"Cuộc sống như giương cung, giấc mơ như đích đến, nhưng nếu không biết đích đến là gì, mỗi lần kéo dây chỉ là phí lực – mũi tên bay được giữa trời, chẳng trúng gì ngoài một khoảng không."
Sinh ra trong thời đại thông tin, có quá nhiều thứ để học, có thứ quá nhanh lỗi thời, có thứ lại nhanh phát triển ra cái mới. Chúng ta lại tiếc nuối thời gian khi chúng ta dùng chúng cho giải trí quá mức thay vì học tập. Tôi không ở đây để chỉ dạy, chỉ là muốn ghi lại những điều có thể giúp chính mình trong quá trình tìm kiếm mục tiêu và cách học tập.
Tìm kiếm mục tiêu.
Ta là một người đầy tò mò, rất muốn làm nhiều thứ từ viết lách, võ thuật, vẽ tranh, nhảy múa, học thật nhiều ngôn ngữ...và khi làm ta lại dễ từ bỏ. Ta tự hỏi.
"Tại sao mình nhanh chán thế ? Là do mình không có đam mê thật sự hay do nó không hợp với của mình? Do mình lười quá? Hay thật sự là do mình vô dụng, học không vô? "
Tới đây, Tư Duy Phản Biện cần kích hoạt, không tin tuyệt đối bất kỳ quan điểm của ai và kể cả quan điểm chủ quan mù quáng của chính mình. Nếu có cơ hội phản biện suy nghĩ trên, quan điểm của bạn có đủ mạnh để thắng nó không?
Sự tò mò là vô tận, trải nghiệm sẽ giúp ta chọn lọc, những người thành công bên ngoài chính là hình mẫu, giúp gợi lên hình ảnh bản thân bạn khi thực hiện nó thành công. Mục tiêu của tôi nhờ nhiều người thành công trên mạng quá nên tấm bia mục tiêu của tôi liên tục chạy khiến việc rèn luyện để bắn hồng tâm tấm bia luôn bị ngắt quãng. Càng tham lam, mục tiêu càng xa, càng cần rất nhiều thời gian luyện tập.
Não rất lười, chọn một mục tiêu thôi, nhiều là nó đá đi danh sách trăm ngàn điều ta muốn làm trên thế giới này, rồi chơi điện thoại tìm ai đó chiều chuộng nó.
Lập danh sách vô số điều bạn muốn học, xếp hạng nó, ai đứng nhất sẽ được ưu tiên.
Chúng ta hay cậy tính khó lựa chọn mà ôm hết. Chọn hạng 1 thôi, ưu tiên học hàng tiếng một ngày, khi giải trí thì bạn chọn cái bạn thích thứ hai học cũng được mà. Thời gian giải trí là tự do, mà cách bạn dùng thời gian này sẽ quyết định nhiều điều trong tương lai (Ví dụ: Ước gì 2 năm trước mình dùng mấy thời gian rảnh bấm điện thoại đổi thành học tiếng Anh thì có phải IELTS 8.0 rồi không)
Giờ là thời điểm 2 năm trước của bạn năm N tuổi+2 rồi, bắt đầu thực hiện ước mơ thôi IELTS 8 Chấm.
Cách học tập
Lại khó lựa chọn nữa, có 8 loại hình thông minh: Từ logic không động, nội ngoại thanh thiên. Đọc xong khái quát những thông minh đó là gì tôi lại muốn mình được thông minh hết dạng đó. Tham quá tham đi.

Tôi biết mình vừa lười vừa tham nên nhờ ai đó viết
Vui vậy thôi thực tế ai cũng nên xem qua các khái niệm thông minh này để xác định bản thân thích gì, điểm mạnh thông minh của mình là gì rồi cước vào các bước học thật sự được tôi mò từ các thiên tài để tôi để ý.
1. Leonardo da Vinci – Học theo nguyên tắc tò mò vô tận
Ghi chép không ngừng: Ghi lại mọi câu hỏi, ý tưởng xuất hiện trong đầu.
Học đa lĩnh vực: Vẽ, giải phẫu, cơ học, hội họa, triết học, thiên văn học.
Quan sát tự nhiên: Phân tích chuyển động nước, hình dáng con người, cơ chế hoạt động của máy móc.
Thực hành bằng thử nghiệm: Tự chế tạo máy móc, mô phỏng ý tưởng trên giấy trước khi thực hành.
2. Nikola Tesla – Học bằng trực giác và thực hành tưởng tượng
Tư duy hình ảnh: Tưởng tượng máy móc hoạt động trong đầu trước khi thực sự chế tạo.
Làm việc sâu (Deep Work): Cô lập khỏi thế giới, tập trung hoàn toàn vào phát minh.
Không ngừng cải tiến: Tesla không chấp nhận ý tưởng tầm thường, luôn tìm cách làm tốt hơn.
Đọc sách đa lĩnh vực: Ông đọc hàng nghìn cuốn sách về khoa học, kỹ thuật, triết học.
3. Helen Keller – Học bằng giác quan thay thế và ý chí mạnh mẽ
Học thông qua xúc giác: Dùng tay để cảm nhận mặt chữ, hình dạng, đọc bằng chữ nổi Braille. (Học bằng cách thực hành, sờ chạm lấy chúng)
Ghi nhớ qua cảm nhận: Cảm nhận rung động khi người khác nói để hiểu âm thanh.
Học qua mô phỏng và lặp lại: Viết chữ nhiều lần trên tay để ghi nhớ.
Học bằng tư duy liên kết: Liên kết từ ngữ với vật thể thật để hiểu nghĩa.
4. Hồ Chí Minh – Học qua thực tiễn và sự thích nghi linh hoạt
Học từ con người và xã hội: Quan sát, làm việc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.
Học ngôn ngữ qua giao tiếp thực tế: Ông nói được hơn 6 ngôn ngữ bằng cách sống ở các nước khác nhau.
Ghi chép và viết để tư duy: Viết báo, làm thơ, ghi nhật ký để ghi nhớ tư tưởng.
Tự học bền bỉ: Không có điều kiện học chính quy nhưng vẫn học qua sách, tài liệu, con người xung quanh.
5. Napoleon – Học bằng chiến thuật và ứng dụng thực tế
Học từ kinh nghiệm thực chiến: Phân tích những trận đánh lịch sử để rút kinh nghiệm.
Rèn luyện trí nhớ siêu phàm: Nhớ bản đồ, tên sĩ quan, đặc điểm địa hình mà không cần ghi chép.
Tư duy logic và chiến lược: Xây dựng kế hoạch dựa trên nhiều kịch bản khác nhau.
Học từ đối thủ: Nghiên cứu cách chiến đấu của kẻ thù để tìm cách khắc chế.
6. Cleopatra – Học qua giao tiếp và ảnh hưởng tâm lý
Sử dụng sức mạnh ngôn ngữ: Thành thạo nhiều ngôn ngữ để đàm phán chính trị.
Hiểu tâm lý con người: Phân tích đối phương để đưa ra cách giao tiếp phù hợp.
Tận dụng nghệ thuật và văn hóa: Dùng biểu tượng, hình ảnh để tạo ảnh hưởng mạnh mẽ.
Học qua quan sát chính trị: Hiểu động thái của đối thủ để điều chỉnh chiến lược.
7. Abraham Lincoln – Học qua tự suy ngẫm và tư duy phản biện
Tự học qua sách vở: Không được học hành đầy đủ nhưng đọc rất nhiều sách luật và triết học.
Viết để suy nghĩ rõ ràng: Soạn bài diễn văn kỹ lưỡng để tư duy mạch lạc.
Lắng nghe và tranh luận: Thường xuyên thảo luận với người khác để kiểm chứng quan điểm. (Những khi muốn xả chửi ai đó một trận hãy ghi âm hoặc viết chúng ra nhưng không gửi đi, suy nghĩ trước đã, mỗi lần nổi nóng đều phải trả giá bằng tình cảm)
Tìm kiếm bài học từ thất bại: Phân tích thất bại của mình để không mắc sai lầm lần thứ hai.
Lướt qua tôi chỉ muốn buff tinh thần học tập, học tập thực sự cần qua tự tìm hiểu tự yêu thích và tự thực hiện nó.
Nếu theo đuổi việc học hãy tìm cách, tìm luôn lý do. Chúc con người tham lam tri thức này sau này sẽ học được thật nhiều, giàu thật nhiều. See you tomorrow!


Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này