Đã rất nhiều lần mình tự hỏi: Liệu có sai không khi tự mình cứ gồng gánh hết tất cả mọi chuyện? Bản thân mình có đang thực sự ổn, thực sự vui và hạnh phúc như mình tưởng? Đã bao lâu rồi mình sống thật theo cảm xúc của bản thân?
Mình tự biết lo liệu hết, không cần ai giúp mà chắc gì đã giúp được. Mình lớn rồi, tự làm thì tự chịu, khóc thì tự lau nước mắt. Tất bật bận rộn với mọi việc để không suy nhiều, trong đầu luôn cố nghĩ: Tôi ổn=)). Đến lúc nghe bản nhạc đúng tâm trạng hoặc cứ rảnh tí là lại suy:)), lại khóc, lại vô rửa mặt, soi gương cười và tự động viên mình. Trong lòng đau nhưng bên ngoài thì vẫn cười phớ lớ. Riết quen, đến ngày mình không biết mình là người hay robot nữa:v.
Cứ cố gắng kìm nén cảm xúc mỗi ngày, cố giả vờ mình ổn, nhưng dường như càng cố gắng thì càng thất bại, càng cố càng lạc lõng, càng cô đơn, càng tệ. Mình không biết có phải ai dần trưởng thành cũng như vậy không? Ủa vậy là trưởng thành dữ chưa:)). Trưởng thành là không khóc luôn hả? Mình thì thấy càng trưởng thành thì con người ta càng muốn khóc nhiều hơn. Càng già thì càng trải qua nhiều đau khổ vậy mà=)). Chỉ là trưởng thành người ta thường chọn cách khóc và chọn nơi để khóc thôi.
Tuy nhiên, mình biết với nhiều người đôi khi sống thật với cảm xúc nó khó lắm. Vì ngày nay chúng ta dường như được huấn luyện lý trí để đàn áp cảm xúc của mình. Vì tất bận công việc, áp lực nên buộc người ta phải tập trung vào nhiệm vụ hơn là tận hưởng cuộc sống hay quan tâm cảm xúc bên trong. Vì lo người thân, người thương sẽ lo lắng cho mình...
Với một đứa GenZ như mình sống trong thời đại công nghệ, cả ngày chỉ có dán mặt vô cái điện thoại, như cách ly loài người vậy:)). Thậm chí bữa cơm gia đình dần bị mất đi, anh em hàng xóm không biết ai với ai. Tình trạng kéo dài lâu cũng khiến bản thân mình cũng như các bạn trẻ ít có cơ hội thể hiện cảm xúc trong phát triển mối quan hệ xã hội.
Rồi còn một kiểu dạng chai lì cảm xúc vì trải qua quá nhiều rồi, cái gì cũng biết hết nên mặc kệ tất cả, không có cảm xúc vô cái gì nữa. Có bạn hỏi mình: "Nếu mày bị người yêu lừa dối thì đau lòng không". "Không. Bị lừa dối nhiều quá riết quen nên không buồn nổi". (Đùa. Vẫn buồn lắm:v).
Hơn nữa, mọi người thường xem cảm xúc liên quan đến sự yếu đuối và kiểm soát cá nhân. Ta xem cảm xúc là cái thứ gì đó không được tốt, ta tránh xa những người có cảm xúc tiêu cực, xem những người kiểm soát được cảm xúc rất ra gì và này nọ. Nhưng những người bình tĩnh được trước mọi chuyện có lẽ cũng đã từng khốn khổ vật lộn với nhiều cảm xúc lên xuống rồi mà. Vậy còn những người chưa từng trải qua thì sao? Bắt họ ghìm lại để rồi người ta làm khô cằn cảm xúc, nghiền nát cảm xúc.
"Mày nhìn biết bao nhiêu người ngoài kia còn khổ hơn kia kìa, có tí chuyện mà kêu ca cái gì"-Câu nói tổn thương thật sự.
Chúng ta sợ người khác thấy mình yếu lòng, sợ bị cười chê khi lộ cảm xúc thật, rồi ta trưởng thành ta phải cố gồng gánh. Vậy rồi chúng ta được gì? Có thấy mệt không? Có thấy hạnh phúc không? Và chúng ta gồng gánh đến bao giờ?
Cảm xúc là bản năng của con người và để cảm xúc hoạt động hết theo bản năng cũng không phải tốt. Nhưng 24/24 giờ lúc nào con người cũng có diễn biến cảm xúc khác nhau, mà nếu mình cứ bóp nghẹt nó, mình lờ nó đi thì có thực sự ổn không?
Vậy nên bạn ơi, mạnh mẽ khi cần thiết thôi. Những câu cố tự an ủi bản thân như "lạc quan lên, yêu đời đi" thực sự có tác dụng? Buồn thì khóc khoảng 1-2 tiếng hay 3 tiếng cũng được mà:v. Không ổn thì chấp nhận, tiêu cực thì chấp nhận, chấp nhận và đối diện. Có những cảm xúc không phải cứ nghĩ là sẽ thay đổi ngay được. Phải biết chấp nhận trước thì mới xử lý được. Không lại cứ hỏi sao mình hay stress quá vậy:)).
Có vui thì phải có buồn, có tích cực thì phải có tiêu cực.
"Mình là con người, không phải cục đá."
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình.