Khẩu hiệu này đã trở thành một biểu tượng của cả nước Đức nói riêng và châu Âu nói chung
Các lý do tại sao Đức trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cõi châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới. Lưu ý bài viết này của tôi không mang tính học thuật, tôi chỉ đọc thông tin từ các nguồn như wikipedia tiếng Anh và các nguồn tài liệu khác và tự đúc kết lại. 
Nền kinh tế Đức thành công như ngày nay là do sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (ở Việt Nam thì gọi hình thức kinh doanh này là các hộ gia đình) tiếng Đức là Mittelstand - ai cần biết thêm có thể google từ này. Hình thức kinh doanh này chính là xương sống của toàn bộ nền kinh tế nước Đức và nắm giữ hơn một nửa lực lượng toàn quốc và chính phủ Đức cũng xây dựng hệ thống kinh kế xoay quanh Mittelstand. Và tại sao mô hình này lại thành công như vậy ở Đức? 
Hà hà, lại câu chuyện về trồng người và chính sách của các Mittelstand đây. 
Nhiều thanh niên Đức, sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã tham gia ngay vào các lớp huấn luyện nghề và đào tạo kỹ thuật và từ đó là từ đó họ vào làm việc ở các Mittelstand luôn. Các Mittelstand trả mức lương xứng đáng với công sức của các công nhân làm việc cho họ kèm theo các mức đãi ngộ khác, thậm chí có cả bảo hiểm y tế và nó khiến cho các công nhân này mong muốn được gắn bó lâu dài và thậm chí cả đời cho các Mittelstand này. 
Những Mittelstand này luôn phát triển bền vững chứ không phải kiểu lợi nhuận tức thời theo mùa bắt trend xu hướng như nhiều nền kinh tế hiện đại khác. Kiểu kinh doanh của những Mittelstand là đầu tư những kỹ thuật công nghệ hoặc một ngành hàng nào đó lâu dài chứ không phải kiểu kinh doanh ăn xổi ở thì như mấy cha Việt Nam ở đây, mượn tiền ngân hàng làm ăn rồi ôm một cục nợ. Như đã nói ở trên, những Mittelstand này thường là những công ty gia đình nên họ dễ dàng kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình và nếu xảy ra sự cố thì dễ dàng ứng phó chứ không phải khủng hoảng trong việc xử lý scandal như một số công ty lớn trên thế giới.
Bài phân tích được thực hiện bởi Lambdadelta Umineko