Cuộc đại khủng hoảng (The Great Depression) kéo dài từ năm 1929 đến năm 1939. Nó đã giết chết hàng triệu nhà đầu tư, khiến đến 16 triệu người mĩ thất nghiệp và nửa số ngân hàng ở mĩ phá sản, khiến nền kinh tế Mỹ sụp đổ.

VẬY ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA ?

Trong suốt những năm 1920, nền kinh tế Hoa Kỳ mở rộng nhanh chóng và tổng tài sản của quốc gia đã tăng hơn gấp đôi từ năm 1920 đến năm 1929, thời kỳ được mệnh danh là “ Những năm hai mươi cuồng nhiệt ”. Cùng với đó là thị trường chứng khoán được phát triển mạnh mẽ, người dân vay nợ bắt đầu đổ tiền ồ ạt vào thị trường chững khoán thiếu kiểm soát, dẫn đến giá cổ phiếu ngày càng tăng cao bắt đầu hình thành lên bong bóng chứng . Nguyên nhân do FED thời điểm đó vẫn còn non trẻ, những chính sách của Fed đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ đến 67% trong cung tiền từ năm 1921 đến 1929 do việc giảm lãi suất.
Cùng với đó, sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên quá nhanh trong giao đoạn ổn định nhưng nhu cầu và sức mua của người dân lại không tăng tương ứng, khiến hàng hoá ế thừa dẫn tới suy thoái trong sản xuất. Cụ thể, khả năng sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ thực tế, một phần lớn thu nhập quốc dân lại chỉ thuộc về một số ít người. Lợi nhuận của công ty tăng, trong khi người lao động không được nhận phần xứng đáng, không có khả năng mua hàng hoá do chính họ sản xuất. Tạo nên sự mất cân bằng về cung cầu, tiền mất giá, kinh tế đi xuống trầm trọng. Đồng thời làm các mối quan hệ giữa các nước xấu đi, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi. Giá hàng hoá giảm mạnh do không có cầu. 
Giá hàng hoá và giá cổ phiếu diễn biến trái ngược nhau. Cổ phiếu của các công ty phát triển các công nghệ mới đang bùng nổ, trái lại cổ phiếu của các công ty tiêu dùng giảm sút do giá tiêu dùng tụt sâu, tạo một bài toán khó dành cho FED. Vào năm 1929, hội đồng quản trị của FED nhằm hạ nhiệt thị trường, lo ngại rằng tình trạng đầu cơ vượt ngoài tầm kiểm soát, họ đã đột ngột thu hẹp nguồn cung tiền bằng cách tăng lãi suất từ 3,5% lên 5%. 

Bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên cho cuộc đại suy thoái

Việc tăng lãi suất của FED dẫn đến sản lượng công nghiệp của Mỹ tụt giảm tới 45%, nền kinh tế mỹ sụt giảm nghiêm trọng. Những tin tức bất lợi cũng đồng thời ập đến, tháng 9 năm 1929, nhà tài chính người Anh Clarence Hatry bị bắt vì cáo buộc gian lận. Đây là sự kiện bước ngoặt khiến sàn chứng khoán London chao đảo. Đồng thời, nó cũng tác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư Mỹ.
Đến đầu tháng 10 năm 1929, bong bóng chứng khoán Mỹ ngày càng rõ nét khi các nhà đầu tư trở nên lo sợ và bán tháo cổ phiếu làm giá cổ phiếu giảm xuống. Các công ty chứng khoán bắt đầu call margin đối với nhà đầu tư vay ký quỹ trước đó nhưng không thể đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì. Điều này lại càng khiến cho giá cổ phiếu giảm mạnh hơn nữa.
Vào ngày 24 tháng 10 năm 1929, khi các nhà đầu tư lo lắng bắt đầu bán ồ ạt các cổ phiếu được định giá quá cao, cuối cùng thì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán mà một số người lo sợ đã xảy ra. Kỷ lục 12,9 triệu cổ phiếu đã được giao dịch vào ngày hôm đó, được gọi là “Thứ Năm Đen tối”.
Năm ngày sau, vào ngày 29 tháng 10 hay còn gọi là “Thứ Ba đen tối”, khoảng 16 triệu cổ phiếu đã được giao dịch sau khi một làn sóng hoảng loạn khác càn quét Phố Wall. Hàng triệu cổ phiếu cuối cùng trở nên vô giá trị, và những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu “ký quỹ” (bằng tiền đi vay) đã bị xóa sổ hoàn toàn.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực tăng giá nhằm ổn định lại thị trường của ngân hàng thông qua việc mua vào nhiều cổ phiếu, tuy nhiên thị trường vẫn tụt dốc không phanh. Chúng ta có thể thấy được sự sụp đổ của nền kinh tế Mỹ thông qua chỉ số chứng khoán Dowjones trong khoảng thời gian đó.

HẬU QUẢ

Thị trường chứng khoán sụp đổ khiến 4.300 ngân hàng phải đóng cửa chỉ trong 2 năm. Người dân đồng loạt rút tiền gửi do lo ngại về khả năng thanh khoản khiến tiền dự trữ của ngân hàng cạn kiệt. Hàng loạt công ty phá sản cũng góp phần đẩy các ngân hàng vào cảnh lụi bại. Sức mua giảm khiến hoạt động của các ngành sản xuất kinh tế đình trệ. Sản lượng công nghiệp giảm 45%, khoảng 16 triệu người thất nghiệp, các cuộc biểu tình trở nên dày đặc.
Cuộc khủng hoảng này cũng ảnh hưởng đến hàng loạt các nước tư bản khác. Các nước như nước Anh, Pháp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Pháp kéo dài khủng hoảng từ năm 1930 - 1936 với công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%.
Bên cạnh đó, ở nước Anh, sản lượng gang năm 1931 cũng giảm sút 50%, thép sụt gần 50%, thương nghiệp sụt giảm nặng nề. Nước Đức đến năm 1930 cũng bị sụt giảm sản lượng công nghiệp một cách nghiêm trọng. Các nhà tư bản lựa chọn giải pháp thà đổ hàng, tiêu huỷ chứ không bán giá rẻ hạn chế lạm phát nhưng vẫn không có tác dụng. Tư bản đánh sưu thuế tăng cao để bù lỗ lại càng khiến nhân dân lầm than.