[CRITICAL READING] TỪ BỎ THÌ DỄ, VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH MỚI KHÓ.
Một tác phẩm trong dòng sách Self - Help khá nổi tiếng trong thời gian gần đây, " Từ bỏ thì dễ, vượt lên chính mình mới khó" được...
Một tác phẩm trong dòng sách Self - Help khá nổi tiếng trong thời gian gần đây," Từ bỏ thì dễ, vượt lên chính mình mới khó" được vinh dự công nhận là "Cuốn sách bồi dưỡng tinh thần tự giác và kỹ năng tự lập tốt nhất dành cho thanh thiếu niên".
Đối với những bạn chưa đọc cuốn sách này, tôi nghĩ bạn nên thử đọc cuốn sách này một lần. Lý do tôi sẽ giải thích bên dưới.
Còn đối với những bạn đã đọc cuốn sách này, liệu bạn có nghĩ như tôi..
...rằng tác giả là một người nghiêm túc, kỉ luật và tham vọng hơi quá mức bình thường.
OK, tôi đồng ý rằng đây là một cuốn self-help thì tác giả có những đức tính như trên là chuyện quá sức bình thường.
Là một người luôn đặt mình vào những phép tắc do bản thân đề ra ở mức cao nhất, Ngô Mục Thiên đã vẽ cho bạn một bức tranh thực sự màu hồng nếu bạn chịu đưa mình vào khuôn phép. Mọi thứ anh ấy làm, thậm chí cả trong suy nghĩ dường như đều quá nghiêm túc và phép tắc. Không phải ai cũng suy nghĩ được như Ngô Mục Thiên,không phải ai cũng có môi trường như anh ấy đang có.Vì thế , bạn sẽ có cảm giác tác giả không giống mình. Mà một điều quan trọng khi viết một cuốn sách rằng , tác giả phải hiểu được vấn đề của người đọc, đặt mình vào vị trí của người đọc thì mới có thể đưa ra giải pháp làm người đọc "tự giúp chính mình".
...rằng tác giả chỉ nêu lên những mặt xấu và làm cho người đọc"sợ để hành động"
Thường sẽ có 2 cách làm để thúc đẩy một người nào đó hành động, đó là nỗi sợ và niềm vui. Nỗi sợ có thể khiến người ta hành động ngay tức khắc, nhưng thường nó sẽ không duy trì được lâu bởi vì người ta thường sẽ chưa phải đối mặt với nỗi sợ ngay lập tức. Tư duy theo kiểu "sợ đấy nhưng hẵng cứ từ từ". Tác giả hầu như chỉ đề cập đến việc "nếu không như thế này..thì bạn sẽ bị như thế kia.." mà quên đi mất việc phải tạo động lực thực sự, cái lí do khiến người ta phải làm nó mà khiến người ta vui vẻ. Khi đọc xong cuốn sách này, tôi đã rất sợ. Nhưng nó không kéo dài, và sau phần lớn thời gian thì nó trôi tuột ra khỏi đầu tôi, vì nỗi sợ đâu có đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của tôi.
Nếu tác giả có thể bổ sung thêm về việc sống có kỉ luật thú vị thế nào , việc anh ấy làm mọi việc say mê ra sao thì có lẽ cuốn sách này sẽ là cuốn sách gối đầu giường của tôi trong một thời gian dài.
Cái tác giả thiếu, có lẽ là cảm xúc.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại,tác giả là một người rất đáng để chúng ta ngưỡng mộ, không nhiều người nghĩ được làm được như thế. Bởi vì khoảng cách từ việc nghĩ đến việc hành động là một hành trình dài và xa.Trên hành trình đó, từ bỏ luôn luôn chực chờ nhảy ra để kéo bạn ngã xuống.Những điều bạn học được từ cuốn sách để đối phó với tên "từ bỏ" đó thực sự rất có ích.Nếu bạn muốn tìm kiếm một tấm gương tự học tự làm, đặt mình trong kỉ luật thép - thì bạn tìm đến đúng nơi rồi đó :)
Đây là bài viết thuộc series Critical Reading của chuyên mục Sách. Với mong muốn giúp bạn đọc nhận thấy tầm quan trọng, cũng như làm thế nào để có tư duy phản biện khi đọc, một nhóm nhỏ những Spiderumer đã cùng nhau tạo nên series này. Nếu muốn đóng góp bài viết, bạn chỉ cần thêm "[Critical Reading]" vào trước tiêu đề và đăng lên, đơn giản vậy thôi.:D
/sach
- Hot nhất
- Mới nhất