Chảy máu và đông cầm máu
Nấu ăn không may con dao quẹt một đường trên ngón tay trỏ, bạn chảy máu.
Đi du lịch và quẹt phải một cành cây nhọn trên đường đi lên Bà Nà Hill, bạn chảy máu.
Nấu ăn không may con dao quẹt một đường trên ngón tay trỏ, bạn chảy máu.
Té xe, bạn chảy máu và thêm một ít đất cát dính vào bề mặt của vết thương.
Nghiêm trọng hơn, những người bị tai nạn lao động và tai nạn giao thông ngoài việc có thể bị chấn thương ngực kín thì việc các mạch máu lớn và máu từ đó bắn ra là điều không hiếm gặp.
Bên cạnh việc điều trị mất máu của con người, tôi sẽ nói về cách cơ thể tự chữa lành cho chính nó khi bạn bị chảy máu.
Cầm máu là quá trình kiểm soát chảy máu tại vị trí bị tổn thương. Khi bạn bị một vật nhọn đâm vào làm rách miếng da, và vô tình làm vỡ các mao mạch nhỏ ở các ngón tay, máu trong lòng mạch không chảy theo một tuyến đường kín nữa mà chúng sẽ tuôn ra ngoài ở nơi có áp suất âm hơn. Tương tự như ống nước bị rỉ hoặc bị vỡ.
Nếu quá trình này diễn ra liên tục, và dù bạn có sử dụng các biện pháp sơ cấp cứu để cầm máu, nếu máu cứ chảy liên tục không ngừng, bạn sẽ chết. Tuy nhiên, chúng ta ai cũng đã từng chảy máu, nhưng chúng ta không chết, nhờ vào sự đông máu.
Quá trình đông máu
Quá trình mất máu được dừng lại nhờ sự hình thành cục máu đông trên thành mạch làm tắc nghẽn các vết rách và không cho máu trong lòng mạch tuồn ra ngoài. Cơ chế cầm máu liên quan đến các mảnh tế bào nhỏ được gọi là tiểu cầu (Platelets) và các yếu tố đông máu (yếu tố I - XIII). Những yếu tố này luôn hiện diện trong máu như quân đội ở dạng không hoạt động, sẵn sàng nhận lệnh và tụ họp tại nơi chiến trường thường trong vòng vài giây sau chấn thương.
Khi mạch máu bị tổn thương, máu sẽ tiếp xúc với các thành phần của mô xung quanh. Các mô đó một cách rất tự nhiên thấy máu thoát ra ngoài lòng mạch thì sẽ gọi tiểu cầu và các yếu tố đông máu đến. Tiểu cầu cũng giống như hồng cầu, chúng cũng di chuyển theo vòng tuần hoàn máu, nên khi cần chúng tự động nhận tín hiệu và làm nhiệm vụ của mình rất nhanh chóng. Cơ thể rất thông minh, tự nó là như vậy, đừng hỏi tôi tại sao.
Tiểu cầu được kích hoạt tham gia vào tất cả các giai đoạn cầm máu. Đầu tiên, nó tiết ra các chất kích thích mạch máu co lại, do đó làm giảm huyết áp. Tất cả động tác đó để không cho máu thoát ra khỏi lòng mạch quá nhiều. Và việc sơ cứu bước đầu tiên ở bệnh nhân mất máu cũng là ngăn không cho máu chảy ra ngoài quá nhiều, đặc biệt là các mạch máu lớn. Điều này được gọi là co thắt mạch máu và là phản ứng tức thời nhất đối với tổn thương mô, co thắt mạch cũng do các thụ thể và chất gây đau tại chỗ gây ra. Thứ hai, các tiểu cầu đã hoạt hóa sẽ kết dính với nhau ở trên thành mạch tạo thành một cụm tiểu cầu bao vây lấy đường biên giới, đó là nút tiểu cầu và càng ngày càng thu hút thêm nhiều tiểu cầu phòng ngự ở chiến tuyến. Tiểu cầu thôi là chưa đủ, để hình thành nên cục máu đông cần có yếu tố quan trọng thứ hai đó là các yếu tố (I - XIII). Các yếu tố này hoạt hóa prothrombin thành thrombin, Thrombin sau đó chuyển fibrinogen thành fibrin, dừng lại ở đây, fibrin là thành phần sợi tạo nên một hàng rào tân sinh có chức năng như một thành mạch mới nhưng nó có nhiều thành phần kết dính lại mới nhau tạo nên một cục gồm tiểu cầu, yếu tố đông máu và rất nhiều hồng cầu bám vào, đó là cục máu đông.
Trong nhiều trường hợp, đông máu không mong muốn có thể gây chết người nhiều hơn là không đông được máu, vì chúng tạo nên huyết khối là nguyên nhân chính dẫn đến tắc nghẽn động mạch trong các cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Tiêu sợi huyết
Các cục máu đông ngăn ngừa mất máu trong quá trình lành vết thương, nhưng một khi các mạch máu đã lành lại, chúng phải được hòa tan để khôi phục lưu lượng máu. Quá trình này, được gọi là tiêu sợi huyết, là một dòng nhỏ tạo ra enzyme plasmin. Enzyme này phá vỡ mạng lưới fibrin và giải phóng cục máu đông. Quân đội giải tán, người dân đi lại bình thường.
Sơ cấp cứu cộng đồng
Một vết xước trên tay cũng rất là xót rồi đúng không. Vậy để dự phòng cho những lần sơ ý bị cắt vào tay hay bị vật nhọn đâm, những điều tồi tệ hơn đều có thể xảy ra, tôi không nói điều xui rủi đâu, vì tỷ lệ gặp phải là rất rất nhỏ không phải là chúng sẽ không xảy ra. Và để làm những gì tốt nhất để xử trí ban đầu cho mọi người xung quanh, chúng ta cần và nên nắm những nguyên tắc cơ bản của sơ cứu cầm máu:
- Loại bỏ những mảnh vụn, bùn đất, rửa sạch vết thương. Tránh loại bỏ những vật thể lớn nằm sâu trong cơ thể.
- Đặt một cuộn băng vô trùng hoặc vải sạch lên vết thương và quấn nhiều vòng (không siết quá chặt vì sẽ làm giảm lưu thông máu nơi khác) và đè lên cho đến khi máu không còn chảy.
- Nếu nghiêm trọng, để bệnh nhân ở tư thế thoải mái và gọi 115.
Tuy nhiên không nên tạo áp lực trực tiếp theo cách trên đối với những vết thương ở gần mắt hoặc đang có vật nhọn đâm sâu vào. Thay vào đó nên dùng băng dính hoặc tiếp tục dùng tay đè lên miếng băng để cố định lại.
Mong mỗi người đều có thể làm bác sĩ của riêng mình.
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất