Bạn có nghe qua câu chuyện về loài cá vàng chỉ có trí nhớ trong vòng 3 giây chưa? Mỗi vòng bơi của nó là một hành trình khám phá thế giới mới. Thật ra trí nhớ cá vàng không tệ như vậy mà có thể kéo dài đến vài tháng. Thuật ngữ não cá vàng để chỉ những người hay đãng trí, không nhớ những chi tiết lặt vặt.

Đôi khi bạn sẽ rơi vào những trường hợp thế này…
Bạn hớt hãi từ tầng 18 chung cư xuống bãi đậu xe hơi. Vừa tới xe bạn chợt nhận ra bạn để quên chìa khóa xe trong phòng. Rồi bạn vội vã chạy lên tầng 18. Khi đến nơi bạn mới nhớ rằng mình bỏ quên chìa khóa phòng trong xe.
Bạn mua một tờ vé số. 29 ngày sau bạn mới nhận ra sự tồn tại của nó và bất ngờ thay bạn được giải nhất. Bạn hý hửng nhưng khi lãnh giải bạn mới biết là lộn cái đài rồiiiiiii
Bạn đi vệ sinh mà quên mang giấy. Và bạn đành ngậm ngùi dùng tay cho chuyện ấy.
Bạn đeo mắt kính và kéo lên trên cho ngầu, nhưng bạn lại quên đi và dành 15 phút tìm mắt kính của mình trước khi bạn soi gương và nhận ra. Đệch…!
Hay bạn rút tiền ở cây ATM rồi lấy thẻ bỏ vào bóp… đến đây nhiều bạn nghĩ là tôi sẽ nói bạn đi luôn và quên lấy tiền phải không? Ah không phải vậy. Chuyện tiếp theo là vầy. Sau khi nhận tiền xong bạn lại đứng chờ cây ATM nhả thẻ ra. Oh shit!
Thật ra những tình huống lặt vặt trong cuộc sống như thế sẽ biến bạn thành não cá vàng.
Điều đó không có gì lo lắng cả. Nhiều bạn nghĩ trí nhớ là thứ gì đó bẩm sinh không cải thiện được. Trí nhớ cũng là một kỹ năng, mà kỹ năng thì bạn hoàn toàn có thể học được. Những bạn não cá vàng không có nghĩa trí nhớ bạn không tốt mà bạn chưa biết cách để sử dụng bộ não của mình cho việc ghi nhớ mà thôi.

1.Bổ não với não bộ

Bạn có biết bộ não của chúng ta chứa tới 160.934km tế bào máu gấp gần 13 lần đường kính Trái Đất và bao gồm khoảng 100 tỷ nơ ron thần kinh. Khối lượng trung bình của bộ não ở người trưởng thành là 1,4kg. 75% thành phần tế bào não là nước. Bộ não có thể phát ra lượng điện đủ để thắp sáng một bóng đèn điện.
Nếu bạn không biết những thông tin trên thì cũng không có gì bất ngờ vì trước đây tôi cũng từng như vậy. Bởi chúng ta thường chỉ thấy những cơ bắp cuồn cuộn của tay, chân, rồi bụng 6 múi mà đâu thấy được hình dạng của bộ não bao giờ chứ. Vì thế mà chúng ta dường như đã bỏ qua điều này.
Số lượng nơron thần kinh của mỗi người là tương đương nhau nhưng tại sao có người lại có khả năng ca hát, người có khả năng tính toán, người thì trầm tính, người thì bà tám,… Đó là bởi vì lượng nơron thần kinh phân bổ ở các khu vực là khác nhau. Mỗi khu vực như thế sẽ giúp bạn có thế mạnh ở một lĩnh vực.  Và sự liên kết giữa các nơron thần kinh của mỗi người cũng không giống nhau. Môi trường bạn sống, những gì bạn học, bạn làm sẽ tạo ra các liên kết trong não bạn. Điều đó giải thích vì sao bạn có những khả năng khác biệt so với người khác.

2.Thuyết toàn não

Bài test
Bạn hãy thử làm  một bài test nhỏ như sau. Bạn hãy đan chéo hai tay lại với nhau như tôi làm nè.




Đọc thêm:

Bạn có để ý thấy ngón cái bàn tay trái của tôi nằm trên ngón cái của bàn tay phải. Điều này cho thấy mình có dấu hiệu của người sử dụng não phải nhiều hơn. Vậy còn bạn thì sao?
Nếu bạn chưa chắc chắn về mình sử dụng bán cầu não nào nhiều hơn thì cùng nhau làm bài test thứ hai này nhé.
nao-trai-nao-phai


Bạn thấy cô gái đang quay theo hướng nào?
-Nếu bạn thấy cô gái quay theo chiều kim đồng hồ thì bạn có thiên hướng sử dụng não trái nhiều hơn.
-Nếu bạn thấy cô gái quay ngược chiều kim đồng hồ thì bạn có thiên hướng sử dụng não phải nhiều hơn.
-Bạn thấy cô gái lúc quay chiều này lúc quay chiều kia. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng đều cả não trái và não phải
Não trái và não phải
Năm 1981, giáo sư Roger Sperry đưa ra lý thuyết toàn não về công trình nghiên cứu bộ não với hai bán cầu não trái và bán cầu não phải.
Hai bán cầu não thì nhìn rất giống nhau nhưng có sự khác biệt lớn về việc xử lý thông tin. Mặc dù có sự tương phản nhưng cả hai bán cầu não không làm việc độc lập nhau mà có sự kiên kết chặt chẽ với nhau.
Bán cầu não trái thì điều khiển phần cơ thể bên phải và ngược lại bán cầu não phải điều khiển phần cơ thể bên trái. Mỗi bán cầu sẽ đảm nhiệm những  chức năng khác nhau.
Lý thuyết toàn não cũng chỉ ra rằng mỗi bên bán cầu não có ưu thế riêng. Nếu như bạn có xu hướng phân tích và lên kế hoạch trong suy nghĩ thì bạn là người theo não trái. Nếu bạn có xu hướng sáng tạo hoặc nghệ sĩ tính thì bạn là người theo não phải.



Theo như những nghiên cứu của thuyết toàn não thì não trái kết nối với:
  • Logic
  • Ngôn ngữ
  • Toán học
  • Kế hoạch
  • Chi tiết
  • Thực dụng
  • Khoa học
Còn não phải kết nối với:
  • Tưởng tượng
  • Cảm xúc
  • Nghệ thuật
  • Giai điệu
  • Hình dung
  • Mơ mộng
  • Trực giác
  • Tò mò
Vậy trong việc ghi nhớ thì thuyết toàn não ảnh hưởng như thế nào?
Giả sử trí nhớ của chúng ta là một cái sàng gạo. Những thông tin về từ ngữ, con số do não trái xử lý như là những hạt cát. Còn những thông tin hình ảnh, màu sắc,… do não phải xử lý giống như những hòn sỏi vì chúng có nhiều liên kết tạo thành.
Nếu bạn chỉ sử dụng não trái để ghi nhớ, tức là chỉ ghi nhớ những hạt cát thì chúng sẽ bị rớt ra khỏi cái sàng. Nhưng nếu những thông tin đó bạn chuyển đổi thành hình ảnh giống như những viên sỏi sẽ không bị lọt ra khỏi cái sàng trí nhớ của bạn.
Như vậy chúng ta biết rằng mỗi bán cầu não là khác nhau và có ưu thế ở những mảng khác nhau. Vậy làm thế nào để kết hợp cả hai bán cầu não trong việc ghi nhớ? Tôi sẽ chỉ cho bạn…

3.Cách kết hợp não trái và não phải trong việc ghi nhớ

Bạn nhớ lại xem khi ở ghế nhà trường bạn học từ vựng tiếng Anh như thế nào? Có phải như thế này không?
Rõ ràng việc học từ vựng như chép phạt, cứ ghi từ tiếng anh một cột rồi nghĩa một cột, lặp lại vài chục lần như thế sẽ giúp bạn nhớ được từ đó. Nhưng…
Một thời gian bạn còn nhớ được những từ này nữa không? Nếu bạn không nhớ cũng không sao. Vì bạn giống tôi đó.
Khi bạn học như vậy bạn chỉ sử dụng một bên não trái để nhận biết mặt chữ và ý nghĩa của nó. Và những từ vựng này giống như những hạt cát sẽ trôi khỏi cái sàng lưu giữ trí nhớ của bạn.
Để học từ vựng và nhớ lâu. Bạn cần sử dụng não phải của bạn để có thể tạo ra những liên kết mạnh hơn và nó sẽ là những hạt sỏi không bị trôi ra khỏi cái sàng của bạn.
Để làm được vậy bạn sẽ dùng phương pháp âm thanh tương tự. Đây là phương pháp nổi tiếng trên thế giới đã được giới thiệu trong quyển sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế của Adam Khoo.
Ở phương pháp này bạn sẽ liên tưởng cách phát âm của từ vựng cần học đến một hình ảnh nào đó. Rồi bạn sẽ tạo ra một câu chuyện, hình ảnh thú vị giữa hình ảnh bạn vừa liên tưởng và ý nghĩa của từ vựng.
Việc tạo ra hình ảnh sẽ giúp não phải lưu giữ thông tin tốt hơn,, đồng thời khi bạn quên nghĩa của từ nào đó, bạn có thể liên tưởng  cách phát âm đến hình ảnh bạn đã tạo ra để tìm ra nghĩa của từ đó.
Ví dụ một số từ vựng sau đây:


 
Một từ nữa



Một ví dụ khác về việc ảnh hưởng của não trái và não phải đối với việc ghi nhớ.
Ví dụ 2:
Giả sử bạn cần ghi nhớ số điện thoại sau:
0357446388
Cách thông  thường là bạn thuộc lòng hoặc chỉ lưu vào danh bạ. Nhưng nếu trường hợp bạn hết pin điện thoại và đang ở ngoài đường. Bạn cần liên hệ qua số điện thoại đó. Bạn ước mình đã ghi nhớ được số điện thoại đó từ trước phải không?
Số là dữ liệu rất khó nhớ và nó được não trái xử lý để nhận biết. Và làm sao để dùng não phải để ghi nhớ các con số? Tôi sẽ chỉ cho bạn cách tôi làm…
Vì não phải là nơi xử lý hình ảnh nên tôi sẽ chuyển các con số thành một hình ảnh tương ứng để lưu vào não phải. Dựa vào hình dạng các con số tôi có các hình ảnh sau:
03 => thỏ



57 => đe



44 => thuyền buồm



63 => khẩu pháo


88 => tạ


Để kết nối các con số này lại tôi sẽ tạo ra một câu chuyện hài hước, độc đáo và đôi khi bậy bạ giữa các hình ảnh này để tăng liên kết giữa các nơron thần kinh.
Câu chuyện như sau:
“Con thỏ đang rèn một củ cà rốt bằng sắt trên cái đe để tặng chị Hằng vì chú Cuội bỏ nhà ra đi trên một chiếc thuyền buồm và đã vác khẩu pháo đi theo.  Vì yếu quá sợ không giương khẩu pháo lên để bắn khi gặp cướp biển được nên chú Cuội phải đem theo tạ để tập gym”.
Bạn thấy câu chuyện này như thế nào?
Mỗi lần cần nhớ lại số điện thoại này tôi sẽ hình dung lại câu chuyện đã tạo. Vì nó ướt nhẹp chứ không khô khan như dãy số kia nên những liên kết sẽ kết nối tạo ra hạt sỏi to để không lọt ra cái sàng trí nhớ.
Việc ứng dụng não phải để ghi nhớ các con số sẽ giúp nhiều trong học tập. Nhất là việc ghi nhớ sự kiện lịch sử, công thức toán học, thông tin liên quan đến số,…

4.Làm sao để phát triển song não?

Bạn có thể thấy có những đứa trẻ học phải tập trung, giờ giấc cố định. Trong khi có những đứa trẻ khác lại thích vừa học vừa nghe nhạc hoặc vận động. Bởi vì chúng có cách thức hoạt động ở hai bán cầu não khác nhau. Vậy làm thế nào để phát triển kỹ năng ở một bên bán cầu não nào đó. Với mỗi bán cầu ta có cách sau:
Bán cầu não trái:
  • Giải toán
  • Giải đố
  • Viết
  • Học ngôn ngữ mới
  • Chơi game về trí tuệ như: cờ vua, sudoku, cờ vây…
Bán cầu não phải:
  • Vẽ
  • Hát
  • Chơi nhạc cụ
  • Hư cấu và sáng tác
  • Tưởng tượng
  • Chơi game có nhiều màu sắc và âm thanh
Nếu bạn biết mình có ưu thế bên bán cầu não nào thì sẽ biết cách phát huy những ưu điểm của bán cầu não đó và luyện tập để có được những ưu điểm của bán cầu não kia. Vì giống như khi chúng ta đi xe đạp, cần phải đạp và giữ cân bằng cả hai bên thì xe mới đi nhanh được. Còn nếu chỉ đạp một chân thì sẽ đi chậm hơn. Đó là cách mà bạn nên kết hợp giữa hai bán cầu não trái và não phải trong học tập và công việc. Hãy tập gym cho bộ não để phát triển cả hai bán cầu não và để không bị gọi là não cá vàng nhé.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: studizzi.com

THANK YOU FOR READING !!!