Hệ thống tài chính crypto
Hãy lùi lại một chút và xem xét một cách lý thuyết những gì chúng ta đã bàn từ đầu đến đây. Crypto là:
[42]: Chà, điều này còn đang tranh cãi. Theo cách cổ điển, một “tài sản tài chính” nghĩa là một xác nhận có tính chất hợp đồng với dòng tiền của một người hay tổ chức nào đó: Cổ phiếu thể hiện một xác nhận về lợi nhuận của một công ty, trái phiếu thể hiện một xác nhận về khoản hoàn trả từ một công ty hay chính phủ, v.v. Tài sản tài chính của tôi đại diện cho một khoản nợ (hoặc phát hành vốn chủ sở hữu) của người khác; mỗi tài sản tài chính vừa có cả chủ sở hữu vừa có người có nghĩa vụ. Tôi cho rằng, một số crypto trông rất giống như vậy; nó là một xác nhận vốn chủ sở hữu với giá trị của một số hoạt động kinh doanh những thứ liên quan crypto. Nhưng rất nhiều crypto có thể nhận thấy rõ ràng là không như vậy. Bitcoin là “vàng kỹ thuật số.” Nó đặc biệt không phải là một tài sản tài chính; sở hữu một Bitcoin không thể hiện một xác nhận với bất cứ thứ gì. Một Bitcoin tồn tại như một thứ độc lập bạn có thể sơ hữu, không phỉa một mối quan hệ có tính hợp đồng giữa các bên như cổ phiếu hay trái phiếu. Từ “tài sản tài chính” tôi ghi bên trên được hiểu theo nghĩa cực kỳ lỏng lẻo, kiểu như, “một thứ có giá dao động bạn có thể thấy trên màn hình máy tính và các quỹ phòng hộ có thể mua bán trao đổi.” Nhưng, về mặt kỹ thuật, tiền mã hóa không phải là, hoặc không phải lúc nào cũng là, các tài sản tài chính.
Nếu chỉ đọc mỗi phần miêu tả trên, bạn có thể sẽ phản đổi: “Ừ, được, nhưng thế crypto dùng để làm gì? Mấy cái token này làm cái gì? Tại sao chúng lại đáng tiền?” Không có bất từ phần nào trong miêu tả trên trả lời cho những phản đối này. Nhưng theo một nghĩa là nào đó, tôi cho rằng phần cuối cũng có thể gọi là có trả lời – “Các token crypto là để xây dựng các hợp đồng thông minh để giao dịch các token crypto” – nhưng nó không phải là một câu trả lời tốt, bởi nó hoàn toàn mang tính tự quy chiếu. “Ừ, được, nhưng tại sao ngay từ ban đầu bạn lại giao dịch mấy cái token này?”
Nhưng tạm thời tôi sẽ để phản đối này qua một bên. Nếu bạn cũng là một người trong giới như nào đó – một kỹ sư tài chính, một nhà đầu tư chênh lệch giá, một người đam mê của cấu trúc thị trường, một nhà xây dựng các hệ thống giao dịch tần suất cao – tập hợp các sự thật đầy trừu tượng này thực sự vô cùng, vô cùng diễm lệ. Một ngày bạn thức dậy, và bỗng dưng ở đâu ra cứ thế xuất hiện nguyên một hệ thống tài chính khác. Nó đầy ắp những con người thông minh đang xây dựng những thứ thú vị, và nó đầy ắp những kẻ ngốc đang phạm những sai lầm kinh khủng. Người ta đã tạo lên những các thức mới tuyệt vời để cá những ván cược tài chính mà bạn cũng có thể dùng, và họ đã tạo lên những cách thức mới điên rồ để cá những ván cược tài chính mà bạn có thể khai thác. Làm sao mà bạn có thể không muốn tham gia được cơ chứ? Nó rất thú vị, rất hấp dẫn về mặt trí tuệ, một bức toan trắng tinh để bạn vẩy lên những nét quan điểm thẩm mỹ của mình về cách mà thị trường nên hoạt động thế nào. Thêm nữa,
Có những đặc tính hấp dẫn khi bạn so sánh hệ thống này với tài chính truyền thống. Về mặt triết học, hệ thống crypto là một cách tân về sự không cần sự cho phép. Các hoạt động của các chuỗi khối lớn được công khai và có mã nguồn mở; nếu bạn muốn xây dựng một sàn giao dịch (hợp đồng) phái sinh hay giao thức cho vay ký quỹ hay gì gì đó trên Ethereum, bạn cứ việc làm thôi. Bạn không cần đặt cuộc họp với Vitalik Buterin để xin sự chấp thuận của anh ta. Bạn không cần đàm phán quyền truy cập và các loại phí với Ethereum Corp.; không có Ethereum Corp. nào cả. Bất kỳ ai cũng có thể thử bất kỳ thứ gì và xem nó có hoạt động không.
Nếu bạn là một người trẻ thông minh đến từ lĩnh vực tài chính truyền thống, điều này sẽ mang đến cảm giác thực tự do. Nếu bạn đã quen với việc dành hàng tháng trời để đàm phán các thỏa thuận tín dụng với các nhà môi giới chính và thiết lập quyền truy cập trực tiếp để giao dịch trên một sàn chứng khoán, ý tưởng rằng bạn có thể cứ thế làm mọi thứ trong crypto, không cần các đàm phán sơ bộ, thật tuyệt vời. Rõ ràng là nó cũng hơi đáng báo động: Một số những thủ tục dài dòng và chậm chạp trong tài chính truyền thống này là để ngăn ngừa rửa tiền hoặc lừa đảo hoặc sự chấp nhận rủi ro thiếu cân nhắc. Nhưng, theo thực nghiệm, rất nhiều trong số những thủ tục đó không thực sự ngăn chặn bất kỳ thứ trong những ví dụ trên, hoặc không ngăn chặn theo cách tối ưu. Rất nhiều trong số những thủ tục đó chỉ là Trước Sao Thì Giờ Cứ Làm Vậy Thôi. Không có thứ gì trong crypto là Trước Sao Thì Giờ Cứ Làm Vậy Thôi; mọi thứ đều quá mới mẻ.
Và vì vậy người ta đã phát minh ra một hệ thống tài chính cho crypto. Nó chạy song song với hệ thống tài chính truyền thống, dù chúng tiếp xúc ở nhiều điểm. Ở một số góc độ nào đó thì nó trông rất giống một bản sao của hệ thống tài chính truyền thống. Ở những góc độ khác thì nó trông hoàn toàn khác biệt. Ở một số góc độ nào đó nó là một cuộc cách mạng sắp xếp hợp lý hóa và hiện đại hóa và mang tính cách tân của hệ thống truyền thống. Ở những góc độ khác nó là một sự thoái hóa hỗn loạn và ngu ngốc của hệ thống truyền thống, một phiên bản của tài chính truyền thống (mà dân crypto hay gọi là “TradFi”) mà cố ý quên đi những bài học lịch sử quan trọng về lừa đảo, đòn bẩy tài chính (leverage), rủi ro, và điều tiết.
A. Chìa khóa, Coin, Ổ cứng trong bãi rác
i. Giữ crypto
Có lẽ thứ đầu tiên để nói về hệ thống tài chính crypto là hệ thống tài chính truyền thống mang tính trung gian cực lớn, và hệ thống crypto thì không. Nếu bạn có tiền, ngân hàng sẽ theo dõi số tiền bạn gửi vào đó cho bạn; nếu bạn có cổ phiếu, người môi giới chứng khoán của bạn sẽ theo dõi số cổ phiếu đó cho bạn; v.v.
Một ý nghĩa ngớ ngẩn, đơn giản mà điều đó mang là: Nếu bạn có tiền trong ngân hàng, ngân hàng sẽ phải đưa nó cho bạn. Nếu bạn quên mã PIN thẻ ATM hoặc nếu bạn quên mật khẩu của ngân hàng trực tuyến, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc lấy tiền ra, và việc đó thật bất tiện. Nhưng ngân hàng nợ bạn tiền; họ không thể kiểu, “Á à, chết mày nhá, giờ chỗ tiền này là của bọn tao.” Có một số quy trình mà theo đó bạn có thể vào ngân hàng và chứng minh bạn là người mà bạn nói bạn là, và họ sẽ kiểu, “Được rồi, chúng tôi sẽ đặt lại mật khẩu của bạn, mật khẩu mới là Test1234, đừng quên nữa nhé.”
Crypto không hẳn là hoạt động như thế. Sở hữu Bitcoin nghĩa là 1) có một địa chỉ Bitcoin công khai có một số Bitcoin trong đó và 2) sở hữu một khóa riêng tư cho địa chỉ đó. Nếu bạn có cặp địa chỉ công khai/khóa riêng tư, thì bạn sở hữu số Bitcoin đó; bạn có thể chuyển chúng cho ai đó trên chuỗi khối. Nếu bạn không có đủ hai thứ đó, thì bạn không sở hữu Bitcoin. Nếu bạn làm mất khóa riêng tư hoặc mất dấu địa chỉ công khai của bạn, sẽ không có ai khôi phục lại mật khẩu cho bạn hoặc đưa lại cho bạn số Bitcoin đó. Chúng coi như đã mất.
Có những cách để, bạn biết đấy, không làm mất chìa khóa. Mọi người chủ yếu dùng “các ví phần mềm,” thứ tạo ra và theo dõi các địa chỉ của họ và các khóa riêng tư và cho phép họ ký các giao dịch và gửi-nhận crypto trực tuyến. Các ví này có thể là các ứng dụng điện thoại hoặc máy tính, hoặc các tiện ích mở rộng trên trình duyệt. Hầu hết các ví hiện đại đều yêu cầu bạn theo dõi không chỉ các khóa riêng tư mà cả một “cụm từ hạt giống (seed phrase)” là, thường thường, 12 từ nhìn có vẻ ngẫu nhiên. Có thể là: “quân đội sự thật nói trung bình” hay tương tự.
Cụm từ này có thể được dùng để làm hạt để tạo ra rất nhiều cặp khóa công khai-riêng tư, vì vậy chiếc ví có thể tạo ra rất nhiều địa chỉ khác nhau mà tất cả đều có thể được khôi phục từ một cụm từ hạt giống duy nhất. (Mọi người thường nói những chiếc ví “giữ” crypto, nhưng cái mà họ thực sự có là những chìa khóa của các các địa chỉ khác nhau; số crypto chỉ duy nhất có trên chuỗi khối.) Sau đó bạn viết cụm từ hạt giống ra giấy, việc này dễ dàng hơn ghi một số dài ngẫu nhiên.
Nhưng đây là một công nghệ đang phát triển, và có cả một lịch sử dài những câu chuyện người ta làm mất, quên, hoặc vứt đi các khóa riêng tư hoặc cụm từ hạt giống của mình. Có một anh chàng ở Wales tên là James Howells thi thoảng xuất hiện trên tin tức, bởi anh ta đã vứt đi một ổ cứng chứa khóa riêng tư cho 8.000 Bitcoin. Anh ta khá chắc là mình biết bãi rác nào có chiếc ổ cứng đó, và nhiều năm nay anh ta đã và đang tiến hàng một chiến dịch để đào và sàng lọc rác. Nếu anh ta tìm thấy ổ cứng và nó vẫn còn chạy, thì anh ta sẽ có số Bitcoin trị giá khoảng 150 triệu đô, và anh ta có thể dùng số tiền này để trả cho tất cả những người đào rác.
Nhìn theo một góc độ nào đó, sẽ tốt hơn rất rất nhiều nếu có một hệ thống tài chính trong đó ngân hàng có thể đặt lại mật khẩu cho anh ta và đưa lại cho anh ta 8.000 Bitcoin, thay vì xới tung bãi rác. Nhìn theo một góc độ khác thì,
ii. Không giữ crypto
Nếu bạn là một nhà quản lý danh mục đầu tư (porfolio) tại một tổ chức đầu tư, và bạn muốn mua Bitcoin, và bạn đến gặp bộ phận kiểm soát tuân thủ và vận hành và nói, “Tôi muốn mua Bitcoin, và tôi sẽ viết các khóa riêng tư của chúng ta xuống một tờ giấy nhớ và dán cạnh máy tính,” họ sẽ nói không được. Nếu bạn đề xuất các phương pháp bảo mật tốt hơn, có thể họ vẫn nói không: Mấy thứ này quá mới, quá rủi ro. Nếu bạn nói, “Dịch vụ Lưu ký của MegaBank sẽ giữ Bitcoin cho chúng ta, và chúng ta sẽ chỉ có một mục dữ liệu trên sổ cái của họ nói chúng ta có Bitcoin,” thì bên kiểm soát tuân thủ có thể sẽ thấy thoải mái hơn chút, nhưng việc đó đòi hỏi MegaBank phải cung cấp dịch vụ đó.
Nhưng sẽ thế nào nếu bạn tới gặp bên kiểm soát tuân thủ và nói, “Tôi sẽ tham gia đặt cược về giá của Bitcoin với một quỹ phòng hộ (hedge fund). Với mỗi đô la giá Bitcoin tăng lên, họ sẽ trả chúng ta 5$; với mỗi đô la giá Bitcoin giảm xuống, chúng ta sẽ trả họ 5$.” Như vậy bạn không phải sở hữu bất kỳ crypto nào. Tất cả những gì bạn có là một phái sinh mua bán thẳng không qua sổ chứng khoán (over-the-counter derivative) với một quỹ phòng hộ. Bộ phận kiểm soát tuân thủ biết đó là cái gì; nó là một thứ có thể hiểu được. Không có vấn đề kỳ quặc gì với việc coi giữ ở đây, vì không có gì để mà coi giữ. Không có “đồng coin” kỳ dị nào để phải lo lắng, chỉ có một hợp đồng với một quỹ phòng hộ để trả tiền cho bạn. Bạn có thể lập hợp đồng về giá ngô,
về lãi suất,
và về thiệt hại bão,
nên tại sao không phải là Bitcoin nhỉ? Bạn thực hiện đánh giá thẩm định quỹ phòng hộ đó, bạn thấy ổn với với các điều khoản tín dụng và thế chấp, và sau đó bạn ký hợp đồng. Và, như thế, về mặt kinh tế, bạn đã sở hữu một số Bitcoin – khoản đầu tư của bạn tăng lên khi giá Bitcoin tăng, và giảm khi giá Bitcoin giảm – mà không cần về lo lắng về việc thực sự sở hữu Bitcoin. Không có chìa khóa thì chẳng sợ mất.
Và vậy nên, trong lĩnh vực tài chính truyền thống có những doanh nghiệp lớn cung cấp những công cụ này. CME Group Inc. cung cấp Bitcoin futures (Hợp đồng tương lai Bitcoin), thứ mà về cơ bản là một vụ đặt cược mà tôi đã nói sơ bộ ở trên: Bạn trả 5$ cho mỗi đô la mà Bitcoin tăng, và tôi trả bạn 5$ cho mỗi đô mà nó giảm. Nó là một cách thức mang tính tin cậy, tập trung, tài chính truyền thống để cược vào sự biến động giá của Bitcoin.
Thế nhưng, không phải tất cả mọi người đều có thể mua các hợp đồng tương lai vốn đòi hỏi rất nhiều tiền và không được cung cấp bởi một số công ty môi giới bán lẻ. Trong hệ thống tài chính Mỹ, có lẽ thứ dễ làm nhất là đầu tư vào cổ phiếu. Vì vậy gói Bitcoin vào một cổ phiếu sẽ tăng sức hấp dẫn. Cách dễ nhất để làm điều này là qua một quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin bằng tiền mặt (cash Bitcoin exchange-traded fund – ETF), một quỹ tiền mà giao dịch giống như cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán và đầu tư tiền vào Bitcoin. Mọi người vẫn đang cố gắng làm điều này, nhưng Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ hoài nghi và vẫn chưa phê duyệt quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin bằng tiền mặt, dù những quỹ này tồn tại ở một số nước. Tuy nhiên, nước Mỹ đã phê duyệt các quỹ giao dịch trao đổi hợp đồng tương lai Bitcoin (Bitcoin futures ETFs), thứ mà đầu tư vào Bitcoin thông qua các hợp đồng tương lai. Hai lớp trừu tượng: một Bitcoin, gói trong một hợp đồng thông minh, gói trong một cổ phiếu, và được chuyển tới tài khoản công ty môi giới của bạn.
B. CeFi*
i. Fiat on-ramps**
*t/n: Centralized Finance – tài chính tập trung
**tạm dịch: nạp tiền pháp định. on-ramp = nạp tiền bình thường để đổi lấy crypto; off-ramp = đổi crypto lấy tiền bình thường
OK, tôi có nói một cách để sở hữu Bitcoin là viết khóa riêng tư lên một miếng giấy nhớ. Nhưng bạn lấy số Bitcoin đó ở đâu ra? [43] Cách chủ yếu mà mọi người ở phần lớn nơi trên thế giới tham gia vào crypto là họ đổi đồng đô la (hoặc euro, bảng Anh, nhân dân tệ, v.v. – thứ mà giới crypto gọi là “fiat (tiền pháp định)”) lấy crypto. Và người ta làm vậy như thế nào là một câu hỏi không dễ trả lời.
[43]: Vào thời kỳ ban đầu của Bitcoin, một câu trả lời hợp lý sẽ là “Tôi đã đào nó”: Tất cả số Bitcoin đã từng được tạo ra tại thời điểm đó đến từ việc đào, và những Bitcoin ban đầu là một phần của một hoạt động đào coin theo sở thích. Hiện tại, bạn sẽ khó mà tiến xa chi bằng việc đào crypto trên máy tính cá nhân ở nhà.
Một cách đơn giản là bạn tìm ai đó có crypto và nói, “Này, tôi có thể mua vài Bitcoin của bạn được không?” Họ nói được chứ, và các bạn dàn xếp một thỏa thuận. Trong quá trình nghiên cứu cho bài viết này, tôi đã lập một ví Ethereum và nhắn tin cho một người bạn hỏi liệu anh ấy có số Ether nào tôi có thể mua được không. Anh ấy trả lời được, có chứ, và tôi nói, “Gửi tôi số lượng trị giá 20$” và cho anh ấy địa chỉ công khai của mình. Anh ấy gửi tôi số Ether trị giá 20$, rồi nhắn cho tôi, “Xong, gửi Venmo cho tôi 20$.” Tôi gửi, và giao dịch của chúng tôi đã hoàn thành. Anh ấy gửi cho tôi Ether trước khi tôi gửi đô la cho anh ấy, vậy nên anh ấy đã chấp nhận sự rủi ro tín dụng về phía mình, và trên thực tế tôi không cầm điện thoại lúc anh ấy gửi, nên anh ấy cuối cùng đã phải chấp nhận sự rủi ro tín dụng trong vài giờ. Khi tôi đọc được tin nhắn, trong thoáng chốc tôi đã cân nhắc rằng sẽ rất buồn cười nếu, như một phần của việc nghiên cứu cho bài viết này, tôi lấy cắp luôn số Ether giá 20$ đó, nhưng mà thế có vẻ xấu tính quá.
Tôi sẽ không nói dối: Thật thú vị để làm và viết về chủ đề này – cảm giác ngớ ngẩn và phấn khích hơn so với các khoản đầu tư Vanguard tự động hàng tháng của tôi – nhưng nó không phải là một cách hay để điều hành một hệ thống tài chính. Nhìn chung, nếu bạn nhận được một tin nhắn yêu cầu bạn gửi crypto tới một dãy chữ cái và số, bạn nên bơ luôn và ngay.
Thay vào đó, các chính mà người bình thường mua crypto là qua các sàn giao dịch crypto, đặc biệt là các sàn giao dịch crypto tập trung. Các sàn giao dịch crypto là các công ty – Coinbase, Gemini, Binance, FTX, Kraken, và Bitfinex là những cái tên lớn – chấp nhận tiền bình thường để đổi lấy crypto. Bạn chuyển khoản 100$, và họ sẽ gửi lại bạn số Bitcoin trị giá 100$, có lẽ sẽ trừ phí.
Trước đây, có một định kiến rằng rất nhiều sàn giao dịch crypto được điều hành bởi bọn tội phạm hoặc bọn trẻ ranh bất tài, hoặc bọn tội phạm trẻ ranh bất tài. Giao dịch trao đổi crypto tiêu chuẩn lúc đó là 1) bạn đổi đô la lấy Bitcoin để mua heroin, và sau đó 2) sàn giao dịch bị hack và làm mất số Bitcoin của bạn trước cả khi bạn kịp mua heroin.
Các sàn giao dịch crypto hiện đại ít như vậy. Vì là, họ cẩn thận hơn và tinh thông kỹ thuật hơn, vì vậy họ ít có khả năng sẽ làm mất Bitcoin của bạn. Tuy nhiên, một lý do nữa, họ là những công ty lớn, các cơ quan quản lý biết về họ, và họ cố gắng làm những công dân đứng đắn. Trong vai trò là những điểm nạp-rút tiền giữa các loại tiền tệ truyền thống và crypto, họ thực hiện các hoạt động kiểm tra chống rửa tiền và biết-khách-hàng-của-bạn-là-ai mà các ngân hàng và công ty môi giới truyền thống vẫn làm. Nếu bạn đến Coinbase – một công ty đại chúng Mỹ! – với một bao tiền đô la mà bạn có được từ việc buôn bán heroin và cố gắng chuyển chúng thành Bitcoin, Coinbase sẽ từ chối bạn và có lẽ sẽ báo cảnh sát về bạn. Ngày nay, các sàn giao dịch tập trung là một phần của hệ thống tài chính được quản lý. Thời mà crypto là vùng đất hoàn toàn vô luật hầu như đã không còn nữa.
Đây là các sự đánh đổi. Nói chung, các sàn giao dịch crypto của thời xưa cho phép bạn đổi đô la lấy Bitcoin mà không hỏi bất cứ câu gì, nhưng họ có thể sẽ ăn cắp Bitcoin của bạn: Khi các sàn giao dịch không bị quản lý và thuận lợi cho môi trường phạm tội, tỷ lệ họ phạm tội với bạn (hoặc họ bị phạm tội bởi ai đó) là khá cao. Các sàn giao dịch crypto hiện đại hỏi rất nhiều câu hỏi và khiến bạn khó chuyển hàng tấn tiền một cách bí mật, nhưng họ có lẽ sẽ không lấy cắp Bitcoin của bạn.
ii. Giám hộ
Vậy là bạn đã mở mộ tài khoản tại một sàn giao dịch và gửi cho họ 100$ để mua 100$ Bitcoin. Sàn giao dịch sẽ đưa cho bạn cái gì cho 100$ đó? Một khả năng: Họ gửi cho bạn 0,005215 Bitcoin. Họ gửi một số hướng dẫn về cách thiết lập ví Bitcoin, yêu cầu bạn cung cấp địa chỉ Bitcoin công khai, chuyển 100$ thành Bitcoin theo tỷ giá thị trường hiện tại, và gửi cho bạn số Bitcoin đó vào địa chỉ công khai của bạn. Và sau đó bạn truy cập số Bitcoin này bằng cách sử dụng khóa riêng tư dành cho địa chỉ đó.
Điều này không có tính tối ưu cho sàn giao dịch. Bởi một lẽ, các giao dịch đô la và Bitcoin có khung thời gian và tính cuối cùng khác nhau. Nếu bạn nạp tiền vào tài khoản của mình bằng chuyển khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, rồi sau đó bạn mua 100$ Bitcoin, rồi bạn gọi cho ngân hàng nói, “Tôi bị lừa, tôi không nhận ra khoản chi đó,” thì rất có thể ngân hàng sẽ lấy 100$ đó từ sàn giao dịch và trả lại cho bạn [46]. Trong khi đó, số bt chuyển đến ví bạn thì được thực hiện nhanh và không thể nghịch đảo.
[46]: Điều này đúng với bất kỳ giao dịch nào khác: Nếu bạn mua một bữa ăn từ một nhà hàng, bạn có thể thử trò lừa tương tự, và trong thực tế các hãng bán lẻ lớn thường mất một khoản tiền cho “các khoản bồi hoàn.” Đây là một phần lý do tại sao Satoshi phát minh ra Bitcoin, để tránh những thứ đảo ngược kiểu như vậy. Nhưng vấn đề này có lẽ còn lớn hơn với các sàn giao dịch: Họ phải xử lý những giao dịch lớn, thuần túy tài chính. Giá trị Bitcoin có tính không ổn định cao, và nếu nó giảm giá sau khi bạn mua, có thể bạn sẽ cố gắng lấy lại tiền của mình, và nếu bạn thực sự báo cáo việc giao dịch đó là lừa đảo với ngân hàng, thì xét về phương diện những gì đã từng xảy ra, ngân hàng có nhiều khả năng sẽ nghi ngờ sàn giao dịch crypto hơn so với một đại siêu thị bán lẻ xây bằng gạch vữa.
Một lẽ khác, bạn biết sàn giao dịch sẽ có một số khách hàng không viết lại cụm từ hạt giống của ví của họ (hoặc làm mất hoặc quên mất) và họ không thể truy cập số Bitcoin trong ví đó. Và họ sẽ gọi cho dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn giao dịch và nói, “Tôi làm mất mật khẩu của tài khoản Bitcoin, bạn đặt lại mật khẩu giúp tôi được không?” Và sàn giao dịch sẽ nói, “Không, việc này không hoạt động như thế, nhân tiện chúng tôi cũng không có dịch vụ chăm sóc khách hàng.” Và người khác hàng sẽ không thích điều đó. “Tôi đã trả anh 100$ để mua Bitcoin, và giờ tôi không có Bitcoin,” họ sẽ nói, và đổ lỗi cho sàn giao dịch và phàn nàn với các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi pháp luật và báo chí.
Giờ thì, những vấn đề này thật phiền phức nhưng có thể giải quyết được, và các sàn giao dịch crypto hiện đại đã thực hiện phần nào việc này, và mua crypto cho những khách hàng “tự lưu ký”. Nhưng có một lựa chọn đơn giản hơn mà cũng tương đối phổ biến. Sàn giao dịch có thể để treo số Bitcoin bạn mua cho bạn. Thay vì gửi cho bạn 0,005215 Bitcoin trên chuỗi khối Bitcoin, họ có thể ra ngoài và mua 0,005215 Bitcoin và đưa chúng vào ví Bitcoin của họ. Là một sàn giao dịch Bitcoin chuyên nghiệp, họ có thể sẽ nỗ lực để giữ số Bitcoin này an toàn và không làm mất khóa.
Và sau đó thay vì gửi cho bạn 0,005215 Bitcoin, họ sẽ chỉ việc giữ một cơ sở dữ liệu về những khách hàng và số dư tài khoản của khách hàng. Và mục dữ liệu của bạn trong cơ sở dữ liệu đó bao gồm tên, số giấy phép lái xe, số tài khoản, địa chỉ email, số điện thoại, mật khẩu (đùa thôi, một số băm mật khẩu), tên thời con gái của mẹ bạn, và số dư tài khoản, và sàn giao dịch ghi 0,005215 vào bảng cân đối của họ.
Và sau đó khi bạn đăng nhập vào tài khoản của mình, tài khoản của bạn hiển thị “0,005215 Bitcoin” như số tư tài khoản, và bạn nghĩ mình sở hữu 0,005215 Bitcoin. Và bạn nghĩ vậy không hẳn là sai. Nhưng cái mà bạn thực sự sở hữu là một xác nhận trên sàn giao dịch cho 0,005215 Bitcoin. Bạn không trực tiếp sở hữu Bitcoin, và bạn không kiểm soát khóa riêng tư. Bạn chỉ có một mục dữ liệu trên sổ cái của sàn giao dịch.
Nếu bạn có một tài khoản ngân hàng, ngân hàng sẽ nợ bạn tiền, và bạn tin tưởng họ sẽ giữ bản ghi cho việc đó; nếu bạn có một tài khoản sàn giao dịch crypto thì cũng tương tự, nhưng sàn giao dịch nợ bạn Bitcoin. Điều này cũng có nghĩa nếu bạn làm mất mật khẩu, bạn có thể gọi cho sàn giao dịch, và họ có thể đặt lại mật khẩu cho bạn. Dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể tốt hơn chút rồi.
Nhưng cũng một số nhược điểm rõ ràng. Một nhược điểm lớn: Nó giống với ngân hàng! Nếu bạn đến với Bitcoin vì bạn không tin ngân hàng và bạn muốn tự kiểm soát tiền của mình, thì, về mặt triết học, việc cứ thế cắm đầu tin tưởng sàn giao dịch crypto để giữ tiền hộ nó kỳ cục sao ấy.
Ngày nay các sàn giao dịch crypto lớn dường như hầu hết là tuân thủ luật pháp, và bạn có thể trở nên đủ giàu có bằng cách điều hành một sàn giao dịch crypto hợp pháp đến độ việc ăn cắp tiền trở nên có vẻ ngớ ngẩn. Nhưng một nhược điểm khác là các hacker. Một sàn giao dịch crypto có một hũ tiền khổng lồ, và nó phải di chuyển số tiền đó vòng quanh rất nhiều để phục vụ các giao dịch của khách hàng. Đó là một mục tiêu hấp dẫn cho các hacker đang muốn đánh cắp các chìa khóa riêng tư. Nói lại lần nữa, các sàn giao dịch crypto hiện đại chi rất nhiều tiền cho việc bảo mật thông tin, nhưng không phải sàn nào cũng thế, và có cả một dãy dài những câu chuyện về các sàn giao dịch bt đã bị hack. Hoặc “đã hack”. Khi toàn bộ Bitcoin trong ví của một sàn giao dịch bị đánh cắp, đôi khi rất khó để nói liệu họ bị ăn cắp bởi những hacker bên ngoài hay bởi chính CEO của sàn giao dịch.
Thêm nữa, dù tôi cho rằng sàn giao dịch ít có khả năng sẽ làm mất các chìa khóa riêng tư hơn so với các khách hàng bình thường, việc đó đôi khi vẫn có thể xảy ra. Năm 2018, CEO của Quadriga Fintech Solutions Corp. đã chết trong một hoàn cảnh có phần bí ẩn khi đang đi nghĩ dưỡng tại Ấn Độ. Vào lúc đó, sàn QuadrigaCX của công ty đang là sàn giao dịch crypto lớn nhất Canada, và, té ra, nó được chạy hoàn toàn trên laptop của anh CEO đó. Khi anh ta chết, anh ta đã mang theo toàn bộ các chìa khóa riêng tư của QuadrigaCX, nghĩa là số Bitcoin của các khách hàng đã vĩnh viễn bị mất. Hoặc đáng ra mọi việc sẽ là như thế, ngoại trừ việc trước khi chết anh ta đã ăn cắp toàn bộ số Bitcoin của khách hàng, vì vậy những ví điện tử mà có khóa riêng tư mất đi cùng anh ta thì cũng chẳng còn gì bên trong. Khi các sàn giao dịch mà đã tệ, thì họ có xu hướng tệ theo mọi cách cùng lúc.
iii. Cũng là các sàn giao dịch
Các sàn giao dịch tập trung là những để mọi người nạp tiền vào crypto bằng đồng đô la và các loại tiền tệ truyền thống khác, nhưng chúng cũng là các sàn giao dịch. Nếu bạn có Bitcoin trong tài khoản trên Coinbase, và bạn muốn có Ether, bạn có thể bán Bitcoin để lấy Ether. Nếu bạn muốn tích cực giao dịch giữa các loại tiền mã hóa, để cược xem loại nào sẽ tăng giá nhiều hơn, bạn có thể làm vậy trên một sàn giao dịch.
Tài chính truyền thống có xu hướng phân chia giữa “sàn giao dịch” và “bên môi giới.” Nếu bạn muốn mua chứng khoán, bạn mở một tài khoản ở một công ty môi giới như Charles Schwab, Fidelity, hay Robinhood, và bạn gửi cho họ lệnh mua cổ phiếu. Sàn giao dịch chứng khoán là nơi dành cho những công ty môi giới và các tổ chức lớn mua bán chứng khoán; các khách hàng cá nhân cần một tài khoản và một người môi giới để truy cập sàn giao dịch [49]. Có nhiều lớp trung gian.
[49]: Trong thực tế, giao dịch chứng khoán Mỹ thậm chí còn mang tính trung gian hơn thế này, và lệnh của bạn có thể được gửi cho một công ty thương mại điện tử chứ không phải tới thẳng sàn giao dịch chứng khoán.
Trong crypto đều đó thường không đúng: Các sàn giao dịch crypto lớn như Coinbase hay FTX cho phép bất kỳ ai mở một tài khoản và trao đổi crypto trực tiếp trên sàn, và bạn thường sẽ không kết nối với sàn giao dịch thông qua người môi giới. Tất cả các bước dùng để thực hiện việc giao dịch – nạp tiền của bạn vào tài khoản, nhận lệnh mua, khớp lệnh mua của bạn với lệnh bán của người khác, hoàn tất giao dịch, đưa crypto vào tài khoản, theo dõi tài khoản – đều được làm bởi sàn giao dịch.
Hãy để tôi dành thêm chút thời gian để nói về một trong những chức năng đó: cung cấp đòn bẩy (leverage). Nếu Bitcoin gây chưa đủ phấn khích cho bạn, bạn có thể tìm một sàn giao dịch cho phép bạn mượn tiền để mua nhiều hơn nữa. Bạn bỏ vào 100$, sàn giao dịch cho bạn mượn 900$, bạn nhận được số Bitcoin trị giá 1000$. Nếu giá Bitcoin tăng 10%, số tiền vốn của bạn tăng gấp đôi; nếu giá Bitcoin giảm 10%, bạn mất sạch số đó. Giá Bitcoin tăng giảm 10% thường xuyên, nên đây là một cách sôi động để đánh bạc.
Tài chính truyền thống cũng cung cấp đòn bẩy, nhưng nó là một hệ thống phức tạp và nhiều trung gian bao gồm các bên môi giới và các trung tâm thanh toán bù trừ. Các sàn giao dịch crypto có tính tích hợp hơn, vì vậy trong nhiều trường hợp sàn giao dịch crypto về cơ bản có thể coi như đang làm các hoạt động quản lý rủi ro thị trường. Giả dụ, thay vì 10%, giá Bitcoin giảm hẳn 15%; bạn không chỉ mất 100$ tiền vốn, mà giờ bạn còn nợ 50$. Các sàn giao dịch crypto phải quyết định khi nào thì sẽ khiến bạn phải đưa ra thế chấp – bỏ thêm tiền vào – để đảm bảo bạn có thể bù đắp ổn cho các khoản thua lỗ của mình và khi nào thì thanh lý position* của bạn để bạn không bị thua nhiều hơn mức bạn có thể trả.
*t/n: hiểu nôm na là “tình trạng nắm giữ/vị thế sở hữu cổ phiếu - khoản đầu tư”, từ này mình cũng không biết dịch sao nữa :<, nên mình xin trích lại một giải thích trên báo thesaigontimes: “Bình thường trong chuyện làm ăn ta chỉ quen nghe việc kiếm lời bằng “mua thấp bán cao” mà quên rằng việc “bán cao mua thấp” cũng là một cách làm hiệu quả. Hai hoạt động vừa đề cập trong ngoặc kép này cần được hiểu kèm với trình tự thời gian. Do cách tính toán để sinh lợi, ở đây có điểm khác cơ bản là thứ tự mua trước bán sau và bán trước mua sau. Cách làm của người mua bán hay đầu tư như vậy đặt họ trước một vị thế nhất định về sở hữu, là thứ mà thuật ngữ tiếng Anh gọi là position.” Position chia làm hai loại: long position và short position. Long position: mua vào ở mức giá 10 (vì nghĩ giá này đang thấp) và chờ giá tăng lên 13, 14, 15… thì bán ra. Short position: bán ra ở mức giá 15 (vì nghĩ giá này đang cao) và chờ giá giảm xuống 12, 11, 10… thì mua lại vào.
Sàn giao dịch crypto có thể có các khách hàng sử dụng đòn bẩy lớn cược Bitcoin sẽ tăng giá (theo ngôn ngữ tài chính thì họ đang “long”) và các khách hàng sử dụng đòn bẩy lớn cược Bitcoin sẽ giảm giá (họ đang “short”). Nếu giá Bitcoin tăng/giảm quá mạnh quá nhanh, thì những người long/short sẽ bị hết tiền, và như vậy nghĩa là sẽ không có tiền để trả những người short/long ở phía bên kia. Sàn giao dịch phải cân nhắc về tính bất ổn định về mặt giá trị của các tài sản, thiết lập các giới hạn đòn bẩy để hạn chế các vụ blowups (t/n: mất sạch tiền, sụp đổ tài chính,…), và giám sát các mức đòn bẩy để đảm bảo không ai có nguy cơ sớm bị blow up. Nếu ai đó có khả năng bị blow up, sàn giao dịch sẽ phải thu giữ tài sản thế chấp của người đó và bán, lý tưởng là theo cách một cách thông minh như nào đó để không gây bất ổn định thị trường quá nhiều. Và trong các giao đoạn biến động cao, sàn giao dịch có thể sẽ ngừng giao dịch thay vì làm tất cả những thứ kiểu như trên. Đó là một sự ra quyết định mang đậm đặc tính tập trung.
C. Stablecoin*
*tạm dịch: các loại coin ổn định
Mạng Bitcoin làm rất tốt việc theo dõi xem ai có Bitcoin. Điều này thật thú vị về mặt công nghệ và cũng hữu ích ở góc độ Bitcoin là một kho lưu giữ của cải. Và nếu Bitcoin là loại tiền tệ có ảnh hưởng nhất thế giới – nếu nó là loại “tiền kỹ thuật số” mà bạn có thể dùng để mua cái gì đó và giá của nhiều thứ được lấy theo Bitcoin – thì nó sẽ thậm chí còn hữu ích hơn nữa. Nhưng nó không phải là loại tiền tệ có ảnh hưởng nhất thế giới. Bạn dùng đồng đô la hay bảng Anh hoặc yên hoặc euro để mua thứ gì đó, và giá của Bitcoin tính bằng đô la (hoặc…hoặc…) thì có tính bất ổn định rất cao.
Một điều sẽ rất hay ho là nếu như crypto có thể theo dõi xem ai có đô la. Sau đó bạn có thể nhận được những lợi ích của crypto (phi tập trung, hợp đồng thông minh, lách luật) cùng với những lợi ích của đồng đô la (tài khoản ngân hàng của bạn không quá biến động thất thường, có thể dùng để mua sandwich). Một stablecoin là một token crypto được mong đợi sẽ luôn luôn có giá trị bằng 1 đô la [51]. Nếu bạn có một stablecoin thì tức là bạn có 1$ trên chuỗi khối. Bạn hi vọng thế.
[51]: hoặc một đơn vị của một loại tiền tệ truyền thống nào đó khác. Nhưng ở bài này tôi sẽ dùng đô la.
i. Thế chấp
Loại stablecoin đơn giản nhất là loại mà đôi khi được gọi là “stablecoin được trợ giá hoàn toàn”; một số cái tên phổ biến là USDC và Tether. Ý tưởng ở đây là:
Stablecoin của bạn tồn tại trên một chuỗi khối nào đó [53] và có thể được giao dịch và sử dụng như bất kỳ token nào khác trên chuỗi khối đó. Nếu bạn có số stablecoin trị giá 10.000$ trên chuỗi khối Ethereum và bạn muốn mua một số Ether, bạn có thể mua 10.000$ Ether với số stablecoin của mình mà không cần bỏ thêm đô la vào. Và nếu bạn có số Ether trị giá 10.000$, bạn có thể bán chúng lấy 10.000$ stablecoin. Có 10.000$ stablecoin thì giống như có 10.000$, nhưng stablecoin tồn tại trên chuỗi khối – trong ví crypto của bạn – thay vì tài khoản ngân hàng.
[53]: Hầu hết các bên phát hành stablecoin lớn phát hành trên nhiều chuỗi khối khác nhau.
Điều này sẽ hữu ích nếu, ví dụ, bạn không có tài khoản ngân hàng. Hoặc nếu bạn không sống ở Mỹ, và sẽ khó để bạn tạo một tài khoản tiền đô. Hoặc nếu bạn có kế hoạch dùng 10.000$ để sau này mua thêm crypto, và bạn không muốn chuyển số tiền đó qua lại giữa hệ thống tài chính bình thường và hệ thống tài chính crypto. Hoặc nếu bạn muốn gửi 10.000$ tới một hợp đồng thông minh, thứ có thể xử lý trực tiếp ví crypto của bạn nhưng lại gặp khó khăn trong việc kết nối với ngân hàng. Các ngân hàng hoài nghi crypto, và crypto hoài nghi các ngân hàng, vì vậy việc kết nối hệ thống crypto với ngân hàng luôn luôn là một tác vụ đau đầu. “Hợp đồng thông minh này sẽ gửi cho tôi một số đô la nếu đội Jets thắng vào cuối tuần này”: không, tệ quá, không được. “Hợp đồng thông minh này sẽ gửi tôi một số stablecoin nếu đội Jets thắng”: ok, được. Stablecoin là các đồng đô la “được gói lại”, là các đồng đô la tồn tại trên chuỗi khối.
Nói chung, điều này hữu ích nếu bạn nghĩ hệ thống tài chính crypto tốt hơn hệ thống tài chính truyền thống. Nếu việc gửi token qua một chuỗi khối crypto nhanh hơn và rẻ hơn so với gửi đô la qua chuyển tiền liên ngân hàng, thì stablecoin là cách tốt hơn để gửi đô la đi. Nếu chuỗi khối cho phép bạn phát triển các hợp đồng phái sinh và các ứng dụng giao dịch thú vị theo cách nhanh và không cần sự cho phép trong khi hệ thống tài chính truyền thống thì không, bạn sẽ muốn dùng stablecoin thay cho đồng đô la thông thường.
Một điểm quan trọng về mô hình stablecoin được bảo đảm là nó yêu cầu bạn phải tin tưởng bên phát hành. Quả thật, tính đô la của stablecoin diễn ra hoàn toàn ngoài chuỗi khối. Liên quan đến crypto, cái bạn có là một biên nhận cho 1$ từ một tổ chức mà bạn tin tưởng. Nếu tổ chức đó thiêu hủy hết số đô la, biên lai đó sẽ không đáng giá 1$.
Một trong những tranh cãi kéo dài và hài hước nhất trong giới crypto là nơi mà Tether, đồng stablecoin lớn nhất, giữ tiền. Tether ngập tràn những nhân vật độc đáo thú vị (anh chàng trong Mighty Ducks, v.v.), và họ đi khắp nơi khoe khoang về việc mình minh bạch như thế nào nhưng không nói rõ tiền đang ở đâu. Họ cũng đi khắp nơi hứa hẹn sẽ công bố kiểm toán nhưng không bao giờ thực hiện. Có lẽ họ có tiền, không ít thì nhiều, nhưng họ dường như đang bỏ rất nhiều nỗ lực để trông có vẻ đáng tin. Thế nhưng, mọi người vẫn tin họ.
• Bạn có thể thế chấp những thứ khác
Mô hình stablecoin được bảo đảm là một cách để gói những tài sản không phải crypto và đưa chúng lên chuỗi khối. Bạn có thể hình dung rất nhiều loại tài sản được gói.
Ví dụ, sẽ thế nào nếu bạn muốn giao dịch cổ phiếu, nhưng dưới dạng crypto? Có thể bạn muốn làm điều này vì những lý do tương tự như tại sao có thể bạn muốn có đô la, nhưng là dưới dạng crypto. Bạn thích hệ thống crypto, các hợp đồng thông minh, một cách tân về sự không cần sự cho phép, các sàn giao dịch phi tập trung, và, nói thẳng ra là, sự thiếu sự quản lý. Nhưng bạn cũng thích cổ phiếu, thứ đại diện cho quyền sở hữu trong cách doanh nghiệp sản xuất và cũng là một công cụ rất phổ biến để đầu cơ. Hệ thống crypto và hệ thống chứng khoán không tương thích tốt với nhau lắm. Người môi giới hoài nghi crypto, và crypto hoài nghi người môi giới (việc này ngày càng ít đi, nhưng vẫn có). Đưa cổ phiếu lên chuỗi khối cho phép bạn giao dịch những thứ bạn muốn (cổ phiếu) theo cách bạn muốn (dưới dạng crypto).
Về mặt khái niệm, một cách để làm điều này là một tổ chức tương đối đáng tin nào đó mua một loạt cổ phiếu Tesla (TSLA) và giữ chúng trong kho an toàn của họ. Và sau đó họ phát hành token “wrapped Tesla (Tesla được gói)” trên một chuỗi khối nào đó: mỗi token wTSLA tương ứng với một cổ phiếu Tesla mà tổ chức đó có trong kho an toàn, và bạn có thể giao dịch chúng trên chuỗi khối y như Ether.
Và thực tế điều này có tồn tại. FTX, một sàn giao dịch crypto tập trung hàng đầu, cung cấp “cổ phiếu được token hóa (tokenized stocks)” trên chuỗi khối Solana, dù không dành cho khách hàng Mỹ; Binance, một sàn giao dịch hàng đầu khác, từng cung cấp cổ phiếu được token hóa trong một thời gian nhưng đã dừng lại. Nếu bạn định thử việc này, bạn nên hỏi xin ý kiến của cơ quan quản lý chứng khoán sở tại trước. Việc tìm ra những cách mới để bán cho mọi người những thứ mới, không-hẳn-là-cổ-phiếu thì khá là nhạy cảm về mặt pháp lý.
Nhưng nếu làm được thì sẽ thật thú vị. Với sàn giao dịch crypto, nó là một cách để giữ chân những con bạc trên nền tảng của họ: Những người muốn cược vào Bitcoin và Ether và cổ phiếu Tesla có thể làm tất cả cùng lúc trên chỉ một sàn giao dịch crypto.
Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, đó là một cách để hệ thống tài chính crypto thâu tóm hệ thống tài chính truyền thống. Bạn có một tài sản tài chính? Để nó vào một cái hộp và phát hành token cho nó. Giờ đây nó đã là một tài sản crypto. Nếu hệ thống tài chính crypto tốt – nếu các chương trình máy tính, nền tảng thanh toán, và cấu trúc tổ chức của crypto có lợi thế cạnh tranh so với các chương trình, nền tảng và cấu trúc của tài chính truyền thống – thì sẽ có người sẽ thích giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu hoặc các tài sản tài chính khác bằng hệ thống crypto.
ii. Thuật toán
Mô hình stablecoin được bảo đảm toàn bộ có những vấn đề. Một trong số đó là bạn có thể không tin bên phát hành của stablecoin được bảo đảm. Một vấn đề khác là bạn có thể không muốn tin bất kỳ bên phát hành nào. Do nhu cầu và sự cần thiết, một nhà phát hành stablecoin được bảo đảm sử dụng hệ thống tài chính đô la Mỹ. Họ giữ những đồng đô la dùng để bảo đảm trong ngân hàng hoặc trong các công cụ tài chính truyền thống dùng đồng đô la. Họ có thể phải chịu theo quy định và sự quản lý của hệ thống đó.
Cái bạn muốn là một thứ đáng giá một đô la nhưng chỉ duy nhất tồn tại trên chuỗi khối. Liệu điều đó có thể được thực hiện?
• Thuật toán tốt
Chắc chắn rồi! Và với một chút kỹ thuật tài chính khá đơn giản và truyền thống.
Bắt đầu với đòn bẩy, hoặc nói đơn giản là vay mượn tiền. Đòn bẩy là một cách để khuếch đại các rủi ro và lợi nhuận khi đặt cược vào crypto: Thay vì bỏ vào 100$ và mua 100$ Bitcoin và kiếm được 10$ nếu giá Bitcoin tăng 10%, tôi bỏ vào 100$ và vay thêm 100$ và mua 200$ Bitcoin và kiếm được 20$ nếu giá Bitcoin tăng 10%. Hoặc tôi thua 20$ nếu giá Bitcoin giảm 10%. Hoặc tôi mất sạch tiền nếu giá Bitcoin giảm 50%.
Với tôi, đó là một kiểu chơi liều ăn nhiều. Nhưng sẽ thế nào nếu tôi vay tiền từ bạn? Bạn thấy thế nào về lối chơi đó? Chà, nếu Bitcoin tăng giá 10%, bạn nhận lại 100$: Tôi bán số Bitcoin của mình được 220$, trả lại bạn 100$ tôi đã vay và giữ phần còn lại. Và tương tự:
Trong tất cả các tình huống tôi đã đưa ra, bạn đều nhận lại 100$. Bạn bỏ vòa 100$, và bạn nhận lại 100$, bất kể thế nào. Với tôi thì kiểu giao dịch này rất rủi ro. (Nếu Bitcoin giảm 49,5%, tôi sẽ mất 99% số tiền của mình.) Với bạn giao dịch kiểu này rất an toàn. Rất ổn định. Cái bạn có là một stablecoin. Bạn bỏ vào 100$ và nhận lại 100$.
Ý tưởng cơ bản này gọi là một “stablecoin thuật toán (algorithmic stablecoin)”. Bạn bỏ vào 100$ và nhận lại một thứ đáng giá 100$, và giá trị của thứ này được bảo đảm bởi một một lượng tiền mã hóa (có giá thất thường) lớn hơn. Tôi đã miêu tả ý tưởng này chỉ như một khoản vay nợ trực tiếp giữa bạn và tôi (một hợp đồng), nhưng thông thường nó sẽ được thực hiện như một hợp đồng thông minh, một chương trình máy tính trên một chuỗi khối.
Vitalik miêu tả một hình thức căn bản của điều này trong sách trắng của Ethereum, gọi nó là một “hợp đồng bảo hiểm rủi ro (hedging contract)”. Sau đây là một ví dụ khác biệt chút xíu trong đó không hề xuất hiện đồng đô la: Giả sử bạn và tôi mỗi người bỏ 1000 Ether vào một hợp đồng thông minh, và khi chúng ta làm thế, 1000 Ether giá 1 triệu đô. Vào một ngày đáo hạn đã được định trước nào đó, hợp đồng đó sẽ gửi bạn số Ether trị giá 1 triệu đô, và tôi sẽ nhận được bất Ether nào còn sót lại. Nếu Ether tăng gấp đôi giá trị trong thời gian đó, bạn sẽ nhận được 500 Ether tương đương 1 triệu đô, và tôi sẽ nhận được 1,500 Ether tương đương 3 triệu đô. Mặt khác, nếu giá Ether so với đô la giảm 50%, bạn sẽ nhận lại toàn bộ số Ether trong quỹ chung vì giờ toàn bộ số Ether đó mới tương đương 1 triệu đô, và tôi không nhận được gì. Bạn sẽ luôn nhận lại 1 triệu đô bất kể thế nào. Tuy thế, hợp đồng thông minh của chúng ta chưa từng giữ bất kỳ đồng đô la nào. Không có sự xuất hiện của tài khoản ngân hàng, không tín phiếu kho bạc, không đơn vị trung gian đáng tin, nhưng bạn có một xác nhận với giá trị ổn định của đồng đô la Mỹ. Chúng ta có một cách để tạo ra đô la chỉ từ duy nhất crypto.
Một vài lưu ý. Thứ nhất, tôi đang tỏ ra quá đáng yêu ở đây: Trong ví dụ gốc của tôi, nếu giá Bitcoin giảm đi 51%, số Bitcoin trị giá 200$ của tôi sẽ trị giá chỉ còn 98$, và tôi sẽ không có đủ tiền để trả lại bạn (100$). Một coin đáng ra phải ổn định (stable) của bạn giờ trị giá 98 cent.
Không dễ để tạo ra stablecoin từ những tài sản cực kỳ bất ổn định. Stablecoin thuật toán có một số rủi ro về việc trở nên bất ổn định. Nhưng bạn có thể làm tốt hơn ví dụ thô mà tôi đã nêu ra ở trên. Ví dụ, bạn có thể dùng các lệnh gọi ký quỹ để nếu Bitcoin giảm đi mất hơn 20% giá trị, hợp đồng thông minh sẽ bán số Bitcoin còn lại để trả lại bạn tiền ngay lập tức. (Các stablecoin thuật toán trong thực tế - ví dụ như Dai, stablecoin của MakerDAO, một stablecoin lớn – hoạt động theo cách này.)
Thứ hai, tôi đang bỏ qua tiền lãi. Trong thế giới thực, nếu tôi mượn bạn 100$ để mua Bitcoin, tôi sẽ không chỉ trả lại cho bạn mỗi 100$; tôi sẽ trả lại bạn kèm với tiền lãi, có thể 101$ hoặc như nào đó. Một stablecoin thuật toán – rất giống với một đồng đô la trong tài khoản ngân hàng – có thể có khả năng tạo ra tiền lãi.
Thứ ba, chú ý rằng có hai bên trong giao dịch này. Một số người muốn stablecoin và sẽ bỏ tiền (hoặc Ether, Bitcoin, v.v.) vào loại hợp đồng thông minh này để lấy stablecoin; những người khác muốn có đòn bẩy tài chính và sẽ vay tiền từ loại hợp đồng thông minh này để nhận các position đã được gắn đòn bẩy bằng các tài sản crypto đầy rủi ro. Mỗi người có gu rủi ro khác nhau, nên là sẽ có giao dịch đáp ứng mong muốn của cả hai bên.
Thứ tư: Bạn có biết ngân hàng là gì không? Không phải trong crypto, trong thế giới thực kia. Một ngân hàng nghĩa là như này. Một số người muốn vay tiền để đầu tư. Các khoản đầu tư chính là 1) thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp và 2) mua bất động sản. Họ vay tiền từ ngân hàng; họ nhận được đòn bẩy. Nếu việc kinh doanh của họ suôn sẻ hoặc ngôi nhà của họ tăng giá, họ trả lại số tiền đã mượn cho ngân hàng, kèm tiền lãi. Ngân hàng có quyền đòi nợ ưu tiên (senior claim) với doanh nghiệp hoặc nhà của người đi vay – nếu không có đủ tiền để trả tất cả chủ nợ, nợ của ngân hàng sẽ được ưu tiên trả trước. Đôi khi ngân hàng mất tiền, nhưng phần lớn thời gian họ được trả lại phần lớn số tiền đã cho vay.
Ngân hàng, vì vậy, chỉ là một cái bể chứa những khoản cho vay kiểu vậy, chỉ là rất nhiều các quyền đòi nợ ưu tiên với rất nhiều doanh nghiệp và ngôi nhà. Những khoản cho vay này gọi là “các tài sản” của ngân hàng. Rồi bản thân ngân hàng cũng đi vay tiền. Một ngân hàng có 10 tỷ đô trị giá tài sản – các khoản vay kinh doanh và vay thế chấp tài sản có tổng trị giá 10 tỷ đô – có thể có 1 tỷ đô trong đó là tiền của các cổ đông (tức “vốn chủ sở hữu” hay, với trường hợp của ngân hàng thì là, “vốn doanh nghiệp”) và 9 tỷ đô là tiền đi vay từ người khác. Ngân hàng vay 9 tỷ đô từ các khách hàng của họ dưới dạng tiền gửi. Về mặt hình thức, tiền gửi ngân hàng là một khoản cho ngân hàng vay; nếu bạn gửi 100$, ngân hàng nợ bạn 100$ đó. Và họ dùng 100$ đó để tài trợ khoản vay cho các doanh nghiệp và những người mua nhà.
Mà chờ đã. Tôi đã nói trước đó (ở phần tận cùng phía trên) rằng một đô la chỉ là một mục dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng. Khi bạn có một đô la, cái bạn có là một mục dữ liệu trên các sổ sách của ngân hàng – khoản tiền gửi chính là tờ đô la mà bạn có đó. Khoản tiền gửi chính là tờ đô la mà bạn có đó, thế nhưng nó cũng là khoản nợ của ngân hàng. Mục dữ liệu của bạn trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng cho thấy cả hai điều đó: rằng ngân hàng nợ bạn một đô la và đó chính là một đô la mà bạn sở hữu. Nghe nó cứ không nhất quán kiểu gì nhỉ. Làm thế nào mà ngân hàng nợ bạn một đô la, nếu bạn đang có nó ngay bây giờ, trong tài khoản của bạn đây này?
Hệ thống ngân hàng hiện đại là một cỗ máy mà đầu này thì nhận vào các tài sản có tính rủi ro và nhận các quyền đòi nợ ưu tiên (senior claim) cho các tài sản đó (cho vay tiền dựa trên các tài sản này, với quyền được ưu tiên hoàn trả trước) và lặp lại việc đó vài lần (nhận và phát hành các quyền đòi nợ ưu tiên cho các quyền đòi nợ ưu tiên [56]), trong khi đầu kia thì nhả ra các đồng đô la. Đô la được chắt ra từ các tài sản có tính rủi ro.
[56]: Trong thực tế, điều này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần. Các ngân hàng đôi khi sẽ mua các khoản nợ ưu tiên của các nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO) được tạo thành từ các khoản nợ ưu tiên của các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) được tạo thành từ các khoản cho vay ưu tiên về nhà ở; nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng đó, thì bạn có quyền đòi nợ ưu tiên (khoản tiền gửi) đối với quyền đòi nợ ưu tiên (khoản CDO) đối với quyền đòi nợ ưu tiên (khoản MBS) đối với quyền đòi nợ ưu tiên (khoản thế chấp) đối với nhà ở.
Mấy thứ stablecoin chẳng phải là cái gì mới mẻ. Cũng chỉ là kiểu ngân hàng, nhưng là kiểu ngân hàng rõ ràng theo một cách cụ thể, được tinh lọc qua các hợp đồng thông minh trên chuỗi khối.
• Thuật toán tệ
Tóm tắt lại phần trước: Nếu bạn có một số lượng lớn các token có tính rủi ro, bạn có thể dùng một chút kỹ thuật tài chính để phát hành một số lượng nhỏ hơn các xác nhận với các token này và gọi chúng là stablecoin. Nhưng, đồng thời, hãy nhớ lại một trong những bài học đơn giản nhất rút ra từ Bitcoin đó là bạn có thể tự bịa rồi chế ra một token tùy ý có thể giao dịch điện tử, và mọi người có thể sẽ trả bạn tiền cho nó. (Đáng thử phát đấy, nhỉ?)
Hai góc nhìn soi chiếu này – 1) bạn có thể tự bịa rồi chế ra một token và nó sẽ đáng một số tiền nào đó và 2) bạn có thể dùng các xác nhận với các token có tính rủi ro để tạo ra stablecoin – có thể được kết hợp một cách tự nhiên để tạo ra một thảm họa. Thảm họa đó như sau:
Lỗ hổng trong logic này nằm ở Bước 4: Hoàn toàn không có một tý chút lý do gì để Sharecoin có chút giá trị gì cả – nó là do tôi bịa rồi chế ra thôi mà! – và vì thế không có lý do gì để một Dollarcoin đáng giá một đô la. Nhưng dĩ nhiên mọi thứ trong crypto đều là tóm từ trong không khí ra, bởi ai đó, trong một quá khứ gần đây, vì vậy phản đối này không thuyết phục như bạn có thể đang nghĩ đâu. Mọi người có thể tin vào câu chuyện này hoặc chỉ đơn giản là (một cách cảm tính) vào sự kết nối của Sharecoin và Dollarcoin. Họ có thể sẽ mua Dollarcoin và coi nó đáng giá như một đô la, và mua Sharecoin và coi nó đáng giá như một thành phần có giá trị của một hệ sinh thái đang phát triển mạnh.
Đến một lúc nào đó quá trình sẽ đảo ngược. Mọi người bắt đầu muốn có đô la hơn là Dollarcoin, vì vậy một số người bán Dollarcoin lấy đô la trên thị trường mở. Điều này đẩy giá của Dollarcoin xuống dưới 1$ một tí tẹo, có lẽ là 99 cent. Một số người khác bắt đầu lo lắng, vì vậy họ dùng hợp đồng thông minh – thứ mà được cho là sẽ giữ giá của một Dollarcoin ở mức 1$ - và giao dịch Dollarcoin lấy lượng Sharecoin trị giá 1$. Sau đó họ bán Sharecoin, điều này đẩy giá của Sharecoin xuống, khiến thêm nhiều người khác lo lắng. Họ giao dịch Dollarcoin lấy Sharecoin rồi bán thậm chí còn Sharecoin nhiều hơn. Điều này đẩy giá của Sharecoin xuống hơn nữa, khiến càng thêm nhiều người vã mồ hôi, dẫn đến có thêm nhiều lần mua lại Sharecoin với giá thấp hơn và thêm nhiều nguồn cung Sharecoin tràn ngập thị trường. Đây là một hiện tượng nổi tiếng trong tài chính truyền thống (nó xảy ra khi các công ty nhận nợ và cam kết trả nợ bằng cổ phiếu), và tên kỹ thuật của nó là “vòng xoắn tử thần.” Và tên nghe sao thì thực tế tệ y như vậy.
Một vài stablecoin thuật toán đã rơi vào vòng xoắn tử thần, trường hợp nổi tiếng nhất là TerraUSD. Terra là một hệ sinh thái chuỗi khối với loại tiền hệ thống (như Sharecoin của chúng ta) được gọi là Luna và một stablecoin gọi là TerraUSD. Số TerraUSD trị giá hàng tỷ đô la đã được phát hành, đồng này được bảo đảm bởi trình chuyển đổi thuật toán thành số Luna trị giá 1$. TerraUSD lúc đó rất phổ biến và được yêu thích, bởi các stablecoin lúc đó cũng rất phổ biến và được yêu thích, cũng hợp lý, bởi bạn có thể nhận được mức lãi suất 20% từ TerraUSD. Tổng số lượng TerraUSD đạt 18,5 tỷ đô la, vốn hóa thị trường của Luna vượt trên 40 tỷ đô la, mọi thứ trên hệ thống đều diễn ra như dự tính, cho đến khi nó không như vậy nữa. Một vòng xoáy tử thần ập đến chóng vánh vào tháng 5, và Terra đã tan tác hoàn toàn. Đến cuối tháng, TerraUSD được giao dịch ở mức dưới 2 cent, hàng trăm tỷ Luna đã được phát hành và được giao dịch lúc đó ở mức gần như bằng 0, và toàn bộ chuỗi khối Terra đã sụp đổ hoàn toàn. Nhà sáng lập của Terra, Do Kwon (nhân vật độc đáo thú vị!), đã tweet vào tháng 9 rằng anh ta không “chạy trốn” khỏi các nhà chức trách Hàn Quốc. Những nhà chức trách này đã phản hồi rằng anh ta “rõ ràng là đang chạy trốn.”
Phần 5
Phần 3
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất