Lược dịch từ bài viết:"Must German football clubs sacrifice tradition in the quest for glory?" của Axel Falk đăng trên https://thesefootballtimes.co/
Người dịch: KDNX



Gia đình tôi có một bề dày lịch sử về kể chuyện. Cả bố và tôi đều đã nghĩ đến việc viết sách một lần trong đời. Từ đâu mà có ý nghĩ đấy, tôi không hề biết. Nhưng vì thế tôi lớn lên trong những câu từ và chuyện kể. Một trong số những câu chuyện ưa thích nhất của bố tôi là về bóng đá Đức. Khi ông theo học tiếng Đức ở ĐH vùng Linkoping, Thụy Điển, ông được giao trọng trách làm một bài thuyết trình về thể thao Đức. Là một fan Stuttgart, ông lập tức nói về bóng đá Đức, về những điều tuyệt vời và những mối họa. Bài thuyết trình của ông bao gồm một trang về yếu tố Teutonic của bóng đá và một dự cảm rùng mình cho tương lai.
Một chương trong bài thuyết trình mang tên "Trận đấu khủng khiếp chúng ta không hề muốn thấy". Ở phần này, ông bàn về mối họa tiềm ẩn của việc thương mại hóa trong bóng đá Đức và miêu tả về một tương lai mà ở đó, chúng ta sẽ có những trận đấu dạng như Siemens Berlin đối đầu Mercedes-Benz Sttugart ở SVĐ Siemens Arena của vùng Charlottenburg, Đức. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong nhiều ví dụ về một thảm cảnh mà ông sợ phải đối mặt, đó là nền bóng đá Đức ông từng biết sẽ bị chôn vùi trong một thế giới mang đầy tính thương mại, nơi mà giá trị của các công ty dần kiểm soát thế giới bóng đá.
Tôi luôn thích thú với chuyện này, vì nó là một điều mà bóng đá Đức không hề có. Tuy nhiên, càng yêu thích văn hóa Đức-âm nhạc, bóng đá, chính trị, nghệ thuật...rất nhiều-tôi dần nhận ra rằng, sự sợ hãi thay đổi ẩn sâu trong văn hóa Đức hơn bất cứ đâu. Ví dụ, Richard Mayer, một chính trị gia khi trả lời ABC đã nói rằng sự ổn định và tính dễ đoán là những yếu tố được ưa thích của một chính trị gia Đức. Điều này khiến tôi nghi ngờ sự sợ hãi của bố về một nền bóng đá Đức thương mại hóa liệu có cơ sở không, khi mà truyền thống bóng đá chính là thứ khiến bóng đá Đức đặc biệt so với các nền bóng đá khác ?
Thứ văn hóa này là một trong những thứ nổi tiếng nhất Châu Âu và nhiều người cho rằng việc phá bỏ những giá trị truyền thống chính là dấu chấm hết cho nền bóng đá Đức. Ở đây lại nảy sinh một vấn đề lớn. Đó là khi truyền thống ăn sâu vào các CLB Đức, nỗi sợ hãi sẽ trở thành một thứ gì đó mang tính quốc gia. Và khi những đội bóng như Hoffenheim và Leipzig thách thức những giá trị này, họ ngay lập tức trở thành "lũ cừu đen". Điều đó ngày càng trở nên sáo rỗng, nhưng chính sự sáo rỗng này đang dần trở thành thứ có tiếng nói nhất ở bóng đá Đức hiện tại.
Tôi muốn khám phá những sự phân cực trong mối quan hệ truyền thống đối đầu thương mại bằng việc phân tích cả hai khía cạnh, xem xét chuyện có hay không việc truyền thống đang dần đóng góp vào sự sụp đổ của bóng đá cấp CLB Đức. Không ai có thể trả lời, nhưng ít ra chúng ta có thể hiểu được phần nào vấn đề và thậm chí là nâng cao nhận thức về bóng đá Đức.
Vấn đề mà ít ai để ý, đó là khi truyền thống trở thành ưu tiên. Nếu xét đến việc thể thao đặt nặng yếu tố chiến thắng-nếu không ngoài lý do tồn tại-sẽ là rất đáng ngại khi thấy các CLB đặt lịch sử lên trên thành công. Ở đây, tôi không nói rằng thành công không thể đi kèm truyền thống-điều có thể và đã và đang tồn tại trong bóng đá-nhưng trong một thế giới thương mại, nơi mà những CLB như Bayer Leverkusen, Hoffenheim và RB Leipzig chiến đấu ở Châu Âu thường xuyên, các CLB truyền thống sẽ dần bị đẩy lùi về phía sau bởi danh tiếng và giá trị của các CLB này.

Hãy xét đến việc Borussia Dortmund chỉ có được 41 điểm sau hơn nửa đầu mùa trước, điều biến họ trở thành đội đứng thứ hai tệ hại nhất kẻ từ năm 1994, tôi muốn nêu ra việc truyền thống đang gây hại cho bóng đá Đức như thế nào. Truyền thống càng được đặt nặng, bóng đá Đức càng dần đi xuống tới mức nào ? Và sẽ thế nào nếu nói rằng: truyền thống là mối họa lớn nhất cho bóng đá Đức ?
"Anh biết đấy, giữ lại luật 50+1 không phải chỉ là để bảo vệ truyền thống. Nó còn là bảo vệ môn thể thao chúng ta yêu thích," anh nói mà không quên nở nụ cười mãn nguyện với câu nói của mình khi những ánh nắng phản chiếu vào các tòa nhà của thành Frankfurt.
"Nhưng, chẳng phải đấy là truyền thống sao ? Giữ vững mọi thứ như ngày xưa ?" Tôi trả lời, cũng mãn nguyện với câu nói đáp trả. Cuộc tranh cãi đã diễn ra được một lúc, và số lượng những cốc rượu táo Frankfurt đã dần tăng lên kể từ lúc chúng tôi leo lên được sân thượng  ở trung tâm Châu Âu.
"Tôi nghĩ còn nhiều hơn thế. 50+1 còn quan trọng hơn thế. Không có nó, sẽ chẳng có văn hóa. Chúng ta sẽ cạn kiệt văn hóa- trở thành bóng đá Anh. Đó là điều anh thích sao ?" Filip tiếp tục. Anh ta biết rằng tôi có một góc nhìn bình thường về văn hóa, nhưng cũng nhận ra nhu cầu của việc nghi ngờ mọi thứ. "Không, chắc chắn là không, đừng có ngớ ngẩn thế chứ."
Rõ ràng, đây không phải là một cuộc tranh luận sôi nổi. Nó chỉ đơn thuần là một cuộc nói chuyện giữa hai người bạn đều có tình yêu với bóng đá Đức từ lâu. Nó là cuộc đối thoại giữa hai NHM của hai "kẻ bảo vệ" của giá trị Đức, Hamburger SV và Eintracht Frankfurt. Tôi thì đã có những khoảng thời gian tươi đẹp với Niko Kovac khi ông làm HLV trưởng mà tôi yêu mến, anh bạn Filip của tôi thì không được vui lắm với đội bóng của mình.
Niềm tin của anh vào truyền thống cũng khiến tôi tự vấn. CLB của anh, Hamburger SV, một trong những CLB giàu truyền thống nhất nước Đức, được che chắn bởi luật 50+1, đã dần đi xuống trong nhiều năm nay. Anh vấn nhớ về trận đấu bán kết gặp Fulham ở Europa League như mới ngày hôm qua, nhưng cũng dần nhận ra rằng, năm nay có lẽ sẽ là năm chiếc đồng hồ ở Nordtribune sẽ ngừng chạy.

Điều mà Filip lo lắng là có cơ sở. Anh chứng kiến sự yếu dần đi của các CLB Anh và cả hai chúng tôi đều đã chứng kiến giá vé phi mã ở Premier League. Sự lo ngại về thương mại hóa bắt nguồn từ nỗi sợ về việc bóng đá Đức sẽ dần trở thành bóng đá Anh-nỗi sợ về việc vé sẽ không còn giành cho mọi người, và nỗi lo sợ HSV trở thành đội bóng của các nhóm lợi ích chứ không còn dành cho quần chúng đam mê bóng đá. Để hiểu được giá trí của những truyền thống bóng đá Đức, cần phải hiểu được những người bảo vệ nó sợ phải đánh mất thứ gì. Giá vé và mối quan hệ giữa CLB và NHM là những thứ mà ai ai cũng sợ đánh mất. Điều rất dễ hiểu.
Năm 1997, Kaiserslautern trở lại Bundesliga sau khi bị xuống hạng một năm trước đó. Họ bắt đầu mùa bóng với khát khao trụ hạng ở Bundesliga, giải đấu khét tiếng về độ khó với các đội bóng mới lên hạng, dù Kaiserslautern là một đội bóng vốn "nhẵn mặt" với Bundesliga, khi họ đã thi đấu hầu như mọi mùa bóng chỉ trừ một mùa duy nhất. Điều này khiến họ trở thành một trong những khuôn mặt tiêu biểu của bóng đá Đức; một trong những nhà sáng lập của Bundesliga, và dù mới chỉ giành được danh hiệu này một lần vào năm 1991, địa vị của họ ở Bundesliga đã khiến họ trở thành biểu tượng của giải đấu.
Mùa giải đầu tiên khởi đầu suôn sẻ, Kaiserslautern giành được nhiều chiến thắng với một đội hình trẻ, dẫn dắt bởi Andreas Brehme và Michael Ballack, họ gây bất ngờ với việc đánh bại ĐKVĐ Bayern Munich trên sân nhà. Họ thậm chí còn đánh bại ĐKVĐ Borussia Dortmund ở sân Fritz-Walter Stadion, pháo đài núi vốn là thành trì của Quỷ Đỏ 
Khi mùa giải kết thúc, Ballack, Brehme và Olaf Marschall đoạt được ngai vương dưới sự dẫn dắt của "phù thủy" Otto Rehhagel. Mùa giải thành công của Kaiserslautern-khi họ đoạt ngôi đầu bảng với chỉ 68 điểm-là một trong những bất ngờ lớn nhất của bóng đá Đức.
Và rồi mọi thứ thay đổi. Vào năm 2003, CLB khởi đầu mùa giải với -3 điểm vì vấn đề tài chính. Họ trụ hạng thành công, nhưng đây rõ ràng là một tín hiệu xấu. Một cảm giác lo ngại về vấn đề tài chính đang dần bủa vây đội bóng từng là một trong những đội bóng vĩ đại nhất của giải đấu, thứ dần lui về dĩ vãng. Đỉnh Betze không còn sôi động như ngày nào, Quỷ Đỏ không bao giờ khôi phục được sau khủng hoảng tài chính, và dù họ lên hạng được vào năm 2010, họ lại quay về điểm xuất phát. Một minh chứng cho thấy họ đã không còn phù hợp với bóng đá hiện đại nữa.
Đối nghịch với Filip, NHM Tottenham tới từ Scotland tên Jonny Clark theo dõi Kaiserslautern từ bên ngoài nước Đức. Trong khi Filip ngồi ở Frankfurt, Jonny bị "kẹt" lại ở Scotland tươi đẹp, phải theo dõi đội bóng Đức mà anh yêu mến qua sóng truyền hình. Nhưng niềm đam mê thì vẫn ở đó và chưa hề suy giảm. "NHM, văn hóa và bầu không khí là những thứ quan trọng khiến tôi quan tâm tới bóng đá Đức"  Jonny nói với tôi.
Rõ ràng, góc nhìn của anh chẳng có gì mới. Tuy vậy, không có gì mới không có nghĩa là hoàn toàn sáo rỗng. Jonny thậm chí còn cho rằng LĐBĐ Đức đang dần trở thành kẻ thù của bản thân khi cố gắng biến bóng đá Đức trở thành bóng đá Anh thông qua những trận đấu tối thứ hai và "Englische Woche" (Những tuần lễ bóng đá Anh). Điều này, theo Jonny, đang dần thay thế những thứ khiến cho bóng đá Đức đặc biệt. Đây rõ ràng là một góc nhìn thú vị.

Hiểu rõ về hai vấn đề này chính là thứ cần thiết để đi đến cái căn nguyên. HSV và Kaiserslautern là hai trong số những đội bóng lớn nhất trong lịch sử bóng đá Đức và NHM của họ, theo nhiều mặt, chính là đại diện của phe truyền thống. Vì vậy, sẽ rất có giá trị nếu chúng ta thâm nhập vào mặt thị trường của vấn đề này.
Tôi vẫn còn ấn tượng với sự vươn lên của Hoffenheim. Nó là một câu chuyện tuyệt vời của thành công, sự vươn lên của kẻ yếu thế và khi họ suýt nữa giành được suất vào Champions League mùa hè năm ttruowsc. Tôi thành thực rất vui cho họ, dù vẫn nhìn nhận những ảnh hưởng của họ lên sự suy tàn của bóng đá Đức. Hofenheim của Dietmar Hopp vươn lên từ giải Regionalliga lên Bundesliga chỉ trong vài mùa, nhưng đã tiêu xài trong một mùa hè hơn bất cứ CLB nào ở Bundesliga.2 khi họ thăng hạng. Từ đó, họ bị coi là "cừu đen" bởi phe Bảo Thủ của Đức và vẫn bị coi là một nỗi hổ thẹn, một con quỷ trong vườn Địa Đàng của Bundesliga.
Tuy nhiên, họ mới chỉ là khởi đầu. Vài năm sau ngày Hoffenheim lên hạng với những Sejad Salihovic, Vedad Ibisevic và Demba Ba. RasenballSport Leipzig trở thành kẻ thù mới của bóng đá Đức, một phiên bản cải tiến của "Hoffe xấu xa". Chắc bạn đã nghe câu chuyện này trước đây: ông lớn về đồ uống tăng lực đang phá hoại bóng đá Đức bằng tiền và một số lượng nhỏ thành viên.
Sở hữu bởi Red Bull, họ đã trở thành kẻ thù của những giá trị người Đức ca ngợi, kẻ phá hủy và gây dựng số phận. Một vài người nói rằng Leipzig chịu trách nhiệm chính cho sự suy tàn của bóng đá Đức. Vài người khác, lại cho rằng họ là một mặt tích cực của bóng đá Đức. Dù thế nào đi nữa, họ vẫn là đội bóng đã và đang gây chia rẽ nhất nước Đức.
Philip Olternmann viết một bài viết tuyệt hay trên tờ The Guardian ở nử đầu mùa trước. Olterman phỏng vấn một người đứng sau cuộc biểu tình lớn trong trận đấu trên khách ở Saxony. NHM Dortmund quyết định ở nhà thay vì di chuyển quãng đường 210 dặm về phía đông nước Đức để phản đối tính thương mại của đại diện vùng Saxony.
Trong bài phỏng vấn, người vận động này cho rằng Dortmund kiếm tiền để đá bóng, còn Leipzig kiếm tiền để quảng bá thương hiệu. Với ông, đấy là sự khác biệt giữa hai bên. Oltermann giải thích rõ hơn vấn đề của Leipzig. Ở Dortmund, một trong những CLB giàu truyền thống nhất nước Đức, trở thành một cổ đông chỉ mất khoảng 60 Euro, trong khi ở Leipzig là 1.000 Euro. Sẽ thế nào nếu các đội bóng nơi mà trở thành cổ đông tốn hơn 1.000 Euro như Leipzig hay Hoffenheim trở thành lẽ thường ? Liệu đây có phải là dấu chấm hết cho văn hóa bóng đá Đức mà ta vốn biết ?
Jonny Clark không nghĩ vậy. Anh cho rằng giá trị bóng đá Đức là bền vững và dùng Hannover như là một ví dụ của việc văn hóa bóng đá rồi cũng sẽ thắng thương mại. Ở Hannover, khi nhà đầu tư Martin Kind cố gắng vượt quá mốc 50+1, NHM đã quyết định biểu tình, và rút cục họ đã thành công trong việc giành lại CLB từ nanh vuốt của thương mại hóa. Điều chắc chắn sẽ là chuẩn mực của những đội bóng khác về sau.

Vậy thương mại hóa có phải là vấn đề ? Liệu nó có thể song hành với truyền thống hay đối đầu với truyền thống trong một cuộc đấu sống còn ? Sự thực là chúng đã vẫn luôn song hành với nhau. Hãng dược nổi tiếng Bayer từng tài trợ , thậm chí đặt tên cho hai đội bóng từng thi đấu ở Bundesliga. KFC Uerdingen 05, đội bóng giờ đang chật vật ở giải hạng 4 Đức. Thế nhưng, họ đã từng ở vị trí của Bayer Leverkusen hiện tại, dưới cái tên Bayer Uerdingen 05.
Khả năng tài chính của Uerdingen là rất lớn ở thời đó, họ thực sự là Leverkusen của những năm 70 và 80. Thế nhưng khi họ dần phai nhạt trên sân. Bayer dần cho rằng họ đã mất giá trị quảng bá và rút vốn khỏi Uerdingen. Leverkusen trở thành "con cưng" của họ và từ đó, Uerdingen bị bỏ lơ. VFL Wolfsburg là một ví dụ khác về việc được một công ty lớn chống lưng. Volkswagen chính là xương sống của đại diện vùng Wolfsburg trong nhiều năm qua.
Câu hỏi mấu chốt ở đây là liệu sự nổi lên của RB Leipzig có phải là thứ khiến cho nhu cầu về việc bảo tồn truyền thống đang dần tăng cao ở Đức, và liệu xu hướng này có kìm hãm hình ảnh của thứ văn hóa bóng đá không bị ảnh hưởng bởi thương mại hóa của Đức ? Theo nhiều mặt, truyền thống bóng đá Đức là thứ quan trọng hơn cả. Dù không có gì ngạc nhiên, chúng ta dần thấy rõ ràng, truyền thống Đức còn quan trọng hơn cả thành công-một điều thách thức những chuẩn mực của mọi giải đấu.
Có lẽ nhũng giá trị là một lối sống. Có lẽ chúng là sản phẩm của một xã hội chú trọng sự ổn định. Rút cục, sẽ dễ dàng hơn nếu nhìn lại và biết rõ câu trả lời hơn là tiên đoán tương lại. Dù vậy, rõ ràng, việc bảo vệ truyền thống đang dần trở nên cần thiết hơn từ khi Hoffenheim và Leipzig nổi lên. Hai CLB này đóng vai trò "Phản Chúa" và tiếp thêm vào sự sợ hãi thay đổi. Hai CLB này hoàn toàn cực đoan trong cách vận hành đến mức họ đã trở thành ác mộng của việc để thương mại hóa làm chủ cuộc chơi. Sự sợ hãi thay đổi giờ đây đi từ hợp lý trở thành có cơ sở.
Dù vậy, sự bảo thủ-khi các CLB cứ khăng khăng báo lấy truyền thống- có thể là một vấn đề lớn, nhất là khi nó trở thành ưu tiên. Khi lịch sử được dùng để định hình tương lai, một điều nguy hiểm sẽ diễn ra. Hậu quả, các CLB sẽ để mất danh hiệu hoặc bị xuống hạng-thế nhưng họ vẫn tự hào với truyền thống của mình.-Với tôi, đây là một vấn đề nan giải: Chiến thắng bằng tiền hay là thua vì truyền thống ?
Dù vậy, hơn cả CLB, NHM nhìn mọi sự rất khác, và có lẽ đây là nơi mà bóng đá Đức phân chia rõ rệt nhất. "Người hâm mộ, văn hóa và bầu không khí là những thứ quan trọng khiên tôi quan tâm tới bóng đá Đức, và tôi nghĩ nó cũng rất quan trọng với nhiều người khác." Điều này hợp với những gì Filip nói khi bàn về vấn đề này trong một buổi chiều lạnh giá ở Frankfurt: "Bóng đá Đức còn hơn cả thành công. Với tôi, nó còn là về đam mê và mối quan hệ với các cầu thủ. Nó còn là việc có thể theo dõi các trận đấu với giá rẻ trong khi uống bia giá rẻ và ăn xúc xích giá rẻ. Đó là về sự phổ thông, thứ mà rất ít các giải đấu có được."
Mọi sự đơn giản được gom về một câu hỏi: Bạn muốn gì ? Thành công hay văn hóa ? Truyền thông hay tiến bộ ? Tôi nghĩ rằng, trong nhiều trường hợp, truyền thống kìm hãm sự phát triển của bóng đá Đức trên sân, nhưng đồng thời cũng tạo ra thứ văn hóa bóng đá đẹp nhất TG. Truyền thống đối đầu thương mại là một vấn đề phân cực-và nó cần phải như vậy. Với các GĐĐH, hy sinh danh tiếng, sự tôn trọng chỉ để cứu rõi đội bóng và đem về nguồn lợi cho đội bóng là một quyết định dễ dàng. Nhưng với NHM, một thế giới nơi mà tiền vé phi mã, nơi cầu thủ quay lưng với họ cũng như lịch sử dần bị lãng quên của bóng đá Đức, mọi cuộc tranh cãi vẫn tiếp diễn.