Cách để giả vờ tự tin (How to fake it until you make it)!
Đúng tôi biết, bạn có thể nói điều này lừa gạt… nhưng với tôi, cái việc giả vờ đến khi bạn làm được (fake it until you make it) giống như một con dao vậy, bạn đưa vào tay đầu bếp, câu chuyện sẽ khác, bạn đưa vào tay tên cướp, câu chuyện sẽ khác.
Vài tuần trước, tôi có xem bộ phim "Catch Me If You Can", cốt truyện dựa trên một câu chuyện có thật, kể về nhân vật chính là Frank, một kẻ lừa đảo với vũ khí tuyệt vời đó là sự tự tin đến từ "fake it until you make it". (Giả vờ đến khi thật sự)
Tôi khá ấn tượng với cái đoạn bắt đầu này. Hãy xem clip sau…
Hai hình ảnh đối lập
"Một anh chàng bẽn lẽn, ngôn ngữ hình thể và nét mặt thể hiện sự yếu thế, giọng nhẹ nhàng, bị bắt nạt"
"Một anh chàng với giọng nói to, dõng dạt, thay đổi hoàn toàn ngôn ngữ hình thể như lưng thẳng, vai ra sau, tác phong chậm vừa đủ và có uy quyền, bắt nạt lại kẻ bắt nạt mình".
Sự khác biệt và cuốn hút giữa hai hình ảnh trên, không những tạo ra sự tự tin bên trong con người Frank mà còn tạo ra sự ảnh hưởng và quy phục của tất cả học sinh trong lớp.
Thứ làm tôi cảm thấy còn thú vị hơn nữa đó là, khi Frank đã nhập vai thì anh ta trở thành chính là cái nhân vật đó. Có thể thấy, ngay lúc sau, khi giáo viên thay thế thật bước vào, thay vì sợ hãi, thay vì cảm thấy bị bại lộ trò giả mạo của mình. Frank, vẫn tiếp tục bình tĩnh xử lí tình huống và quả quyết "Tôi mới chính là giáo viên dạy thế lớp này". Khiến tất cả học sinh và cả chính cô giáo viên dạy thế đó không một ai có tí gì nghi ngờ.
Và câu chuyện tiếp theo là xuyên suốt những tình tiết Frank giả vờ làm các vị trí khác nhau từ Cơ Trưởng, Bác Sỹ cho tới Luật Sư, tất cả điều hoàn hảo, không một ai tiếp xúc lúc đầu nghi ngờ gì anh chàng 16 tuổi này cả (Frank làm giả lại chứng minh thư với số tuổi là 26), chiếm đoạt hơn 4 triệu đô thời những năm 1960 (tương đương 32 triệu đô lúc bây giờ).
Với tôi, đây là một bộ phim đáng xem, nhất là để học hỏi khả năng tự tin và sự thu hút.
Tôi có thói quen hay xem film, ngẫm và rút ra cho mình những bài học… và sau đây là những gì tôi cảm nhận được!
Đa số chúng ta, thường thì luôn có một cái nghịch lí (paradox) giữa tự tin và thành quả, đó cứ như là một cái vấn đề về con gà và quả trứng vậy… Phải có tự tin thì mới có thành quả, hay phải có thành quả thì ta mới có sư tự tin.
Tôi tin bạn đã quá quen thuộc với việc chính bạn biết bản thân mình có khả năng, nhưng vì không tự tin, nên đã đánh mất nhiều cơ hội tạo ra thành quả.
Đời thì có quá nhiều những thứ vượt ngoài tầm với của ta, nhất là lúc bắt đầu và ta chưa có gì…
Như khởi sự một kinh doanh, thật tuyệt vời nếu bạn đã thành công. Và bạn sẽ càng tự tin hơn khi thuyết phục người khác đầu tư tiếp tục cho những dự án mới hay kêu gọi thêm đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Nhưng nếu không có kết quả trước, thì khó lòng mà bạn có thể tạo tin tưởng để thuyết phục người khác làm điều mình muốn dễ dàng.
Hoặc như gặp gỡ và tán tỉnh một cô gái, nếu bạn có nhiều lần thành công trong việc chinh phục, việc bạn tự tin bắt chuyện và làm quen, và cô gái bị thu hút là điều rất dễ dàng… nhưng nếu bạn thể hiện sự rụt rè, thì khó lòng mà cuốn hút cái cảm xúc và giữ được sự chú ý của cô ấy từ những giây phút đầu tiên.
Thế nên, nếu ta không thành công trước, thì làm gì mà ta có tự tin để rồi dùng cái tự tin đấy để làm bàn đạp tiếp tục tiến lên hơn nữa chứ…
Vâng, chính cái sự "fake it until you make it" như của Frank đây, là cái lời giải ngắn hạn khá hoàn hảo cho cái nghịch lý trên…
Lúc này, bạn không có tự tin thực sự, "hai hòn bi của bạn có thể đánh lô tô" và bảo rằng "hãy tự tin" "hãy tự tin" "hãy tự tin đi", "bình tĩnh", "bình tĩnh", "bình tĩnh đi"…
Bạn biết bạn đang không có đủ thành công, nhưng vẫn tự tin thật với chính khả năng của mình, và qua ngôn ngữ cơ thể thoải mái, điềm đạm, giọng nói to rõ có uy lực và tin vào câu chuyện giả bạn tự kể chính mình là "bạn đã thành công rồi" (nghe như đa cấp nhưng tạm hãy kệ đi). Thì tôi dám cá với bạn, bạn sẽ làm tốt hơn so với lúc bạn cứ tin là bạn chưa thành công đấy, thất bại có lẽ vẫn còn, nhưng phần thắng dám cá là cao hơn gấp nhiều lần trước kia.
Quan trọng không phải là bạn, quan trọng là phải khiến cho người đối diện tin tưởng bạn kìa.
Đúng tôi biết, bạn có thể nói điều này lừa gạt… nhưng với tôi, cái việc giả vờ đến khi bạn làm được (fake it until you make it) giống như một con dao vậy, bạn đưa vào tay đầu bếp, câu chuyện sẽ khác, bạn đưa vào tay tên cướp, câu chuyện sẽ khác, quan trọng là cái mục đích bên trong và chính cái đạo đức trong bản tính của bạn kia kìa… Vì bạn có thể thấy rõ ràng, dao thì dễ mua đầy ngoài đường nhưng có vẻ cướp cũng không nhiều thật sự như đầu bếp, nên đừng bi quan quá... Và nếu bạn có vũ khí mà không biết sử dụng thì, với những đứa tự có giống như Frank, bạn sẽ là đứa bị dắt mũi chứ không phải là đứa cầm dây đâu bạn ạ. Lựa chọn làm nào thì đó là do bạn cả đấy.
Quay trở lại, nếu bạn là một người tốt, nhưng mãi vẫn không thành công, và lại thấy rõ cái paradox này, tại sao không bắt đầu thử một tí "ma mãnh", "mánh khóe" và "láo cá" này cơ chứ? Vì thật ra, tôi chắc chắn, chính bạn cũng sẽ không ghét Frank nếu xem bộ film này. Nên là không cần phải tự trách hay phán xét quá mức bản thân nếu mình ma mãnh hay chiêu trò, miễn sau, mục đích bạn làm là tốt, không hại ai… và thậm chí mang lại được giá trị thật sau khi đã giả vờ cái tự tin kia, thì mọi chuyện lại đâu vào đó. Với tôi, mọi thứ quan trọng là hiệu quả và mục đích cuối cùng là tốt, còn cách làm thì tùy, tốt xấu theo thời thế.
Quay trở lại, nếu bạn là một người tốt, nhưng mãi vẫn không thành công, và lại thấy rõ cái paradox này, tại sao không bắt đầu thử một tí "ma mãnh", "mánh khóe" và "láo cá" này cơ chứ? Vì thật ra, tôi chắc chắn, chính bạn cũng sẽ không ghét Frank nếu xem bộ film này. Nên là không cần phải tự trách hay phán xét quá mức bản thân nếu mình ma mãnh hay chiêu trò, miễn sau, mục đích bạn làm là tốt, không hại ai… và thậm chí mang lại được giá trị thật sau khi đã giả vờ cái tự tin kia, thì mọi chuyện lại đâu vào đó. Với tôi, mọi thứ quan trọng là hiệu quả và mục đích cuối cùng là tốt, còn cách làm thì tùy, tốt xấu theo thời thế.
Cách để giả vờ tự tin (How to fake it until you make it)
1/ Thể hiện bên ngoài.
Gồm hai điều:
Đó là sự thể hiện bản thân ở vẻ ngoài (như quần áo, giày dép, trang sức, kiểu tóc…)
Vâng con người ta đúng ai cũng thích và tin vào câu "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", nó không sai. Nhưng con người, hầu hết lý trí không bao giờ ở trạng thái mặc định, cũng như ta không hoàn toàn xử lí thông tin đầu vào lúc nào cũng chính xác. Suốt cuộc đời, ta gặp quá nhiều người từ lúc ta bé đến lúc ta lớn, việc biết rõ tất cả ai tốt gỗ, ai tốt nước sơn ngay lúc đầu tiên là một điều khá cam go. Vì thế, bộ não chúng ta sử dụng một chức năng tự động, đó là gom tất cả những thông tin gì giống nhau trở lại thành một nhóm, để có thể vô thức và ngay lập tức phán đoán người đối diện là một người như thế nào. Đó là cái hệ thống cảm tính, dễ dàng, mặc định và thường không chính xác hoàn toàn, cho nên, nếu ta ăn mặc như một người tự tin và quyền lực, thì vẻ bề ngoài sẽ góp phần đánh lừa được người đối diện.
Ngôn ngữ cơ thể (từ giọng nói, cách bạn đi đứng, cách bạn chậm rãi thể hiện hình thể…).
Với Homo Sapien, trong bộ não luôn có sẵn một chức năng đó là tiết ra chất dẫn truyền thần kinh tự tin, tên là Serotonin, khi bạn sử dụng ngôn ngữ cơ thể của một kẻ tự tin và lãnh đạo, bạn sẽ tự tiết ra chất này ngay trong cơ thể mình, và nó khiến cho bản thân bạn tự tin ngay lập tức bên trong cơ thể, cũng như người đối diện sẽ nhìn ra, và tự động quy phục hay lắng nghe bạn ngay lập tức (nhớ, hoặc xem lại cái clip của Frank khi ra lệnh những học sinh còn lại trong lớp).
Vì chính lí do này, Jordan B. Peterson cũng viết quy tắc đầu tiên trong quyển sách 12 Rules for Life (12 nguyên tắc của cuộc sống) của ông ấy với tiêu đề "Stand up straight with your shoulder back", có nghĩa là đứng thẳng lên với vai hướng về sau, bạn có thể thấy được tầm quan trọng của tự tin và ngôn ngữ cơ thể như thế nào mà được viết vào quy tắc đầu tiên trong sách của ông rồi đó.
2/ Believe you fucking are! Hãy tin vào câu chuyện bạn kể chính bản thân mình.
Hãy tưởng tượng việc tự tin/tự ti như là một câu chuyện bạn vô thức nói thầm trong đầu mình. Đa số chúng ta, khi không có thành quả tỉ lệ thuận với khả năng thật sự của mình, ta sẽ tự nói với chính bản thân mình là "mình chưa được", "mình chưa xứng đáng", "mình không đủ"… Vâng chính cái câu chuyện này sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái hoảng loạn và khiến toàn bộ cơ thể tê liệt, ngay lập tức ta tiết ra Cortisol, một chất dẫn truyền thần kinh chuyển bạn vào trạng thái "chiến hay chuồn" (fight or flight), lúc này những chức năng không liên quan và phục vụ cho trạng thái "chiến hay chuồn" hạ thấp xuống và nâng khả năng vận động phục vụ chiến hay chuồn lên tối đa, nên bạn cảm giác lo lắng và stress cao độ (Thử tự để ý xem, lúc bạn lo lắng và khó chịu thì bạn có muốn vận động hơn không?). Đúng nó tốt cho lúc ta ở thời tiền sử, nhưng với thời hiện đại, xin lỗi, bạn chết chắc.
Vì thế, thay vì tin mình chưa thành công để rồi tự ti vào khả năng của mình. Hãy fake it until you make it, cứ giả tới khi bạn làm được, tin, mà tin một cách thật sự, tin chính cái câu chuyện bạn đang kể bản thân là mình làm được! Và mặc kệ bên ngoài nghĩ gì hay quá khứ của bạn vô thức kể bạn ra sau. Kệ mẹ nó.
Như tôi đã nói ở trên, cách này là ngắn hạn, và chỉ nên áp dụng khi bạn tin bạn có khả năng làm được thật sự, hoặc sẽ làm được thật sự, hoặc sẽ có cách để làm được thật sự nhưng chưa có một thành công đủ để chứng minh với người bên ngoài, thì hãy làm. Còn không, lưu ý là tác hại của nó chính là khi bạn lạc lối rồi lạm dụng, lừa gạt người khác, không chịu xây dựng cái giá trị thật ở bản thân về lâu về dài, thì cái kết cục tệ hại sẽ luôn chờ đợi mà đạp cho bạn một cái rớt tận hố. Karma is a bitch! Không tin thì cứ thử, không cản nhé.
Lời cuối, vẫn có một cách thay thế khác mà bạn không cần fake, không cần giả vờ, đó là cách tạo nên sự tự tin thật sự.
"Tự tin thật sự là khi bản thân chấp nhận và không còn chối bỏ điểm yếu của chính mình".
"Bạn càng chấp nhận với sai lầm và điểm yếu của mình bao nhiêu, bạn càng cảm thấy tự tin dưới cái tấm da thịt của chính mình bấy nhiêu".
Đây là những thứ tôi luôn nhắc bản thân mình mỗi ngày để tự xây cho mình sự tự tin vững chắc.
Và với tôi đây là một khái niệm, nó có vẻ khá là khó để nắm bắt và nâng cao, cần nhiều thất bại, trải nghiệm và suy nghiệm để sử dụng được, nếu bạn hiểu và áp dụng được thì chúc mừng, còn không, bước đầu hãy thử fake it until you make it. Còn muốn hiểu sâu hơn về sự tự tin thật sự, hãy vào bài dịch này của mình từ tác giả Mark Manson để tìm hiểu sâu hơn. Tại sao cố đạt những thứ tốt nhất trên đời lại toàn phản tác dụng?
Vậy nhé, chúc bạn thành công.
Cheers,
Lucas
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất