất để tổn thương nhau. Bà nội luôn trách mắng đứa cháu gái yêu mình, còn đứa cháu gái thì tỏ vẻ khinh khỉnh bà mình, gần như lần nào cần tiền cô chị gái mới nói chuyện với bà mình, còn nếu không thì gần như không có cuộc trò chuyện tử tế giữa hai người. Bà nội tỏ vẻ cực kì bất bình về việc cô cháu gái lớn đầu mà chưa trưởng thành, đố với người có ơn nuôi dưỡng và cung cấp cho mình lại chẳng thèm hỏi thăm hay nói được một lời tốt đẹp.
Hồng lại nghĩ tiếp, chắc bà nội thực sự thương cô cháu gái đầu của mình, cho dù có cãi nhau bà vẫn luôn ngầm để dành đồ ngon cho chị gái, vẫn mong ngóng chuyện hằng ngày của chị gái, vẫn muốn được chị gái hỏi thăm và trò chuyện. Cho dù bà toàn trách móc chị gái nhưng ẩn sâu trong đó là tình yêu thương và để ý, lại nói ghét-yêu luôn là hai mặt của vấn đề. Khi một người yêu, họ phải chuẩn bị sẵn sàng để ghét người họ yêu. Khi bà nội tuyên bố bà không bao giờ thương chị gái lần nào nữa, Hồng biết bà hẳn phải dính chặt với chị gái về tiềm thức lắm.
Hồng cũng cảm thấy hơi uất ức và thất vọng khi cho rằng bản thân dù sao cũng là người bầu bạn với bà trong thời gian vừa qua, Hồng cho rằng bản thân không đòi hỏi gì ở bà cả, cũng không vòi tiền, luôn luôn lắng nghe và ngoan ngoãn, và không bao giờ cãi lại bà nửa lời. Hồng cũng cho rằng cũng có nhiều người như vậy lắm, có người đối tốt với mình như vậy nhưng họ luôn đuổi theo bóng lưng người khác. Tôi hỏi lại nó, có thực sự là như vậy không?
Hồng hỏi tôi sao lại hỏi câu đấy, tôi trả lời, bởi vì Hồng còn chưa hiểu thế nào là yêu một cách không điều kiện. Hồng cũng giống bà vậy, luôn luôn cho rằng bản thân yêu người khác không để dành điều gì, nhưng nếu thật sự là vậy sao bản thân còn đòi hỏi sự đáp lại hay tình yêu thương từ người khác? Chỉ có lúc nào Hồng hay bà hiểu được thế nào là tình yêu, lúc đấy mới hiểu được ý nghĩa hành động của mình. Người ta luôn xưng danh là trao đi một cách vô điều kiện, vô tâm tư, nhưng ẩn sâu họ luôn mong ngóng một sự đáp lại từ người khác, cả về vật chất hay tinh thần, về gián tiếp hay trực tiếp. Vì thế người được nhận tình yêu của họ không bao giờ hoàn toàn cảm thấy được giúp đỡ, họ luôn cảm thấy một sự không cam lòng, một sự khó chịu và bực bội. Có quá nhiều người trao đi vì tư tâm của chính họ, họ muốn được thể hiện hay bộc lộ một điều gì đó thiếu thốn ở bản thân mình, vì thế họ gắn chặt với người khác.
Hồng nói rằng làm sao có thể có tình yêu vô điều kiện? Tôi nói rằng tình yêu không phải là bản thân yêu người ta vì cái gì đấy ở người ta, bản thân chỉ đơn giản là yêu, không lý do gì cả. Con người có thể rơi vào lưới tình hay nảy sinh cảm giác yêu thương với một người họ còn chưa bao giờ gặp, hay một người xa tận chân trời, hay một người đã mất.... Tình yêu nó là một cảm giác ngọt ngào nảy sinh từ trong lòng bản thân, ngay cả khi tôi ở một mình, bản thân vẫn có thể tạo ra được cảm giác gọi là tình yêu ở bên trong mình. Sao mọi người còn cần người khác để nảy sinh tình yêu, bản thân họ là tình yêu, họ yêu tất cả mọi thứ, họ yêu không có lý do, sao có thể có lý do để yêu? Chỉ khi bản thân họ không thể tự đong đầy bản thân bằng tình yêu, họ mới cần đến người khác. Cũng như bà nội, cũng như Hồng.
Suy cho cùng thì tất cả mọi thứ chỉ là phản chiếu qua tâm trí của họ. Mọi người luôn cho rằng họ biết tất cả, cũng như câu chuyện Hồng kể cũng chỉ là cái sự việc phản chiếu qua con mắt của Hồng, nó đã mất bản chất của sự việc, nó đã không còn ở đấy nữa. Cái Hồng cho là bà nội hay là chị gái, cũng chỉ là một hình ảnh Hồng khác mà thôi, bởi vì tất cả đều được xây dựng trong tâm tưởng của Hồng, mà tâm tưởng chỉ là thứ thông tin được góp nhặt nhãnh từ xã hội, nó chẳng có giá trị gì ngoài việc khiến con người càng ngày đồng nhất bản thân vào mứo thông tin đó. Hồng nói rằng vậy ra tất cả những gì Hồng nói là vô nghĩa ư, tôi không cho rằng nó là có nghĩa hay vô nghĩa, nó chỉ đơn giản là thế thôi, đừng gắn cho nó bất cứ ý nghĩa gì cả, bởi vì những cái con người gắn vào sự việc gần như không phải bản chất sự việc. Ngay cả những phản ứng của bà nội hay chị gái, cũng không thể hiện được họ như thế nào, cũng không thể hiện được bất cứ điều gì. Phải biết rằng hành động của con người, hay cái họ sở hữu,... đều không phải bản chất của họ. Nếu đã vậy thì sao còn phải phân tích, phải mổ xẻ nó ra như vậy, đến cuối cùng tất cả chỉ là suy diễn của tâm trí. Con người cứ tự đưa ra vấn đề, tạo ra vấn đề cho bản thân rồi quay vòng vòng trong đó, để rồi lại đi hỏi người khác làm sao để giải quyết vấn đề cho bản thân. Điều đó cũng là thường tình, tôi nói Hồng đừng cảm thấy tội lỗi vì vấn đề này, chấp nhận nó, ngoài chấp nhận đó em còn làm được điều gì, và lỗi lầm chỉ có thể nhận ra bằng việc nhận thức được, cho nên đó là một điều tốt. Cuối cùng thì Hồng cũng có được cái gì đó để có ngày hôm nay. Tôi ôm lấy em, tôi nói cho dù em như thế nào, tôi vẫn luôn yêu và tin tưởng, không phải bởi vì em là ai, đơn giản là tôi tin vào cuộc sống này.