Câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá của học sinh cấp 3 có thực sự có ích?
Một bài viết không quá dài về hoạt động ngoại khoá từ một học sinh lớp 12 đang panic vì sắp hết năm
Là một học sinh hiện tại đang học lớp 12 thì sau khoảng thời gian hoạt động, quan sát, quản lí về mặt quy trình và nhân sự ở một số CLB (nghe ngầu nhỉ, thực ra gọi cho nó kêu chút thôi) thì tôi thấy bản thân mình khá may mắn khi đã từng tham gia và sinh hoạt ở những CLB, HĐNK, CTV ở đó thái độ lẫn kỹ năng của thành viên được đảm bảo ở một level khá ổn, có thể nói là trung bình khá đến rất cao (cái này đánh giá chủ quan thôi, vẫn thiếu trải nghiệm nhiều lắm nên tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các môi trường, cơ hội mới).
Tuy nhiên, quân bình mà nói, các tổ chức chính trị, hội nhóm của giới trẻ nói chung, theo như tôi quan sát hiện nay, khá toxic và cực kì tẻ nhạt (một số tổ chức chính thức của các cơ quan ban ngành lớn từng có giá trị trong lịch sử thì lại bị cơ cấu, không phù hợp tính chất của người trẻ, hầu hết đều lập lên đó mà chẳng có hoạt động, hoặc có hoạt động mà cực kì thiếu tính hấp dẫn). Những tổ chức mà được kỳ vọng sẽ cởi mở dựa trên những quan điểm, mục đích cốt lõi mà họ truyền tải, trên thực tế rất có những quy tắc, quy trình khắc nghiệt và kỳ quặc đến lố bịch. Có lẽ chính các bạn trẻ là người hiểu điều này nhất. Mọi người xây dựng tổ chức dựa trên những quan niệm sai lầm (tiệm cận quá mức đến mức độ chuyên nghiệp hay trách nhiệm không đi đôi với quyền lợi) được bơm thổi trên truyền thông nhan nhản, nên việc nó trở thành những thứ kỳ quặc kém hiệu quả hay độc hại, là điều khó tránh khỏi. Các tổ chức, hội nhóm này không những thiếu quy trình làm việc và nguyên tắc cốt lõi để hoạt động trong một thế hệ, mà còn thiếu khả năng tái tạo tổ chức qua nhiều thế hệ.
Tôi cũng từng đảm nhận công việc việc quản lí một nhóm người cụ thể trong khoảng thời gian 5 tháng và hoạt động trong một vài ngoại khóa dành cho học sinh tầm 9 tháng (đến bây giờ vẫn đang tổ chức một event cho học sinh cấp 3) khiến tôi ngộ ra nhiều điều: "Ranh giới của quản lí tốt và tệ giống như ranh giới của việc ăn bánh sinh nhật chấm mắm tôm và ăn kem tươi vị nước mắm vậy" - ý tôi là nó cũng như vậy cả; nghe có vẻ không hợp lí nhưng lại là một bài học tôi đúc kết được sau khi bỏ một đống thời gian app đơn, phỏng vấn, hoạt động và "chằm kẽm" vì deadline vô lí vì những sự thiếu tổ chức trong ngay chính các tổ chức kia. Không có một quy trình cụ thể, có chăng các quy trình ấy cũng chỉ do tầm nhìn của một gen, hai gen thực sự đột phá; đến các gen sau người ta bắt đầu quay lại với lối hoạt động theo cảm tính, thích làm gì thì làm (có lẽ một phần là do thiếu đi những nguyên tắc, trách nhiệm phổ quát và sức nặng của đồng tiền). Nhưng quan trọng là hầu hết 10 CLB thì hoạt động, thiết kế, hoạt động truyền thông như một, không có màu sắc riêng mà cứ quay đi quẩn lại một hình thức như thế, rồi tiếp tục seeding và vân vân mây mây.
Certificate có chữ kí của một Founder nào đó trông cũng uy tín lắm đó chứ |
Ảnh bởi
coco tafoyatrên
UnsplashMột người quản lí tốt theo tôi nhận định là một người khiến cho tổ chức nhìn nhận được thái độ và mục đích của việc đang làm. Nhiều bạn tham gia CLB hay HĐNK chủ yếu là vì certificate (thường thì nhóm này là những bạn chủ động, biết việc mình tham gia này có mục đích cụ thể), nói ở đây tôi không phải chỉ trích những người đó (thậm chí tôi thấy đây mới chính là những người hoạt động có mục tiêu hiệu quả nhất). Ban đầu tôi cũng như những bạn đó; việc bạn làm một điều gì đó nếu không đem lại giá trị về vật chất như tiền lương cho bạn thì cũng nên có một số lợi ích, giá trị nhất định khi tham gia, certificate là một sự công nhận, chứng minh điển hình cho giá trị mình mang tới cho tổ chức đó. Nghĩ cho đúng thì ai đâu lại đi bỏ thời gian cho một đống áp lực, khối lượng công việc lớn đi kèm với stress (ngoài thời gian học tập vốn đã áp lực, chưa kể phụ khoá) mà lại không được chứng nhận cho những thứ mình bỏ ra cơ chứ. Một quy luật tất định đó là bạn nên được nhận lại những thứ tương xứng với công sức bạn bỏ ra. Có thể đối với một vài bạn trải nghiệm, niềm vui là thứ các bạn tìm đến HĐNK nhưng thực tế thì số CLB, HĐNK đáp ứng được cái đấy của các bạn cũng đếm trên đầu ngón tay, có chăng thì những buổi bonding, boardgame bắt đầu thưa dần và đi vào dĩ vãng.
Mấy cái ma sói khi hoạt động CLB thì đúng vui thật cơ mà phải có quản trò và sói não to thì mới vui |
Ảnh bởi
Dave Photoztrên
UnsplashViệc bạn dành thời gian cho một tổ chức ngoài trách nhiệm thì đi kèm với đó là thái độ của bạn cũng phải đúng đắn, hầu hết các CLB dành cho học sinh đều là một môi trường tốt để phát triển bản thân khi mà họ không đòi hỏi nhiều về mặt chuyên môn (những CLB top thì vẫn sẽ đòi hỏi bạn phải có nền tảng tốt về thiết kế, truyền thông hoặc kiến thức nền về chủ đề của CLB, HĐNK đó). Cơ mà nhiều CLB có những vòng tuyển cực kì gắt gao, có khi 4-5 vòng (ngang với cả đi xin việc ở mấy công ty lớn, big4), điều này khá tốt để rèn luyện sự kiên nhẫn (để rải CV sau này) và thể hiện tính tiệm cận tới sự chuyên nghiệp, giúp học sinh khai phá, tự tin vào khả năng bản thân. Nhưng thực sự ngay cả tôi còn thấy nó khó và dập tắt luôn hi vọng để vào các CLB kia ngay từ thuở đầu khi app và liên tục bị từ chối (chưa kể đây mới chỉ là cấp 3, lên ĐH có khi còn khó hơn). Nó vẫn tốt ở khía cạnh đấy nhưng mà phần đa các CLB không có được chất lượng cũng như quyền lợi đích đáng đối với công sức thành viên bỏ ra và có lẽ phần tuyển thành viên là phần tốt nhất các CLB đấy làm được (phải công nhận là có đầu tư và chỉn chu).
Quay lại ở việc khiến cho tổ chức nhìn nhận được thái độ và mục đích của việc đang làm thì ngoài những bạn tham gia CLB mà đã có mục tiêu rõ ràng (cái mà support nhiều cho việc đi du học, app học bổng các thứ hay học hỏi kinh nghiệm cho công việc sau này) thì có những CLB mà tôi hoạt động, mọi người chỉ đơn giản app là vì vui thôi, là vì muốn trải nghiệm hoặc là thấy mọi người làm rồi... cũng làm theo. Thực sự thì nói một cách nghiêm túc trường hợp 2 này có thái độ khá tốt nhưng lại thường thiếu chính kiến và cầu tiến đối với công việc, thỉnh thoảng không nhìn ra được trách nhiệm đối với task hoặc việc mình đang làm, hành động bộc phát là chủ yếu. Số này không nhiều nhưng về cơ bản là có, thường thì số này chẳng mong ngóng việc lên làm leader vì khi đó họ sẽ phải cân nhắc nghiêm túc việc mình làm. Và phần lớn những CLB, HĐNK chỉ duy trì vinh quang rồi lụi tàn chỉ sau 1-2 gen đến từ nhóm này lên làm leader, khi đó thì tổ chức bắt đầu bị hào quang các gen trước quá lớn đâm ra leader thuộc nhóm này bắt đầu sẽ follow một cách kĩ càng những thứ đã làm nên thành công của gen trước một cách máy móc. Lâu dần thì nó tự phân rã, lụi tàn rồi hàng đống sheet làm việc bỏ ngỏ và mọi người cứ nhắc, hú hét deadline nhau thông qua các group chat.
No, no, đừng biến mấy cuộc nói chuyện phiếm thành buổi họp như vậy chứ omg |
Ảnh bởi
Pradamas Gifarrytrên
UnsplashVì vậy nên các CLB luôn cố gắng không nên để những người ở nhóm thứ 2 này giữ các vị trí chủ chốt, nhóm này còn thường có một thái độ khá hướng mình vào trong việc thăng tiến lẫn suy nghĩ, thành thử nhiều lúc nhóm này nhiệt tình tuy nhiên không biết điểm dừng (dù không có mong muốn thăng tiến nhưng mà "lâu năm lên lão làng") và không có được một chính kiến cụ thể đối với việc mình làm. Đặc biệt là nỗi sợ vô lý cho việc phản biện trong các ý kiến đề ra và "sợ" bị counter lại ý kiến của mình cũng như mang trong mình nỗi lo khi phải "làm cho đúng" theo những gen trước, vì "sợ" bị trách, bị "phạt" - từ đó một mindset căn bản đó là "trial and error" (sai và thử) không được hình thành, dẫn đến một tất yếu là tổ chức đó sẽ ngủm luôn.
Nhân tiện lần này tôi sắp nghỉ hết HĐNK ở cấp 3 và dành thời gian ôn thi cũng như cho một event mà tôi thấy khá thú vị thì tôi viết bài này và phải có một cái self-reflection để xem bản thân đã khác gì ngày trước khi chưa tham gia HĐNK hay không.
Ngoài sự vụ chịu áp lực tốt hơn, stress và tự chuốc cho một đống lần nằm viện vì thức khuya nhiều thì kỹ năng giao tiếp và thái độ đối với từng sự việc của tôi cũng thay đổi tích cực hơn một chút, đặc biệt là nhìn nhận vấn đề. Việc ngày này qua tháng nọ phải deal với hàng đống vấn đề phát sinh và buộc phải "think outside the box" trong 1 số case nhất định tạo cho tôi một sự linh hoạt ở một mức độ đáng ngạc nhiên (hồi trước tôi rất đần trong xử lí tình huống, bây giờ vẫn vậy nhưng mà có lẽ khá hơn trước nhưng mà bây giờ cũng đỡ đần hơn chút, cơ mà vẫn thấy lúng túng khi nhận tiền thừa khi đi mua đồ).
Tôi được train về các phương pháp quản trị, lên kế hoạch dự án, timeline, những thứ đấy khiến tư duy tôi có bước ngoặt, khi tôi là một người khá là bừa bộn và tùy hứng trở thành một đứa hơi thiên hướng "kỉ luật là sức mạnh tập thể" (reference to something) và thích sự ngăn nắp (nhiều lúc có thể kiểu ám ảnh với sự sắp xếp các thứ, OCD for sure), Google Drive, Sheet và một đống tool quản lí tự nhiên thành phần không thể tách rời cuộc sống, không có todo-list auto quên ngược quên xuôi luôn vì tôi trở nên cẩn trọng hơn trong nhiều thứ =)))) Hơi dựa vào công nghệ nhưng mà nó khiến tôi an tâm nhiều hơn về việc đang làm và kể cả mindset về tiền bạc, đối nhân xử thế cũng có khác đi, in a better way.
Và nói thêm vài cái về quản lí nhân sự trong 1 tổ chức học sinh thì:
"Khi nào bạn nên dừng làm quản lí?"
Theo tôi thì đến một lúc bạn khiến tổ chức hoạt động bằng phương cách mà bạn đưa ra, theo tầm nhìn của bạn và tâm huyết cộng thêm nữa sự phù hợp. Khi bạn nhận ra rằng bạn train mọi người đủ để lúc bạn không có mặt, mọi thứ vẫn trơn tru theo ý bạn và định hướng bạn đề ra (tôi ốm nhiều + ôn thi chứng chỉ các thứ và mọi thứ vẫn work properly, vào guồng).
Có lẽ đây là thời gian để nghỉ ngơi chút và dành "vài tí" cho bản thân (cơ mà không relax quá lại quay về con đường tà đạo cũ mất), nghỉ HĐNK thì vẫn còn ôn thi ĐH và event để tổ chức nữa. Và well, sự tự tin và sự chấp nhận bản thân của tôi tăng đáng kể sau chuỗi ngày chạy deadline, có thể nó không bằng những người khác (về quá trình, thành quả) nhưng mà tôi đã ghi nhận sự tiến bộ (social anxiety ở level chấp nhận được hehe), đó là một điều tốt trong quá trình phát triển (hoặc không).
Chắc thời gian sắp tới cũng bội thực HĐNK lắm rồi, các mối quan hệ bây giờ cũng bắt đầu bị phức tạp lên và OCD làm tôi thấy khó chịu khi có những thứ vượt ngoài tầm với của tôi (hướng nghiệp, việc làm, bất công ngoài xã hội một cách rõ ràng). Đây mới chỉ là khởi đầu và hi vọng "zest" sẽ không tự dưng mất đi và tôi sẽ phải lại quay lại chằm kẽm vì pể pressure trong một ngày không xa (lên đại học, đi làm còn pể hơn nhiều quá).
Tough one, not gonna lie, I mean the process of improvingI made up this =)))
Practice makes improvement not perfect.Instgram Reels taught me this

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

AtashiHajime
Cá nhân tôi với góc nhìn là một đứa từng xây lên một cái câu lạc bộ ở trường cấp 3 thì hiểu rất rõ những vấn đề bạn nói, khâu vận hành là điểm mấu chốt của việc các clb, đội nhóm có "sống" lâu dài được hay không. Tôi thì sau khi dứt-áo-ra-đi khỏi cái đống bã mình lập nên thì bắt đầu ra ngoài thử mình ở các dự án học sinh sinh viên khác, ban đầu thì cũng vui và thú vị ấy nhưng cho đến khi bước chân vào thế giới của NGO, NPO, dự án lớn, Startup, Business case competition,... thì nhìn lại mấy cái học sinh sinh viên làm thường thấy gặp vấn đề về core value, vision, vận hành, và tối quan trọng là impact.
Nói về impact ở mức độ các dự án học sinh sinh viên, một từ tôi thường nói để ám chỉ những dự án mà học sinh sinh viên đứng ra tổ chức, thường không có sự hỗ trợ từ các mentor nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, network rất kém và quanh quẩn trong mạng lưới học sinh sinh viên trong nước hoặc một nhóm nhỏ,... thì vì thiếu đi cái giá trị cốt lõi mà dự án muốn delivery-truyền tải đến cộng đồng nên rất khó để ước tính được mức độ tác động (không thể bảo thay đổi mọi người thông qua vài bài viết trên facebook, instagram,... rồi đếm số tương tác). Việc này cũng thể được lý giải vì sự hời hợt, thiếu kinh nghiệm trong xây dựng tổ chức - nói cách khác là thừa động lực thiếu mỗi năng lực.
Tôi nghĩ cách tốt nhất để có những dự án tốt ở cấp học sinh sinh viên đó là cần phải có những cộng đồng vừa có passion, vừa có năng lực để rèn luyện vision và các scope về business, philanthropy, operation, kỹ năng xây dựng chương trình, dự án thông qua design thinking, frugal innovation, tư duy mua-bán,... Về ý này không phải là không có, tôi làm việc tại Sustainable Entrepreneurship Fellowship - SEF (https://www.facebook.com/SustainableEntrepreneurshipFellowship) thì hôm pitching day vừa qua của chương trình cũng có 2 dự án liên quan đến học sinh sinh viên tham gia hđnk: Seed for phenomenal Youth (đang lên ý tưởng) của bạn Thanh Hằng-đại sứ SEF và Alquimista Project của bạn Lê Thuỳ Linh.
- Báo cáo