Cách thao túng hành vi lựa chọn
Bạn đã bao giờ chơi mèo nổ ( Exploding kittens) chưa ? đây là một trò chơi dạng thẻ bài và boardgame, rất hợp để chơi thuần về mặt...
Bạn đã bao giờ chơi mèo nổ ( Exploding kittens) chưa ? đây là một trò chơi dạng thẻ bài và boardgame, rất hợp để chơi thuần về mặt giải trí với bạn bè. Bạn sẽ có một bộ bài có chứa một số lá Exploding Kittens. Cách chơi là bạn sử dụng những lá bài đặt xuống mặt bàn và thay phiên rút những lá bài trên chồng bài rút cho đến khi một người nào đó rút phải lá Exploding Kitten. Khi đó, người rút phải lá bài đó sẽ bị nổ. Họ bị chết ngay và rời khỏi game. Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn lại một người, và người đó là người chiến thắng (theo boardgame world) .trong trò chơi này có 1 luật như sau:
"Đối với một số thẻ bài sẽ không có dòng hướng dẫn trên đó. Những thẻ bài đó nên được thu thập lại và chơi như cặp. Khi đó bạn sẽ được cướp một thẻ bài trên tay của người khác (theo boardgame world)".
Sẽ có những lá bài quan trọng mà bạn không hề muốn đối phương bốc được như lá Skip (bỏ qua một lượt bốc bài), Reserve ( đảo ngược chiều và bỏ qua một lượt bốc bài) và quan trọng nhất là lá Defuse (gỡ bom nếu bạn bốc phải lá exploding kitten). Vậy làm thế nào để có thể giảm tỉ lệ bị bốc những lá bài này.
Để hiểu hơn về phương pháp tôi định nói, chúng ta sẽ đi vào 1 ví dụ như sau:
Dưới đây là 4 biểu tượng, bạn hãy chọn nó dựa trên cảm tính của mình, tôi sẽ đoán lựa chọn của bạn:
Tôi đoán bạn sẽ chọn biểu tượng số 3, tức là hình gợn sóng, một số ít hơn sẽ chọn hình ngôi sao, và rất ít người sẽ chọn 2 hình ở ngoài cùng. Hãy trả lời dưới phần bình luận xem bạn chọn phương án nào nhé.
Vậy làm thế nào để tôi biết đa số mọi người sẽ chọn biểu tượng gợn sóng ?
Đa số mọi người sẽ nghĩ đây là một hành động theo ý nghĩ tự do, và không thể đoán trước, nhưng thực sự tôi đã cố gắng dồn sự chú ý của các bạn vào hình gợn sóng. Bạn đọc cũng có thể thấy được rằng tôi đã cố tình đặt nó lệch đi một chút so với những biểu tượng còn lại, ngoài ra nó còn được đặt ở giữa những biểu tượng còn lại. Kết quả này cũng đã được kiểm chứng thông qua một cuộc khảo sát ở một trường đại học, và chúng ta thu được những kết quả như dưới đây.
Từ thí nghiệm trên tôi rút ra được kết luận rằng:" Một sự thay đổi nhỏ cũng có thể tạo được một sự thu hút lớn".
Để củng cố thêm cho luận điểm trên, chúng ta hãy xét thí nghiệm sau đây:
Naylor James. C đã thực hiện một thí nghiệm với 144 người tham dự trong đó họ sẽ đánh giá 4 bịch lát khoai tây ( Chips) và chọn ra loại ngon nhất.
Nhưng thứ họ không biết là thứ duy nhất khác nhau giữa những bịch lát khoai tây là trọng lượng của chúng lần lượt là 255 gam, 227 gam và 198 gam. Và đây là kết quả của cuộc bình chọn:
Dựa theo đánh giá ở trên chúng ta có thể thấy bịch khoai tây chiên lớn hơn thì nhận được nhiều sự yêu thích hơn. Những người tham gia bình chọn không hề biết sự khác biệt về trọng lượng này, và sự lựa chọn của họ không hề nhận thức được sự khác nhau về trọng lượng của những bịch khoai tây, nhưng bằng cách nào đó ở mặt tiềm thức, họ cho rằng bịch to mới là bịch ngon.
Sự thay đổi nhỏ ở đây chính là trọng lượng giữa các gói khoai tây, có lẽ vì vậy những video về đồ ăn khổng lồ hoặc mukbang với số lượng đồ ăn lớn lại thu hút được rất nhiều khán giả, và những gói snack có lẽ đã được thiết kế ngày càng to ra để có thể hút được sự chú ý của người tiêu dùng.
Hiệu ứng trung tâm.
quay trở lại với thí nghiệm về những biểu tượng. Vậy tại sao đa số mọi người chọn hai hình ở giữa là ngôi sao và gợn sóng ? Hình gợn sóng là do có sự khác biệt về cách sắp đặt đối với các hình còn lại. Vậy còn hình ngôi sao thì sao nhỉ ?
Đây là do hiệu ứng trung tâm ( Centre stage effect). Khi chúng ta lựa chọn giữa những đối tượng ở trước mặt, ta thường có xu hướng chọn những đối tượng ở giữa hơn. Để chứng minh cho hiện tượng này, chúng ta hãy xét đến thí nghiệm "Preferring the One in the Middle: Further Evidence for the Centrestage Effect" của PAUL RODWAY, ASTRID SCHEPMAN và JORDANA LAMBERT
Với đối tượng nghiên cứu là 100 người, thí nghiệm đã mang ra 5 cặp hình ảnh với cùng chủ đề, nhưng khác nhau (5 hình ảnh về ong, 5 hình ảnh về hoa... nhưng đảm bảo rằng chúng giống nhau và không có hình ảnh nào nổi bật hơn còn lại) và đã thu được kết quả như sau:
Kết quả cho thấy mọi người thường có xu hướng chọn những bức ảnh ở giữa hơn những bức ảnh ở vị trí khác
Quay trở lại với mèo nổ.
Từ hai hiệu ứng kể trên, khi chơi mèo nổ, chúng ta có thể né đối phương bốc được lá bài Defuse bằng cách đặt nó ở vị trí rìa của bộ bài, và xếp những lá bài ít quan trọng hơn ở giữa, đồng thời hãy làm vị trí của những lá bài ở giữa khác biệt hơn so với những lá bài còn lại.
Bàn luận mở rộng.
Vậy sau khi biết được những định luật trên, chúng ta có thể áp dụng chúng vào thực tế như nào ?
Trong kinh doanh: Nếu bạn đang có ý tưởng khởi nghiệp hoặc mở một tiệm tạp hóa thì có lẽ cách sắp xếp sản phẩm theo 2 định lý trên sẽ có thể giúp ích hơn trong việc buôn bán. Xếp những sản phẩm giống nhau theo nhiều hàng, và sắp xếp 1 hoặc 2 sản phẩm lệch đi một chút, sẽ tạo được hiệu ứng thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra nếu bạn muốn tạo ra một sản phẩm đã có trên thị trường (máy ảnh, máy tính...) thì một chút sự thay đổi hoặc thêm bớt về chức năng, ngoại hình cũng có thể giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật hơn.
Trong nghệ thuật: Picasso từng nói ‘các nghệ sĩ giỏi thường sao chép, còn các nghệ sĩ vĩ đại thì thường ăn cắp’. Nhưng đương nhiên, sự ăn cắp ở đây là tạo ra những sản phẩm của riêng mình nhưng lại gợi nhớ đến những tác phẩm đã vô cùng thành công trước đó, sự sao chép chỉ nên vửa đủ, đủ để khơi dậy tiềm thức của khán giả về những tuyệt phẩm họ đã từng chứng kiến.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất