Chúng ta có nên thần thánh hóa chứng chỉ IELTs mới là đỉnh cao nhất?
Quan điểm về chứng chỉ IELTs
Hiện nay IELTs đang là một trong những chứng chỉ được ưa chuộng nhất đối với học sinh, sinh viên và người đi làm bởi IELTs đánh giá được kĩ càng bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết của tiếng Anh. Từ lúc học cấp 1 và cấp 2 thông thường chúng ta sẽ chuyên sâu về học ngữ pháp, phát âm, từ vựng và viết bài luận còn lên cấp 3 chúng ta sẽ phải quen dần với kiến thức đa dạng liên quan tới cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT. Và IELTs từ khi ra đời cuối thế kỉ XX tới nay đã trở thành một bài thi phổ biến trên toàn thế giới và rất thích hợp cho những ai có ý định du học, định cư nước ngoài, mở trung tâm giảng dạy và là tấm bằng để học sinh xét thẳng vào đại học nếu như được miễn thi Ngoại Ngữ. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều người "thần thánh hóa" IELTs lên và cho rằng có IELTs mới thật sự toàn diện, thậm chí đã có những người họ quá tự cảm thán bản thân khi có bằng IELTs và tự nhận xét mình rằng vì học chứng chỉ này mà mình đã quên mất tiếng mẹ đẻ, hay phí thi IELTs tăng tương đồng với việc nhiều dịch vụ đoán đề, mua đề, chất lượng giảng viên dạy trung tâm về IELTs "trá hình" đằng sau những thước phim được VTV công nhận để đánh bóng tên tuổi. Liệu điều này có đáng hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khía cạnh của chứng chỉ IELTs như nào nhé!
1. Ưu điểm của chứng chỉ IELTs
IELTs bao gồm 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và các bài thi này (trừ nói) sẽ được thi theo hai hình thức: giấy và máy tính. Đa phần các bạn học sinh, sinh viên, người đi làm ở xa địa điểm dự thi IELTs sẽ chọn máy vì thời gian có thể tiết kiệm qua việc mình điền từ, làm trắc nghiệm, gõ bài luận trên máy tính và phần nói sẽ được thi cùng ngày trong phòng riêng với giám thị quốc tế. Trong khi phần viết vốn theo truyền thống mà sẽ phù hợp với những bạn không quen với việc nhìn vào màn hình quá lâu, nơi đăng kí tạm trú/ thường trú ở cùng một thành phố với địa điểm thi và thuận lợi khi kĩ năng chưa thi vẫn có thêm thời gian để ôn tiếp. Hiện nay người dự thi thường chọn hai địa điểm để thi là IDP và British Council. Phần nghe và phần đọc sẽ là những phần mọi người có thể tự học được dù sách Cambridge tái bản năm bao nhiêu thì đều được cập nhật liên tục trên mạng để có tài liệu luyện còn phần nói và phần viết sẽ là những phần khó hơn để đạt tới đúng yêu cầu của giám thị. Đa phần band 5.5 - 7.0 sẽ là những band mọi người dễ đạt qua quá trình luyện đề và trau dồi khả năng từ vựng, chiến thuật làm bài còn 7.5 - 9.0 trở lên sẽ là mức được thầy Đặng Trần Tùng đánh giá là một trong những mức gần như toàn diện về các kĩ năng. Việt Nam mình có thầy Tùng và thầy Kiên đạt 4 con 9.0 nên hai thầy luôn là hai người truyền cảm hứng cho các học viên học IELTs vì quá trình đăng kí thi và nghiên cứu, phân tích khối lượng đề để cho ra những cuốn sách hay. Và rất nhiều trường đại học đã chọn IELTs là phương thức xét tuyển kết hợp chiếm nhiều phần trăm so với điểm thi tốt nghiệp nên có rất nhiều học sinh có lợi thế khi ôn IELTs từ cấp 3 và có thêm phần tự tin khi đỗ được trường đại học các em mơ ước. IELTs mang tính học thuật nên đòi hỏi người học phải trải qua quá trình rất lâu để vượt qua được lộ trình học phù hợp với mức độ của mình và cần hiểu rõ mình dùng chứng chỉ để làm gì. Bên cạnh đó, TOEIC và TOEFL, Aptis, VSTEP cũng là những chứng chỉ được ưa chuộng chọn để xét tốt nghiệp tại các trường đại học. Có rất nhiều trung tâm tiếng anh mở ra để dạy IELTs nhưng để chọn một nơi học uy tín cũng không phải là dễ dàng nếu như chúng ta chưa thật sự có động lực để bắt đầu luyện tập từ việc chép chính tả, phát âm, dịch bài, học thuộc từ mới. Nhờ có IELTs mà rất nhiều người đã thành công khi được nhận công việc về dạy chứng chỉ này cũng như du học, định cư nước ngoài dễ dàng hơn và tự tin hơn khi ứng phó khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài.
2. Nhược điểm của chứng chỉ IELTs
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực giáo dục mà IELTs trở thành tấm vé thông hành với nhiều người khao khát đạt đến đỉnh cao chinh phục Tiếng Anh nhưng mặt trái của chứng chỉ này cũng nằm ở cách mọi người vận hành, "thần thánh hóa" về nó. Đáng lo nhất là khi có rất nhiều trung tâm tiếng anh đã bị "bóc phốt" vì giảng viên "lùa gà" luôn cố tình "fake" bằng để chào mời học sinh, hứa hẹn cam kết đầu ra như ý tuy nhiên khi bị phát hiện họ cũng có thái độ chống đối chính vì thế mà chất lượng không được đảm bảo và số tiền bỏ ra không xứng đáng để học với một người giảng dạy "dởm" như vậy. IELTs mang tính học thuật nên đôi lúc rất nhiều người tự cao và đem chứng chỉ này so sánh với TOEIC, TOEFL,...hay thậm chí nhiều người cùng học IELTs rất dễ tranh cãi với nhau chỉ vì ai thi trước, thi sau đề không chuẩn chỉnh về độ hoàn hảo của nó chính vì vậy làm những người đang từ con số 0 với việc học Tiếng Anh không biết phương hướng nên học gì để xét tốt nghiệp, đi làm. Thậm chí điều tiêu cực nhất là rất nhiều group hay người từng thi IELTs mở bán dịch vụ đoán đề IELTs, mua đề IELTs với giá cao để người sắp thi có thể đạt được số điểm như cam kết và chính điều này làm mất uy tín đối với mảng dịch vụ, giáo dục, tính minh bạch trong một bài thi quốc tế được công nhận rộng rãi toàn thế giới. Vì vậy mà thay vì chúng ta cho rằng có IELTs mới là hoàn hảo, chúng ta nên đặt câu hỏi rằng: "Nếu mình học IELTs, nó sẽ dùng để làm gì?"; "Mình có vận dụng được trong cuộc sống hay không?"; "Nếu học thì mình nên học ở đâu và tính đến chuyện dài hạn về mục tiêu học như nào?"
3. Kết luận
Khi chúng ta thật sự nghiêm túc với việc học tiếng Anh và xác định kĩ rằng mình nên dùng chứng chỉ nào, chọn một người định hướng đúng cho mình ra sao, chứng chỉ đó có ích gì trong tương lai thì việc chúng ta học IELTs hay chứng chỉ nào đều cũng sẽ được đơn giản hóa hơn. Và bài thi tiếng Anh quốc tế nào cũng đều được tôn trọng như nhau và đáng để tất cả mọi người cùng thử sức để đánh giá trình độ và phục vụ cho đúng mục tiêu của bản thân.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất