Liệu bạn có bao giờ thắc mắc công việc của một nhà khoa học hằng ngày như thế nào ?  Tất nhiên là nghiên cứu khoa học rồi.
    Chắc hẳn người bình thường chưa từng nghiên cứu gặp câu hỏi trên sẽ đa phần trả lời như vậy. Tuy nhiên, những công việc cụ thể mà một nhà khoa học hoặc một nghiên cứu sinh phải làm hằng ngày là gì ? Cách để trở thành một nhà khoa học thời hiện đại ? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn, những người chưa từng làm nghiên cứu muốn tìm hiểu khoa học và những bạn muốn trở thành một nhà khoa học được giới hàn lâm công nhận.
Phạm vi bài viết chỉ đề cập đến con đường trở thành một nhà khoa học từ trường lớp bài bản, không dành cho những cá nhân kiệt xuất có đủ nguồn vốn và kiến thức để nghiên cứu độc lập (những người này thường ít xuất hiện ở thời hiện đại hoặc hầu như không có, chi tiết lý do sẽ ở phần sau bài viết).


Phần 1: Công việc nghiên cứu từ thời xa xưa.

Từ buổi bình minh của con người, khoa học và con người đã trở thành một thể thống nhất bước cùng nhau qua các giai đoạn lịch sử.  Những nhà khoa học đầu tiên được biết đến như Archimedes, Eratosthenes đã đặt nền móng cho những hiểu biết cơ bản của con người về cách thế giới vận hành, cung cấp cho con người các công cụ ưu việt để kiểm soát phần còn lại của thế giới. Tiếp theo đó, thời đại kiểm soát và chinh phục của con người kéo dài từ thế kỉ  thứ 10 đến thế kỉ 20 chứng kiến thêm những nhà khoa học lỗi lạc như Galileo Galilei (1564 – 1642), Isaac Newton (1642 – 1726),Nikola Tesla (1856–1943),Marie Curie (1867–1934), , Charles Robert Darwin (1809 – 1882), Alexander Fleming (1881-1955) và tất nhiên là Albert Einstein (1879 – 1955). 
Tất cả những nhà khoa học trên đều có điểm chung là những thành tựu khoa học vĩ đại của họ đã giúp con người bước qua khỏi thế giới quan nơi mà chỉ có những nhu cầu đơn thuần như ăn uống, tồn tại và sinh sản. Chính vì thế, tầm quan trọng của nhà khoa học và các nghiên cứu khoa học đã gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Một cách nói khác để nói rằng, nếu không có các "sản phẩm" được tạo ra bởi nghiên cứu, con người sẽ không thể phát triển đến bây giờ. 
Tuy nhiên, vào thế kỉ 21 này, thế kỉ mà khoa học phát triển vượt bậc, chúng ta không cần phải có những thành tựu đột phá hoặc tìm ra vaccin, dòng điện 2 chiều, các hạt phóng xạ để trở thành một nhà khoa học lỗi lạc .Thật vậy,  việc một nhà khoa học thời hiện đại cần làm là kế thừa những nghiên cứu trong quá khứ và phát triển chúng, ứng dụng chúng vào thực tiễn ( Tất nhiên nếu bạn có thể tìm ra những thứ hoàn toàn mới giúp cải thiện đời con người hoặc chứng minh được những định luật, định lý hay thành tựu khoa học từ xa xưa đã lỗi thời hoặc không đúng trong hiện tại và tương lai, bạn hoàn toàn có thể sánh vai với những tên tuổi khổng lồ trong quá khứ, đoạt luôn giải Nobel không chừng). B

Nghiên cứu khoa học mang tính chất kế thừa.

Phần sau sẽ tiết lộ quá trình từ một học sinh bình thường để trở thành một nhà nghiên cứu được giới khoa học công nhận.

Phần 2: Từ sinh viên đến nhà khoa học

Con đường trở thành một nhà khoa học thường khá khác biệt so với các ngành nghề còn lại. Công thức chung sẽ thường là học hết THPT, thi vào đại học =>  làm nghiên cứu trong thời gian học và sau đại học => Công bố nghiên cứu. Việc vào đại học là điều mà tất cả các nhà khoa học đều phải làm. Bởi lẽ, tầm quan trọng của việc vào đại học cũng như đặt nền móng cho những nghiên cứu. Khi vào đại học, các bạn sẽ được tiếp cận với những tiến sĩ, giáo sư, những giảng viên có kinh nghiệm dày dặn trong nghiên cứu giúp chúng ta xác định con đường học vấn và nghiên cứu trong tương lai. Thật vậy, việc đào tạo chính qua ghế giảng đường giúp cung cấp những kỹ năng cần thiết cho một nhà khoa học như kỹ năng tìm kiếm thông tin ( đây kỹ năng quan trọng bậc nhất), kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng nghiên cứu nói chung,.. Sau đó, chính những giảng viên sẽ giới thiệu cho các bạn sinh viên những cơ hội tiếp cận công việc nghiên cứu ban đầu. Từ những cuộc thi nghiên cứu khoa học đến những bài báo học thuật có giá trị cao, tất cả đều bắt đầu từ ghế giảng đường. 
Sau tốt nghiệp, các bạn chọn theo con đường làm khoa học sẽ thường học lên thạc sĩ, tiến sĩ hoặc đơn thuần làm nghiên cứu sinh. Không như những ngành nghề khác, " sản phẩm" nhằm đánh giá đóng góp đối với cộng đồng khoa học chính là những bài báo khoa học. Nếu bạn có một nghiên cứu đột phá, bạn muốn thông báo đến thế giới, hãy viết báo khoa học . Bạn muốn xét học vị tiến sĩ, bạn phải có đứng tên bài báo khoa học. Bạn muốn có học vị giáo sư, bạn phải đứng tên rất nhiều bài báo khoa học.  Tùy chuyên ngành mà công việc cũng khác nhau, nhưng đa phần, các nghiên cứu sinh muốn đạt được kết quả là bài báo khoa học phải trải qua các công việc sau: Lên ý tưởng ( thường dựa vào các kết quả nghiên cứu được công bố trước), thực nghiệm ( làm thí nghiệm, thu thập dữ liệu,..), xử lý số liệu và viết báo ( công việc cần nhiều đầu óc nhất). Công việc viết báo khoa học có những khác biệt lớn đối với những bài báo thời sự thông thường. Những thông tin được đưa vào bài báo phải đáp ứng độ chính xác cao, phải dựa vào các bài báo trong quá khứ và có tính kế thừa. Các công cụ tìm kiếm không thể thiếu để viết báo khoa học như google Scholar với hàng chục triệu bài báo được công bố trên toàn thế giới, các thư viện online của các đại học uy tính trên thế giới như Oxford, Harvard,..Sau khi viết xong một bài báo, các "sản phẩm" này phải trải qua một quy trình kiểm duyệt gắt gao để được công bố trên các tạp chí uy tính trên thế giới và trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lại. Các bài báo này sẽ được lưu trữ trên các thư viện trên thế giới trong thời gian rất dài. Từ đó, tên tuổi của các nhà khoa học có thể sống lâu hơn cơ thể họ. Chính vì thế, nếu bạn muốn được lưu danh trên thế giới, muốn là một phần của sự phát triển của thế giới loài người, để không là chỉ là một hạt cát trong xa mạc, hãy trở thành một nhà nghiên cứu khoa học. 
Nếu các bạn thích bài viết này và muốn tìm hiểu về thu nhập của một nhà khoa học, hay like và share, mình sẽ viết tiếp phần 2 trong thời gian sớm nhất.