“Như thế nào là một câu chuyện? Sau khi cân nhắc thì câu chuyện là bất cứ thứ trừu tượng nào đó mà có thể làm bạn liên tục sang trang để đọc tiếp và không làm bạn thất vọng khi câu chuyện kết thúc.”

Mỗi câu chuyện đều có một mạch truyện lớn, là cái mà bạn có thể giới thiệu câu chuyện của bạn là về cái gì. Việc quyết định mạch truyện như nào thường rất đơn giản – đó chính là thứ thúc đẩy bạn viết từ điểm khởi đầu. Tuy nhiên, điều này cần thời gian.
Đối với bản thân Neil Gaiman, Neverwhere bắt nguồn từ ý tưởng viết về thế giới ngầm bên dưới London. Ông ấy sớm nhận ra rằng câu chuyện sẽ kể về nạn vô gia cư và những con người sống ngoài rìa xã hội ở những thành phố lớn. Việc bất chợt nghĩ ra được ý tưởng mới có ý nghĩa lớn có lẽ sẽ khá là khó. Thường thì nó sẽ xuất hiện khi bạn kết hợp các chủ đề riêng biệt thành một chủ đề mới lớn hơn. Hãy luôn lục lọi trong đống vụn ý tưởng của bạn để tìm chúng và sau đó bắt đầu vẽ nên các chủ đề liên kết.

Bài tập viết

Đối với những người muốn viết một cuốn tiểu thuyết, hãy viết bất cứ gì bạn nghĩ ra được về câu chuyện của bạn vào một trang riêng biệt gọi là “Bãi ý tưởng”. Hãy bắt đầu bằng những điều then chốt như nhân vật, cách sắp xếp, những câu hỏi chính và các chủ đề liên quan. Có thể sẽ không có gì nhiều để viết bây giờ nhưng hãy viết bất cứ ý tưởng gì bạn có, bất cứ gì đang truyền động lực cho bạn, bất cứ một mảnh ghép hay hình ảnh nào bạn tưởng tượng ra.
Có thể bạn nghĩ rằng bạn sẽ chỉ viết một phần tóm lược cho câu chuyện của bạn thôi, thay vì vậy bạn hãy bắt đầu xây dựng chi tiết cách tính chất đặc trưng và hãy cứ tiếp tục như vậy! Cách viết tự do này sẽ dẫn bạn tiếp cận đến những bước quan trọng.

Đừng để tâm đến cách bạn dẫn truyện, sự hồi hộp chính là công cụ sáng giá để giúp giữ chân người đọc. Sự hồi hộp đó bao gồm việc đặt ra một câu hỏi gây cấn mà sẽ làm cho người đọc muốn có được câu trả lời ngay lập tức. Cái này thường sẽ dựa trên nguyện vọng của nhân vật, và nếu câu hỏi trên vẫn không được trả lời ở cuối truyện thì người đọc chắc chắn sẽ không cảm thấy thỏa mãn.
Ví dụ, sách Chúa tể những chiếc nhẫn (1954) của Tolkien dẫn dắt người đọc bằng câu hỏi như: liệu Will Frodo có trả lại được chiếc nhẫn cho Mordor và đánh bại Sauron hay không? Rất nhiều những mạch truyện phụ sẽ cuốn hút người đọc xuyên suốt mạch truyện, nhưng đây mới là cốt truyện chính. Câu hỏi “điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?” sẽ dẫn dắt bất kì câu chuyện nào đến tận hồi kết. Có một lời hứa ngầm rằng bạn sẽ thật sự trả lời câu hỏi, nhưng để tiếp tục cuốn hút độc giả, bạn phải tiếp tục tạo ra các câu hỏi.

Hãy cân nhắc các khía cạnh sau trong việc duy trì tính hồi hộp khi bạn viết:
Ẩn giấu thông tin. Đây là cách thường được dùng nhất để giúp tăng sự quan tâm. Khi mà nhân vật của bạn đang lái xa một cách điên cuồng dọc một con đường đất trong một chiếc xe bán tải Winnebago, trên người không mặc gì ngoại trừ một chiếc quần lót và mặt nạ khí gas, đọc giả của bạn chắc chắn sẽ dấy lên kha khá câu hỏi quan tâm.
Hãy cho người đọc biết những thứ nhân vật trong truyện của bạn không biết. Đây là sự đối lập đối với phương thức tăng sự tò mò mà hay được người ta biết đến như là “trớ true một cách đầy kịch tính”. Khi đọc giả của bạn biết rằng chiếc xe đang phóng hết tốc lực đến một ngã tư cao tốc chưa được xây dựng xong, họ sẽ cảm thấy lo âu cho số phận của chiếc xe sắp xảy đến.
Làm rõ mục đích chính của nhân vật. Bất kì câu chuyện nào cũng vậy, nhân vật chính sẽ có một sứ mạng xác định. Đó có thể to lớn như là cứu lấy vũ trụ hay chỉ đơn giản như là mang mọi người trong gia đình bạn lại gần nhau hơn. Hãy chắc chắn rằng đọc giả sẽ hiểu được mục đích của câu chuyện. Không quan trọng các nhiệm vụ đó như thế nào miễn là nó phải làm cho nhân vật của bạn xứng đáng.
Tạo ra xung đột. Nếu bạn luôn cho nhân vật của bạn thứ họ cần, câu chuyện của bạn sẽ bớt đi sự căng thẳng và kịch tính. Chỉ có sự xung đột, mâu thuẫn mới làm cho câu chuyện tiếp tục. Đây là điều mà nhân vật của bạn cần để phát triển, vậy nên đừng để họ thoát khỏi nó dễ như vậy. Đừng có nghĩ đến kiểu mâu thuẫn như là các pha hành động kịch tính, nó có thể xuất hiện ở nhiều dạng – điều này dựa trên những cái nhân vật của bạn muốn và cái gì ngăn họ đạt được điều đó. Nên nhớ điều quan trọng nhất đó là mâu thuẫn phải ngày càng tăng tiến khi câu chuyện phát triển tiếp tục.
Mastering Suspense, Structure and Plot của tác giả Jane K. Cleland (2016) đã mang lại vô số lời khuyên khi nào thì nên hứa hẹn, làm cách nào để làm lộ diện thông tin, loại thông tin nào nên được lộ diện với tốc độ như nào và làm thế nào để cân bằng những sự tò mò lớn nhỏ khác nhau trong truyện. Cuốn sách này sẽ bổ ích bất kể giọng văn của bạn là gì.

Đối với tiểu thuyết của bạn

Hãy chọn một chương trong tác phẩm của bạn, lý tưởng hơn hãy chọn chương mở đầu – và hãy liệt kê ra các câu hỏi trọng tâm mà người đọc có thể bận tâm sau khi đọc nó. Những câu hỏi đó là gì? Họ muốn biết sớm những điều gì? Câu hỏi lớn nào mà bạn đang giấu? Đó là những lời hứa hẹn mà bạn sẽ phải thực hiện cho đọc giả. Hãy quay lại trả lời các câu hỏi đó sau này và hãy chắc rằng bạn có một câu trả lời hoàn chỉnh và đầy đủ.
Nếu bạn vẫn chưa biết câu hỏi trọng tâm của bạn là gì, hãy đặt một trang trong sách của bạn là “Câu Hỏi To Bự Nhất” và trả lời các câu hỏi sau: Ý tưởng bự nhất của bạn là gì? Thông điệp xã hội nào được ẩn dấu sau ý tưởng đó? Sứ mạng chính của nhân vật chính của bạn là gì? Câu hỏi chủ đạo nào bạn đang tạo ra cho người đọc trả lời? (ví dụ như câu vấn đề nào bạn hứa với đọc giả bạn sẽ giải đáp vào cuối truyện) Bạn đang hướng đến việc tìm được một câu hỏi mà bao hàm cốt truyện chính của cuốn tiểu thuyết và sẽ gồm luôn cả nhân vật chính và dự định của họ.( Nếu bạn đang viết The Odyssey, cốt truyện sẽ là “Liệu Odyssey có về nhà được không?”) Một khi bạn tìm được câu hỏi, hãy viết nó vào một mảnh giấy và dán nó gần nơi làm việc. Bạn có thể sẽ cần tham khảo nó nhiều lần đấy.

Bài tập đọc

Hãy đọc chương 1 của American Gods và xác định yếu tố gây tò mò ở đây là gì. Bạn đang bâng khuâng điều gì? Điều gì làm bạn tò mò việc gì sẽ xảy ra tiếp theo? Điều gì vẫn chưa được giải đáp? Cuối cùng hãy đoán thử câu hỏi chủ đạo của câu chuyện.

Hãy nghĩ về thể loại truyện khi mà đọc giả nghĩ mong muốn khi họ đọc một cuốn sách, điều này dựa trên loại truyện bạn đang kể. Trong một vụ giết người đầy bí ẩn, người đọc sẽ nghĩ về kẻ giết người, một người thanh tra phá án, và vụ việc được giải đáp. Bạn không cần thiết phải cung cấp hết tất cả các yếu tố trên, bạn chỉ cần biết rằng đọc giả sẽ mong đợi những sự hiện hữu của những thành phần đó, nếu không, đọc giả sẽ cảm thấy chán nản. Có hàng trăm thể loại sách khác nhau, và việc hiểu được ba yếu tố chính là độ hoành tránh, độ bi kịch và độ hài hước sẽ là vô cùng quan trọng.
- Trong những thuật ngữ cổ điển, một câu chuyện anh hùng (epic story) sẽ là một cuộc phiêu lưu, thường được viết dưới dạng thơ như Odyssey của Homer. Ngày nay, các câu chuyện anh hùng thường sẽ là “những cuộc du ngoạn của các anh hùng”, và thường sẽ có các sự việc hư cấu và mang tính sử thi. The Hero With a Thousand Faces của tác giả Joseph Campbell giúp phân tích tính đơn điệu của thể loại này.
- Bi kịch thường sẽ cho thấy sự suy sụp một ai đó và thường tạo cảm giác tội nghiệp và ghê sợ. Trong phần lớn lịch sử của phương Tây, loại truyện này chỉ được dành cho những nhân vật giàu có, nhưng ở thời hiện đại này, bi kịch thường xảy ra đối với hầu hết các kiểu nhân vật chính.
- Hài kịch thường được xây dựng tương tự với bi kịch nhưng sẽ kết thúc theo chiều hướng tích cực (thường là một đám cưới). Yêu cầu chính của thể loại này là mang lại niềm vui và giải trí, nhưng đôi khi sẽ có cách tình huống chế giễu các vấn đề xã hội, các tổ chức hay tín ngưỡng về các thể loại châm biếm phổ biến, nhại hay các trò hề.
Để biết thêm nhiều câu chuyện và các thể loại khác, hãy xem video hướng dẫn của Kurt Vonnegut có tên “Kurt Vonnegut on the Shapes of Stories”. Nó bao gồm 6 điều cơ bản của quỹ đạo câu chuyện, điều mà sẽ vô cùng có ích cho việc suy nghĩ về việc viết truyện và thể loại. Gần đây, một đội ngũ các nhà khoa học tại Đại Học Thí Nghiệm Tính Toán của Vermont đã nhập dữ liệu của hàng ngàn tiểu thuyết vào một máy tính và khẳng định lý thuyết của Vonnegut rằng: thật sự đúng là có 6 loại cơ bản của các câu chuyện.
Trong sổ tay hướng dẫn vô cùng bự của ông ấy, Story: Subtance, Structure, Style, and the Principles of Screenwriting (1997), Robert McKee đã dành nguyên một chương để hiểu hết các loại truyện trong giới viết lách. Chương về “cấu trúc và thể loại” sẽ giúp bạn bắt đầu hình thành được những hiểu biết cơ bản về việc làm cách nào các thể loại truyện khác nhau được sáng chế và những mong đợi của đọc giả. Có một nghiên cứu chuyên sâu hơn rằng, hãy đọc thử sách Save the Cat! Goes to the Movies: a Screenwriter’s Guide to Every Story Ever Told (2007) của Blake Snyder, đây thật sự là một cuốn hướng dẫn xem một vài bộ phim đã được phân tích thành các thể loại riêng biệt. Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu được những điều cơ bản của những thể loại phim phổ biến như Buddy Love, Monster in the House, và Superheroes.
Nguồn: Neil Gaiman Masterclass

Về chúng tôi

Dẫn Truyện là một nền tảng kể chuyện trực tuyến, nơi bạn có thể cùng bạn bè viết nên những câu chuyện thần kỳ của riêng mình.