Chấm điểm Văn
Tỏ mờ trong cuộc đời mỗi Spiderum-ers ở đây đều trải qua một lần ức chế về điểm số. Và với mình, mình thật sự "Sợ môn Văn". Mình yêu...
Tỏ mờ trong cuộc đời mỗi Spiderum-ers ở đây đều trải qua một lần ức chế về điểm số. Và với mình, mình thật sự "Sợ môn Văn". Mình yêu Văn lắm, thật đấy. Nhưng làm thế nào để có một thang điểm Văn hợp lý, chi ít là có tính công bằng như các môn Tự nhiên nhỉ? Đây là câu hỏi muôn thuở thường trực trong tâm trí mình khi mình bấy lâu và hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn trên Spiderum?
Ở đâu cũng thế, cũng có giáo viên dễ và giáo viên khó. Xui xui bài Văn mà rơi vào tay một người dạy Văn siêu khó thì coi như bạn đã mất một sân chơi fairplay. Trong khi những người khác may mắn gặp một người chấm mát tay thì hiển nhiên điểm phơi phới.
Còn chuyện mà "Trình bày cảm nhận của em" nhưng lại theo dàn ý giáo viên thì thật sự câm nín. Mình yêu Văn và mình muốn sống với Văn một cách thoải mái, được tự do "vẽ", chứ không phải bị chôn vùi trong ốc đảo lời hay ý đẹp của thầy cô. Tất nhiên việc gì cũng có limit của nó thôi. Mình viết bài cảm nhận về "Vội vàng" của Xuân Diệu. Mình bảo mình không đồng ý với quan niệm sống của Xuân Diệu khi bảo "Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất". Có lẽ mình đưa ra ý kiến nhưng không biết trau chuốt câu văn nên không được điểm vì không thuyết phục. Nhưng viết văn mà cứ theo mô típ cũ thì có gì để đáng được điểm xuất sắc? Khi mà bạn thổi hồn vào bài văn một nét mới thì điểm còn lẹt đẹt hơn cả những bài văn truyền thống. Không phải bây giờ nêu cao sự sáng tạo sao. Đó là chưa ức bằng bạn viết văn mà theo "ý" của thầy dạy thêm, thì sẽ được điểm cao như đúng rồi.
Một chút chuyện nhỏ nhoi cũng ức nhẹ đó là việc những đứa chép tài liệu trong giờ kiểm tra, trong khi bạn phải vừa tự suy nghĩ vừa làm bài. Điểm cao thì đi khoe các kiểu các đà điểu. Chuyện này không chỉ môn Văn mình mới ức mà chuyện copy, xem tài liệu để tạo ra những con điểm ảo thì lúc nào cũng khiến mình thấy chướng tai gai mắt. Có lẽ vì tụi mình phải học nhiều môn quá, những môn mà tụi mình thấy không bổ ích cho bản thân lắm thì không đầu tư nhiều và phải gian lận. Mình cũng gian lận những môn mình không thích, không muốn bỏ thời gian để học. Nhưng cái gì cũng có giới hạn thôi, ý mình là vậy.
7 điểm Văn. :(

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
trungloser
Tùy người chấm thôi em ạ, những thầy cô đã quen dạy và chấm theo quy chuẩn cũ thì họ không chấp nhận được sự phá cách hay tư tưởng khác với những cái họ được học được dạy đâu. Em gái anh trước cũng giống em, thích Văn, học chuyên văn nhưng điểm văn chưa bao giờ quá 7 do nó không chịu làm theo dàn ý có sẵn mà hay liên hệ vơi những tác phẩm khác nó đọc. Đến năm nay đổi một cô giáo trẻ hơn hì điểm nó lúc nào cũng cao nhất do cô dạy theo cách mới, không chấm theo dàn ý, không chấp nhận học sinh không có tư tưởng riêng ( không cho học sinh soạn bài mà yêu cầu tự đọc, tìm tác phẩm tương tựđể thảo luận mà) còn đội điểm cao ngày xưa thường xuyên hỉ có 6, 7 do viết dài dòng và hong có suy nghĩ riêng
. Nên là đừng chán nản em ạ giờ đề thi văn hsg hay Qg cũng dần dần theo hướng mở rồi mà

- Báo cáo

Long Lòng Lợn
các cụ có câu "văn mình vợ người"<=> hay nhất là văn của mình, vợ thằng hàng xóm bao giờ cũng đẹp hơn vợ mình. Hoặc "Võ vô đệ nhất văn vô đệ nhị", với văn chương thơ phú không có gì là tuyệt đối cả. Vốn việc chấm văn nó đã sai ngay từ đầu rồi. Có chấm chỉ là chấm bố cục, ngữ pháp, và luật điệu của các dạng văn như phân tích hay mô tả hay diễn dịch quy nạp gì đó. Chứ đòi chấm cả giọng văn thì hẳn là hỏng rồi. Bởi vì có thể tôi thấy văn nguyễn ngọc thạch thối như shit nhưng bạn thích chả hạn, hoặc lục xu làm cô hàng xóm khóc ròng rã cả tuần còn tôi vừa đọc vừa cười té đái cũng nên. Kiểu kiểu vậy. Nên hiểu và thông cảm cho các giáo viên bạn ạ. Khi bạn đã đi qua thời cắp sách và nhìn lại thì thấy mọi thứ nhẹ nhàng và cái chuyện 7 điểm văn nó k nghiêm trọng lắm đâu.
- Báo cáo

Huỳnh Lân
Cách bạn khai thác một hướng đi mới cho tác phẩm cũng rất quan trọng khi người khác nhìn vào và đánh giá nó. Nhìn chung những tác phẩm văn học phổ thông bây giờ vẫn mang tính quy phạm cao, hoặc không thì các giáo viên cũng có xu hướng làm vậy. Đổi mới cách nhìn về nó hay đưa ra những ý kiến trái chiều không phải chỉ nhằm phản đối mà mình nghĩ phải làm cho người ta thấy cái mới của mình hay ở điểm nào, thế mới có thể khiến giáo viên nhìn nhận theo hướng tích cực.
- Báo cáo

TheStupid
Có thể là do câu từ của em chưa được mượt mà.
- Báo cáo

cá mập sún răng
Đọc nhiều bài thơ khác của ông chúng ta sẽ thấy "Xuân là sự khai mở tâm hồn về tình yêu, thứ tình yêu rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát. Nó tồn tại như một giá trị vĩnh hằng, nó vượt cả không gian, thời gian"
Chính vì vậy, ông mới viết "Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất"
Trên đây là ý kiến riêng của một thằng đã từng học chuyên toán, không biết ý của bạn thế nào nhỉ :v
~~
Tản mạn một chút:
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;
Xuân là lúc gió về không định trước.
- Xuân Dịu :v -
(ngoài bài Vội vàng được học ra thì mình thuộc thêm mỗi khổ này, hehe)
- Báo cáo

TheStupid
Bởi vì cô ở lớp phân tích là ông quan niệm tuổi trẻ là nhất, qua thời tuổi trẻ thì không còn căng tràn sức sống nữa. Vậy nên mình mới phản biện là ở giai đoạn nào của cuộc đời cũng sẽ có những cái hay riêng của nó.
- Báo cáo

Cafe Sữa
Sự thật muôn thuở bạn ạ , nhưng theo mình nghĩ cũng không nên đổ lỗi cho khuôn mẫu, chúng ta lúc nào cũng có những khuôn mẫu và việc thỏa chí tang bồng trên khuôn mẫu đấy cũng vẫn còn vui chán :))
- Báo cáo