Trước khi bắt đầu, tôi có một thí nghiệm nhỏ - hãy xem đoạn video sau đây:
Xem xong thì bạn hãy cố gắng lưu lại cảm nhận của bạn (viết ra để cho dễ nhớ thì càng tốt) rồi đọc tiếp.

Chào các bạn, đã lâu không lên sóng bài viết nào. Thú thực là dạo này tôi thực sự gặp khó khăn trong việc quyết định nên viết về cái gì, kĩ năng dùng internet hay review một bộ anime, v.v... Và thường khi con người ta không có đủ động lực, người ta sẽ trì hoãn, và sau đó... không có sau đó.
Nhưng trên đời này, nỉ nộ ái ố - hay có thể gọi là drama - có một sức hút rất khác biệt. Cư dân mạng có câu "a drama a day keeps the doctor away" quả không sai các bạn ạ! Thôi không dài dòng nữa, đi thẳng vào đờ-rama thôi.

Bối cảnh

Nửa đêm chán không biết làm gì, tôi tình cờ lướt được một post như thế này:
Nếu các bạn chưa biết người có Facebook viết đoạn status kia là ai thì đây là một giảng viên của một trung tâm đào tạo tại HN. Người này cũng từng có một video nói về vụ phát âm tiếng Việt đợt trước mà theo tôi đánh giá là có nội dung khá tốt và tôi cũng đồng tình. Video đó ở đây:
Tóm lại, tôi tin rằng ông ấy là một người tốt và có hiểu biết, các bạn hẳn là cũng đồng tình, nhỉ?
Nhưng...
Những gì mà ông ấy thể hiện ở cái status kia đã khiến tôi phải suy nghĩ lại. Và thế là trong lúc ngứa tay tôi đã vào comment (post public mà) như thế này:
Với tất cả sự kính trọng, tôi nghĩ rằng tôi đã có một comment khá nhẹ nhàng. Cơ mà những gì được phản hồi lại khá là đáng thất vọng:
Hừm, tôi đã làm gì sai nhỉ? Mà hình như ông ấy tag nhầm tên tôi chứ ai nhìn hình trên cũng phải biết tôi không phải thằng trẻ trâu cơ mà???
Comment cuối cùng đó đã bị xóa (để giữ hình ảnh một người thầy đáng kính và nghiêm túc) nhưng THE INTERNET DOES NOT FORGET. Và thế là các bạn có bài bóc phốt này. :)
Chửi cho sướng tay, sau đó xóa và block tôi nên đây là nơi duy nhất còn lưu lại. Cơ mà mọi chuyện vẫn chưa dừng lại thì phải...
Ai đó update tình hình cho tôi với nhé, link profile của ông thầy ấy đây (link ref bằng profile ID, không sợ bị đổi custom URL, haha):

Những thứ cần bàn ở đây

Vấn đề thứ nhất

Hãy khoan nói tới đúng sai ở đây đã nhé. Ở đây, khi ông thầy kia post status công khai, nghiễm nhiên tôi giả định ông ấy hoàn toàn chào đón comment. Và có vẻ như comment của tôi là cái duy nhất đi ngược lại toàn bộ số đông.
Nói chuyện lý lẽ thì nên đáp lại bằng lý lẽ, thế nhưng điều đó đã không xảy ra. Bởi vì những người comment và cả ông thầy ấy đang ở trên một con tàu lượn cảm xúc (emotional rollercoaster), họ chỉ chú trọng tới sự hả hê khi chê trách cái gì đó (ở đây là việc báo đăng bài về Bush). Và bạn biết đấy, cứ dính dáng tới cảm xúc thì thường chẳng có tí lý trí nào còn lại cả.
Ngay khi tiếp nhận một luồng ý kiến trái chiều mâu thuẫn với những gì họ tin, họ sẽ rơi vào tình trạng bất hòa nhận thức (cognitive dissonance). Cơ chế phòng vệ của bộ não sẽ ngay lập tức tìm mọi lý do để phủ định luồng ý kiến trái chiều kia, mặc cho lý do đó có vô lý tới đâu. Và đó là những gì xảy ra với những người phản hồi comment của tôi. Chính vì vậy, việc tôi có dùng lý lẽ hay không dường như chẳng quan trọng gì - nghĩa là tôi có comment thế nào thì phản hồi nhận được cũng tương tự như thế. Tôi dùng Facebook đủ lâu để "nhẵn mặt" với tình trạng này. Tình trạng bất hòa nhận thức này không chừa một ai, kể cả người đó có chuyên môn cao siêu tới đâu, vì một khi đã bị cuốn theo cảm tính rồi thì khó có thể thoát ra được.
Có thể bạn sẽ cho rằng bộ não của chúng ta khá là "tối cổ" khi lại phòng vệ kiểu đấy, song đó là cách tốt nhất và đơn giản nhất để bảo vệ chính chúng ta. Những trường hợp mà cơ chế phòng vệ của não hộ FAIL chỉ chiếm thiểu số, mặc dù với thời đại thông tin ngày càng nhiều thì tỉ lệ đó đang ngày càng tăng lên - lý do đơn giản là fail cũng chẳng sao vì thường thì điều đó không ảnh hưởng tới sự sống còn của chúng ta hiện nay (nghĩa là các bạn vẫn sẽ đi làm và nhận lương đều đều mặc cho drama trên mạng bão tố thế nào).
Một trong những bằng chứng sống động nhất và xảy ra diện rộng nhất của tình trạng bất hòa nhận thức chính là tình trạng nước Mĩ sau cuộc bầu cử tổng thống 2016. Các bạn có thể đọc thêm ở đây:
Các bạn cũng có thể tìm trên Spiderum những bài viết nói về cognitive dissonance, theo tôi biết là cũng có kha khá đấy.

Vấn đề thứ hai

Vấn đề tiếp theo tôi muốn nói ở đây chính là bộ mặt trên internet - đơn cử là Facebook. Rõ ràng là từ khi Facebook ra đời thì nó ngày càng trở thành một phần của "bộ mặt" chúng ta trên thế giới ảo. Hiển nhiên là người ta sẽ ý thức chăm chút cho bộ mặt này, tùy người mà họ sẽ có mức chăm chút khác nhau, song đa phần thì chẳng ai muốn thể hiện với bạn bè hay người thân rằng mình là kẻ vô văn hóa cả.
Và vì vậy, ông thầy kia (và cả thanh niên kia trong đống phản hồi) đã chửi tôi là "trẻ trâu, cút!" xong rồi xóa. Đơn giản quá nhỉ? Cứ post xong xóa ngay thì làm gì có ai biết mình tốt xấu thế nào, ahihi.
Cơ mà chính vì Facebook, nói riêng, đang trở thành một phần thiết yếu của bộ mặt con người mà người ta xem nhẹ tầm quan trọng của thông tin nói chung, hay của phát ngôn nói riêng, trên internet. Sơ sẩy một cái là ez bóc phốt (như bài này chẳng hạn). Rất rất rất nhiều người bỏ qua điều này, một phần là vì mù công nghệ (technologically illiterate), một phần vì xem thường những hệ quả mà một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến. Lấy luôn ví dụ là bài viết này, đặt địa vị các bạn đang định cho con em học trung tâm của ông thầy này, thấy ông này bất lịch sự đến vậy thì các bạn có dám cho con em học nữa không? (tôi biết, tôi biết là vẫn sẽ có người học, bởi vì cô giáo dạy tiếng Anh cung Bọ Cạp hổ báo nhất vịnh Bắc Bộ vẫn có học sinh đấy thôi?)
Vì lẽ đó, tôi khuyên các bạn nên thiết lập cài đặt quyền riêng tư càng cụ thể và càng cao càng tốt trên Facebook. Ai không thích cứ thẳng tay unfollow/unfriend, không muốn ai thấy post của bạn thì cứ thẳng tay nhét vào danh sách loại trừ, để mặc định những người thấy Facebook của bạn là chỉ bạn bè của bạn để tránh "há miệng mắc quai", v.v... Các bạn có thể nói xấu ai hay bốc phét gì cũng được, miễn là giữ chúng trong khuôn khổ để không ảnh hưởng tới người khác, nhất là người "được nhắc đến".

Vấn đề thứ ba - và cuối cùng

Vấn đề cuối cùng mà tôi muốn đề cập tới ở đây chính là nội dung của cái status kia.
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, những mất mát và đau thương đã vơi đi phần nào, thì bây giờ chính là thời điểm để chúng ta xây dựng hòa bình và kết nối với thế giới. Mĩ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN từ lâu, gần đây nhất là cả cựu tổng thống Barack Obama và tổng thống Donald Trump đã sang thăm và làm việc tại VN, chứng tỏ họ có ý muốn hợp tác (ít nhất là trên một số mặt có lợi cho cả đôi bên). Vậy hà cớ gì chúng ta cứ phải giữ mối thù cũ làm gì, trong khi những người chịu trách nhiệm chính đều chẳng còn sống? Mà ông cha ta đã không nói con cháu phải báo thù thì thôi, chúng ta - những người còn chẳng trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài kia tới 1 ngày - có quyền gì mà đòi thù ghét nước họ?
Bạn có thể hay nghe được rằng dân VN thế này nọ lọ chai với dân TQ (hay Mĩ, hay Pháp, ...) nhưng tuyệt nhiên bạn sẽ (gần như) không bao giờ nghe được bất kì tuyên ngôn nào tỏ rõ thái độ thù địch từ chính phủ - cơ quan đại diện cho đất nước - cũng như chẳng hề nghe những điều tương tự ở phía ngược lại. Một ví dụ điển hình gần đây là quan hệ giữa Mĩ và 2 miền Triều Tiên, ghét nhau cả nửa thế kỉ là thế, song họ vẫn sẵn sàng bắt tay nhau để đi đến một kết cục có lợi cho các bên; hay như chiến tranh thương mại Mĩ - Trung khủng khiếp là thế, song 2 bên vẫn đánh tiếng sẵn sàng thương lượng. Tại sao chúng ta lại phải cảm thấy tiêu cực trước những diễn biến tích cực trên toàn cầu như thế? Và nếu VN không làm tốt việc ngoại giao với các nước thì chúng ta rất khó có thể duy trì được nền độc lập, tự chủ và hòa bình cho tới thời điểm này, khi là nơi giao thoa sự ảnh hưởng của các cường quốc. Chẳng ai muốn có thêm kẻ thù cả, các bạn ạ.
Nói về báo mạng thì tôi cũng chẳng đọc từ rất lâu rồi, tin rác thì nhiều mà chất lượng chẳng bao nhiêu. Song, nhà báo thì vẫn phải viết mà có tiền kiếm ăn, đó là việc của họ, chẳng thể chê trách quá đáng được. Và nếu bạn cho rằng báo mạng VN chất lượng thấp thì có lẽ bạn nên ngó qua nhà anh bạn Mĩ của chúng ta để thấy được sự phân cực và trắng trợn tới mức nào.
Và vấn đề sẽ mãi là vấn đề nếu không đưa ra được giải pháp. Rồi sẽ lại có người sẽ nói rằng giáo dục VN abcxyz, chính phủ VN abcxyz, v.v... song liệu họ có thực sự muốn là một phần giải pháp không? Hay họ vẫn chỉ là người dưng qua đường, đi qua nhổ toẹt một cái rồi "đường tao tao đi"? Tôi thì muốn trở thành một phần của giải pháp, chính vì vậy tôi viết bài này ở đây, trên Spiderum, chứ không phải là Facebook.
Cảm ơn các bạn đã đọc tới dòng này!

Trở lại với thí nghiệm nhỏ của tôi: nếu bạn muốn có (thêm) lý do để ghét ông giảng viên kia thì hãy nhìn vào thông tin cá nhân của ông ấy (phần About ấy). Nhìn vào xong, rồi xem lại cái video. Bạn có cảm thấy cái video kia bớt tính thuyết phục không? Nếu có thì xin chúc mừng, chính bạn đã bị rơi vào trạng thái bất hòa nhận thức.
Update: Không cãi nhau với trẻ con là chửi, sau đó là xóa và block, các bạn ạ :)

Update 2: ông thầy này đã xóa tất cả những status liên quan... hầy :)