Cách mình đ* quan tâm đến đánh giá tiêu cực của người khác
Việc để tâm quá nhiều đến đánh giá tiêu cực của người khác đã ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của mình rất nhiều. NHƯNG mình đã vượt qua được điều này. Mình sẽ chia sẻ cách mình vượt qua như thế nào ở phía dưới nhaaa
Mình vừa nói chuyện về vấn đề này với chị của mình, và vấn đề là: Làm thế nào để không quan tâm đến ý kiến, đánh giá tiêu cực của người khác về mình. Và mục tiêu cuối cùng là bộc lộ bản thân mình một cách tự do, thoải mái.
Oke. Là một INFJ chính hiệu (sau 7 lần test đi test lại, vì nói thật, mình không thích làm INFJ lắm), mình rất rất RẤT quan tâm đến ý kiến của người khác, và tệ hơn là mình chỉ để tâm đến đánh giá tiêu cực của người ngoài về mình.
Tin vui là mình đã vượt qua được giai đoạn quan tâm quá nhiều đến ý kiến tiêu cực của người khác về bản thân mình. Và mình đã làm như thế nào để vượt qua được điều đó?
1. Đánh giá lại người đánh giá mình. - Đây là bước lọc mình dùng để xem người đánh giá mình có xứng đáng để được mình tiếp thu ý kiến "tiêu cực" từ họ hay không.
Ví dụ: Một người nhận xét da mình không đẹp. Mình sẽ đánh giá xem da người ta có đẹp không. Và nếu da người ta xấu, thì mình không cần quan tâm làm gì rồi.
Trong trường hợp da người ấy đẹp, mình sẽ phụ thuộc vào ý định của người ta để nhờ sự giúp đỡ. Nếu người nhận xét với good intention (ý định tốt) thì mình sẽ hỏi xin tư vấn và kinh nghiệm của người nhận xét mình.
Nếu người nhận xét với bad intention (ý định không tốt) nhưng lời nhận xét của người ta là có căn cứ, thì mình sẽ nhờ tư vấn và sự giúp đỡ của người có chuyên môn, ví dụ như bác sĩ da liễu, spa da liễu,...
2. Xác định xem đó có phải là thứ mình có thể thay đổi để tốt hơn không?
Thay đổi để da đẹp lên là tốt hơn cho bản thân mình. Nhưng có những nhận xét mình sẽ không thay đổi được theo ý kiến của người ngoài. Vì bản thân mình sinh ra đã như thế.
Ví dụ như về vấn đề chiều cao, hay những đặc điểm bạn không thể thay đổi được, hoặc đơn giản là mình không muốn thay đổi. Ví dụ có người thích chó, có người thích mèo, có người thích da trắng, có người thích da ngăm. Phụ thuộc vào sở thích của cá nhân mình, và ảnh hưởng tích cực của sự thay đổi, mình mới chọn thay đổi theo feedback đó.
Ví dụ, có người nói mình nhàm chán, không biết party, rượu bia chẳng hạn. Thì theo sở thích và quan điểm cá nhân của mình (cộng thêm việc nó có hại cho sức khoẻ khi tiếp thu quan điểm này), mình có thể chọn không thay đổi theo ý kiến của người khác.
3. Mình tin tưởng bản thân - Ý kiến cá nhân vô cùng quan trọng đối với mình
Mình từng là một người thích lắng nghe người khác nhưng lại ít khi lắng nghe bản thân. Nên mình đã đổi cách tiếp cận và tin tưởng bản thân mình trong mọi hoàn cảnh.
Đương nhiên là không thể cứ thế tin tưởng bản thân nếu như mình là một người lười biếng và vô trách nhiệm. Mình đã phải cố gắng rất nhiều để chứng minh bản thân mình đáng tin cậy với chính bản thân mình. Nói được làm được.
4. Mình tự đánh giá bản thân - Chứng minh mình xứng đáng có được sự tin tưởng từ bản thân
Mình đã học cách tự đánh giá bản thân để thay đổi tích cực (chưa cần đến người khác phải đánh giá mình)
Mỗi sự lựa chọn trong cuộc sống đều dẫn đến một cái gì đó (dù giờ mình chưa nhận ra).
Sự phát triển của mỗi người cũng giống như việc trồng cây vậy. Nếu mình chăm sóc kĩ từ những bước đầu tiên thì cành cây sau này sẽ càng vững vàng hơn.
Tất cả mọi thứ đều cần có thời gian và sự nỗ lực.
Mình hiểu bản thân mình đủ mạnh mẽ để vượt qua những thử thách trong cuộc sống nên mình tuyệt đối không seek validation từ người khác. Nếu có, mình sẽ chỉ tìm kiếm lời khuyên dựa trên tầm nhìn có sẵn của bản thân hoặc để phục vụ cho lợi ích phát triển bản thân của mình.
5. Cách phản hồi những nhận xét tiêu cực mà không đáng để mình quan tâm: Áp dụng tư duy: "So what?"
More on So What mindset:
Bản thân mình là người hiểu bản thân mình nhất. Mình đã chứng kiến bản thân đã trải qua những gì, những thử thách ra sao, những khó khăn như thế nào. Chính vì thế, mọi người nghĩ mình là người có tiếng nói ở đây hay là người mới gặp mình 10 phút trước?
Khi mình nhận được bất kì đánh giá tiêu cực không có ý định tốt và mình cũng không thấy việc thay đổi sẽ đem lại lợi ích cho bản thân thì mình luôn đáp lại là "Thì?", "So?", "So what?".
Khi mình không quan trọng hoá một vấn đề gì đó, thì việc đó không hề quan trọng.
Đây cũng là cách mà nhiều người thành công đã áp dụng để đạt được những điều mà họ muốn mà không bị để tâm quá nhiều về ý kiến của người khác.
P.S. Hãy tin tưởng bản thân nhiều vào nhaaaa 🖤 Và cái gì cũng có thể thay đổi, quyền quyết định ở trong tay mình mà.
Hẹn gặp mọi người ở bài blog tiếp theo nhé.
P.P.S. Việc quan tâm quá nhiều đến ý kiến tiêu cực của người khác thật sự đá ảnh hưởng không được tốt đẹp cho lắm đến tinh thần và cách mình nhìn nhận bản thân. Còn bạn thì sao? (Mình rất tò mò trải nghiệm của mọi người hehe nên nếu được thì cứ thoải mái chia sẻ ở phần bình luận nhéee 😜)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất