Cá tháng tư không được nói dối
Đọc tiêu đề xong có lẽ bạn sẽ thắc mắc. Ngày cá tháng Tư (1/4) là 1 trong những ngày thú vị bậc nhất trong năm. Truyền thống từ phương...
Đọc tiêu đề xong có lẽ bạn sẽ thắc mắc. Ngày cá tháng Tư (1/4) là 1 trong những ngày thú vị bậc nhất trong năm. Truyền thống từ phương Tây cho rằng đây là ngày mà bạn được phép nói dối thoải mái mà không sợ bị trách mắng. Nhưng xin hãy cẩn thận lời nói của mình, nhất là khi chúng ta vẫn còn đang sinh sống và tồn tại ở mảnh đất Việt Nam này.
Một trong những vấn đề xã hội được quan tâm bậc nhất hiện nay là đại dịch COVID-19 cùng tác động của nó. Có lẽ chưa bao giờ chúng ta cảm nhận thế giới thay đổi nhiều đến như vậy trong vòng ít nhất 20-30 năm trở lại đây. Khoảng thời gian này thật đáng sợ, khi mà 1 số hoạt động thường niên của thế giới bị ngưng lại hoàn toàn, việc di chuyển ra khỏi nhà cũng coi như điều kiêng kị. Thậm chí đây còn là những ngày 01 câu nói dối - thứ khá "bình thường" với 1 số ngày kiểu như mùng 1 tháng 4, cũng có thể khiến bạn bị xử phạt cả chục triệu đồng. Tại Việt Nam, người ta thống kê được số vụ việc bị xử phạt vì đưa tin giả đã vượt quá số ca nhiễm COVID-19 từ lâu.
Cách đây hơn 2 tuần, số người bị phạt bởi hành vi đưa tin giả đã lên tới 654 (theo báo Tuổi Trẻ) - tức là gấp hơn 3 lần số ca nhiễm COVID-19 cho tới thời điểm này. Con số báo động với hành vi ngôn ngữ trên mạng xã hội của người Việt Nam.
Trong khi 1 số thành phần lợi dụng tình hình dịch bệnh để kiếm thêm follow, view,...thì lại có bộ phận những người bị phạt cho rằng họ đã bị tác động bởi 1 nguồn tin khác, khiến bản thân hoang mang và không ý thức được nữa. Thứ duy nhất họ quan tâm lúc đó là truyền tải thông tin và cảnh báo những người xung quanh rằng sự nguy hiểm đang tới dần. Lời nói, chia sẻ, dòng trạng thái là dối nhưng số tiền mà họ phải nộp là thật.
Một lời nói, 1 lần share bài, 1 dòng Status...có thể lấy đi của bạn rất nhiều thứ. Không chỉ bị phạt tiền, bị mời lên đồn công an và bị cảnh cáo, bạn còn mất luôn cả sự tin tưởng từ những người xung quanh mình. Có đáng không?
Khi nói chuyện với bạn bè, người thân, tôi luôn nhắc đi nhắc lại việc cần cẩn thận với bất cứ phát ngôn nào trên mạng xã hội ở thời điểm cực kỳ nhạy cảm này, kể cả đó chỉ đơn giản là 1 lần chia sẻ ở chế độ Bạn bè tôi. Chưa khi nào ngày Cá tháng Tư lại đến 1 cách vô duyên như lần này.
Bạn đưa 1 tin tức mà bạn không chắc chắn là nó chính xác cũng không khác gì bạn đang phủ nhận mọi công sức của các nhà báo có tâm, Bộ Y tế, Đảng và Nhà Nước đang ngày đêm làm việc và đem đến những con số chính xác nhất. Nói 1 cách đơn giản hơn thì bạn đã nói dối. Mà nói dối về 1 vấn đề nghiêm trọng như COVID-19 là bạn đã vi phạm pháp luật. Đừng biến mọi ngày đều trở thành ngày Cá tháng Tư với chính mình.
Chưa khi nào ngày Cá tháng Tư lại đến 1 cách vô duyên như lần này.
Với mọi hành vi vi phạm pháp luật, sự tác động của nó đến với xã hội là tiêu cực. Bạn đưa ra 1 thông tin mà bản thân mình chưa được kiểm chứng, bạn gieo rắc sự lo lắng sợ hãi vào đầu bạn bè và những người xung quanh bạn, rồi điều đó tiếp tục lan toả cho đến khi bạn nhận ra đó là Fake News thì cũng quá khó để biện minh thêm về hành vi của mình.
Thống kê chỉ ra rằng các thông tin tiêu cực luôn có sức ảnh hưởng và sự lan toả vượt trội khi so với các thông tin tích cực. Sự lo lắng có thể khiến con người ta suy nghĩ cả ngày, cả tháng, cả năm, còn sự vui sướng, hạnh phúc có khi chỉ là nhất thời. Có "Tháng Tư là lời nói dối của em" thì cũng có "...niềm vui thì dễ quên, còn nỗi buồn thì...không bao giờ....". Đừng mạo hiểm với lời nói của bạn, kể cả đó có đang là Cá tháng Tư hay không.
Thật trùng hợp là thời gian diễn biến của đại dịch COVID-19 đang ngày càng phức tạp thì Cá tháng tư lại đến. Câu hỏi được đặt ra là nói dối về COVID-19 vào 1/4/2020 tại Việt Nam thì có bị phạt không? Đáp án: Có. Việt Nam không có bất cứ 1 văn bản hay quy định nào rằng bạn nói dối vào ngày này về đại dịch COVID-19 mà lại tránh đi các khoản nộp phạt.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất