Chiến tranh có thực sự vô nghĩa? Tầm quan trọng của góc nhìn đa chiều.
Từ bé đến lớn, ta đều được nghe về việc phải tôn trọng hòa bình, phản đối chiến tranh. ...
I. Chiến tranh có thực sự vô nghĩa?
Từ bé đến lớn, ta đều được nghe về việc phải tôn trọng hòa bình, phản đối chiến tranh.
Hậu quả đáng kể của chiến tranh là thiệt hại về người, với số người thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh khó có thể thống kê được, gia đình tan vỡ và cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề. Chiến tranh gây tàn phá tài sản, làm mất đi rất nhiều công trình và thành tựu văn minh mà không thể khôi phục được.
Mỗi khi tôi nghe được một ai đó nói về chiến tranh, câu đầu tiên hoặc câu cuối của họ sẽ luôn là "chiến tranh vô nghĩa". Tôi dám cá rằng, cái câu đó các bạn cũng đã được nghe quá nhiều rồi. Và cái câu "lợi ích của chiến tranh" thì chắc là đến 99% các bạn chưa nghe bao giờ đâu nhỉ? Mặc dù thật dễ dàng khi chỉ ra nó. Vậy tại sao bây giờ, khi đọc bài viết này tại sao bạn không thử dành ra năm phút để liệt kê về những lợi ích của chiến nhỉ?
Được rồi, nếu giờ, sau khi suy nghĩ bạn vẫn không thể tìm ra hoặc bạn không rảnh để bỏ ra năm phút suy nghĩ về một thứ bạn cho là vớ vẩn (hoặc không) thì dưới đây là danh sách của những phát minh và thành tựu quan trọng trong chiến tranh mà nó thực sự trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống hằng ngày:
1.Internet:
Ban đầu, Internet được phát triển bởi Quân đội Hoa Kỳ với tên gọi ARPANET để tạo ra một hệ thống mạng nội bộ an toàn và chịu tải trọng cao. Tuy nhiên, sau này Internet đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc truyền thông, trao đổi thông tin và kết nối toàn cầu.
2.Radar:
Radar ban đầu được phát triển để phục vụ cho quân sự trong việc phát hiện, theo dõi và nhận biết các mục tiêu trên không. Tuy nhiên, sau này radar đã được ứng dụng rộng rãi trong hàng loạt các ứng dụng từ giám sát thời tiết đến kiểm soát giao thông hàng không.
3.GPS (Global Positioning System):
GPS được phát triển ban đầu bởi Quân đội Hoa Kỳ để hỗ trợ việc định vị và định tuyến trong các hoạt động quân sự. Tuy nhiên, ngày nay GPS đã trở thành một công nghệ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, từ điều hướng trên xe hơi đến hệ thống định vị trong điện thoại di động.
4.X-quang:
X-quang ban đầu được phát triển để chẩn đoán các vết thương và thương tích ở lính chiến trường. Sau này, nó đã trở thành một công cụ y tế quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý và tìm hiểu cấu trúc bên trong cơ thể con người.
5.Từ điển Oxford:
Từ điển này được phát triển trong năm 1884 với mục đích là một công cụ hỗ trợ cho việc dịch thuật và phục vụ cho quân đội Anh. Tuy nhiên, nó đã trở thành một trong những nguồn tài nguyên chính thống nhất và quan trọng nhất trong việc tra cứu từ vựng và nghĩa của từ trong tiếng Anh.
6. Eniac (Electronic Numerical Integrator and Computer) :
EMIAC là một máy tính điện tử đầu tiên của Anh, được phát triển vào thập kỷ 1940 với mục đích chính là hỗ trợ công việc phức tạp của quân đội Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự thành công của EMIAC đã khơi dậy sự quan tâm và nỗ lực trong việc phát triển và cải tiến các loại máy tính điện tử sau này. Đến đây, bạn có thể nói rằng những phát minh đó vẫn có thể được phát minh ngay cả khi không có chiến tranh. Nhưng, mấu chốt quan trọng và không thể chối cãi rằng những phát minh này được phát triển ban đầu vì chiến tranh hay nói cách khác, chiến tranh đã giúp cho chúng ta có những phát minh này. Hay, chiến tranh chính là nhu cầu ban đầu để cho con người chú ý vào những phát minh này và phát triển nó. Nếu không có nhu cầu chiến tranh thì thực sự không biết bao giờ ta mới có nhu cầu hoặc sự quan tâm tới những phát minh này.
EMIAC là một máy tính điện tử đầu tiên của Anh, được phát triển vào thập kỷ 1940 với mục đích chính là hỗ trợ công việc phức tạp của quân đội Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự thành công của EMIAC đã khơi dậy sự quan tâm và nỗ lực trong việc phát triển và cải tiến các loại máy tính điện tử sau này. Đến đây, bạn có thể nói rằng những phát minh đó vẫn có thể được phát minh ngay cả khi không có chiến tranh. Nhưng, mấu chốt quan trọng và không thể chối cãi rằng những phát minh này được phát triển ban đầu vì chiến tranh hay nói cách khác, chiến tranh đã giúp cho chúng ta có những phát minh này. Hay, chiến tranh chính là nhu cầu ban đầu để cho con người chú ý vào những phát minh này và phát triển nó. Nếu không có nhu cầu chiến tranh thì thực sự không biết bao giờ ta mới có nhu cầu hoặc sự quan tâm tới những phát minh này.
Ngoài ra, ta cũng có thể thấy rằng, chiến tranh cũng là một nguồn áp lực cực lớn (có lẽ là lớn nhất chỉ trừ sau áp lực diệt chủng nhân loại) để cho chính con người có áp lực để có thể đưa đến những phát minh quan trọng. Có thể nói rằng về bản chất, chiến tranh cũng giống cuộc đấu đá hay ganh đua giữa những đứa trẻ cả, chúng muốn, chúng thèm khát nên chúng nỗi lực tìm mọi cách để đạt được điều đó khác ở cái chỗ chiến tranh thực sự rất tàn khốc và khủng khiếp hơn rất nhiều.
Nếu chiến tranh cho ta nhiều lợi ích như vậy. Vậy tại sao ta không ủng hộ chiến tranh?
Chỉ để phòng thôi, nhưng tôi cũng muốn trả lời câu hỏi này để tránh một số tư tưởng nhầm lẫn.
Như đã phân tích ở bài viết chúng ta "gọi" thế nào là một việc làm đúng, ta đã chỉ ra rằng việc gắn một cái mác giá lên một mạng sống là một việc ngu ngốc và vô nhân đạo. Khác với cái dường như là vô giá: Mạng sống con người, những phát minh mà ta đã liệt kê và những lợi ích mà chiến tranh mang lại vốn có thể quy ra thành một đơn vị nào đó nếu được phân tích một cách cụ thể và tỉ mỉ ví nhụ như usd, vnđ, . .
Cái "giá" của chiến tranh là quá đắt đỏ để chúng ta đánh đổi. Và những kẻ khi nói ra lợi ích của chiến tranh để lấy cái cớ thực hiện nó là những kẻ ngu muội.
Lỡ như, chúng ta, đảo lại vấn đề, cái giá của chiến tranh thay vì được nhắc đến mà cái được nói đến là lợi ích của chiến tranh được riêu rao bởi những kẻ ủng hộ chiến tranh thì kết quả sẽ ra sao?
Khi lắng nghe một vấn đề nào đó, đừng làm một người nghe đơn thuần, hãy làm một học sinh, ta phải có những nhận xét, đánh giá cũng như quan điểm về vấn đề mà ta được nghe, xem xét và đánh giá những góc nhìn khác nhau để tích góp và cho ra những kết quả tốt hơn. Như ví dụ của chiến tranh, ta chưa bao giờ nghĩ đến về lợi ích của nó: Một điểm quan trọng khi chúng ta xem xét rằng việc chiến tranh có phải là sai hay không mà ta chỉ là một "thính giả" một kẻ theo sau khi chỉ luôn nghĩ rằng chiến tranh là vô nghĩa. Nó chính là một lời cảnh tỉnh cho ta thấy rằng có thể trong chính cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều vấn đề mà ta không xét đầy đủ về nó và có thể dẫn tới những quyết định thực sự sai lầm.
p/s: Dành cho những bạn nhảy cóc, bài viết này không nhằm mục đích ủng hộ chiến tranh hay bất cứ hành động bạo lực nào. Nó được viết nhằm mục đích chỉ ra tầm quan trọng về việc xem xét cẩn thận các vấn đề và có một góc nhìn đa chiều về nó
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất