CÓ NÊN MUA NQ MIXUE KO: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA MIXUE
Có nên mua Nhượng quyền Mixue hay không? Bài viết từ góc nhìn mang tính cá nhân cao từ một người đã có những trải nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền ngành nhà hàng, cung cấp thêm các góc nhìn update về Nhượng quyền F&B tại Việt Nam
Một vài số liệu cóp nhặt về Nhượng quyền Mixue cho các bạn tham khảo (Bài viết từ tháng 11/03/2022 - Ai có só liệu nào update thêm thì comment sửa giúp):
Chi phí nhượng quyền, đầu tư chuỗi cửa hàng kem, trà hoa quả, trà sữa và cafe Mixue :
1. Phí nhượng quyền: 46.8 triệu/ 3 năm
2. Phí bảo lãnh hợp đồng: 70tr (sau hết hạn hợp đồng hoàn trả)
3. Phí quản lý: 34.8 triệu/3 năm
4. Phí trainning: 6.8 triệu/3 năm
5. Phí máy móc thiết bị: ~297 triệu
6. Phí nguyên liệu đợt đầu: 130 triệu. Các đợt sau không giới hạn phí nhập.
7. Phí thẩm định mặt bằng hà nội, hcm: 500k, các tỉnh khác: 2 triệu.
8. Cty sẽ miễn phí thiết kế cửa hàng, thi công theo đội thi công của cty chỉ định, phí thi công khoảng 160-200 triệu.
Điều kiện mở mặt bằng diện tích tối thiểu 20m2 (kiến nghị 40m2 trở lên) và mặt tiền hơn 3m.
9. Yêu cầu hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ và hệ thống cấp điện 3 pha. Phù hợp mở tại mặt bằng đông học sinh, sinh viên và khu dân cư đông đúc.
10. Chủ đầu tư cần chuẩn bị : 800-1 tỉ
11. Thời gian thu hồi vốn khoảng 2 năm (so với giá bán hiện tại từ 10k-25k/sản phẩm.
12. Độ phủ cửa hàng từ 600m-1km/ 1 cửa hàng
PHÂN TÍCH:
=> Bản chất Mixue hô hình kinh doanh của MIXUE là B2B
Thực ra có rất nhiều brand đã theo hướng B2B trước Mixue, như phần lớn cửa hàng của Domino's giờ đều là Nhượng quyền. Domino's giờ tập trung vào 1. R&D ra sản phẩm mới 2. Tập trung vào công nghệ (App đặt hàng của Domino's đứng vào hàng top, lượng đơn sánh ngang với các #FoodApps chuyên giao đồ ăn như UberEats, DoorDash hay Grabhub...
Thị trường Việt Nam còn đi "nhanh" và "sáng tạo" hơn, nhiều brand hiện giờ đang Nhượng quyền 0đ, không thu phí Quản lý, guess why? Họ cũng đang theo hướng này: B2B, bỏ hẳn tiền thu phí nhượng quyền và tập trung vào dòng tiền bán nguyên liệu... Shock hơn, có brand không bán nguyên liệu luôn. Tại sao lại tốt đến vậy, hóa ra đó là công ty chuyên thiết kế thi công 🙂
Về sản phẩm, Mixue có bước chuyển đổi thông minh tại thị trường Việt Nam. Ban đầu, khi cơn sốt trà sữa đang bùng nổ thì Mixue cũng tập trung vào trà sữa. Nhưng sau đó, khi trà sữa quá tải brand thì Mixue xoay sang trục Kem tươi, còn trà sữa thì không đấu trực diện nữa mà tập trung vào phân khúc giá rẻ, cho học sinh sinh viên
Trước đây menu trà sữa nhiều thì giờ giảm xuống, kem vốn là sản phẩm dẫn thì giờ thành sản phẩm chính. Bá đạo nhất là kem Bingchilling 10K. Giờ Mixue tập trung hẳn vào Kem tươi, đỡ cạnh tranh với 500 a e trà sữa, mở ra một thị trường xanh mới
Riêng tại Trung Quốc thì Mixue đã có tổng cộng 21.582 cửa hàng => Thị trường nhượng quyền còn cực kỳ màu mỡ và tiềm năng cực lớn tại Việt Nam
INFO CƠ BẢN VỀ MIXUE
Nhiều b in-bốc mình hỏi rất nhiều về mua Nhượng quyền Mixue. Mình chưa từng mua Nhượng quyền Mixue, chỉ có một số info cơ bản…
1. MIXUE = “Mật Tuyết”: “Mật” là sự ngọt ngào mật ong, “Tuyết” là sự mát lạnh của kem tuyết
2. Nhà sáng lập Zhang Hongchao: ban đầu khởi nghiệp Mixue với 4000 tệ, ý tưởng nảy ra khi anh học đại học năm 4 và làm việc bán time trong 1 quán đá bào. Angle Investor chính là bà của Trương…
3. Mô hình đơn giản: Vốn ban đầu ít nên Trương làm mô hình rất đơn giản, thiết kế quán tinh gọn, chỉ vài bộ bàn ghế và máy bào đá do Trương tự mày mò lắp
4. Thay đổi định hướng: Sản phẩm đá bào bị tính mùa vụ, cửa hàng đầu tiên phải đóng cửa => Trương xoay sang làm Trà sữa: đổi tên là Mixue Bingcheng, nghĩa là “Lâu đài băng xây bằng tuyết ngọt ngào". Mọi thứ bắt đầu vào guồng, sau đó tên brand được rút lại thành Mixue
5. Điểm bùng phát = Kem: Olympic Bắc Kinh tạo ra cú huých cho Mixue với sản phẩm Kem rất giống hình cây đuốc… Nhu cầu tăng mạnh. Sản phẩm chủ lực của Mixue xoay sang trục kem… Với mức giá trung bình chỉ bằng 1/5, Mixue dí các đối thủ dẹp lép…
6. Nhượng quyền: 2007 Trương bắt đầu Nhượng quyền. Con số cửa hàng bùng nổ. 2012 Mixue bắt đầu có trung tâm R&D và nhà máy quản lý chuỗi cung ứng cũng như phát triển các trung tâm hậu cần. Logistic ở mức đỉnh cow
7. Nguồn nguyên liệu: Mixue thu mua nguyên liệu với khối lượng lớn => chi phí nguyên liệu thấp => năng lực cạnh tranh tăng. Món ngon giá rẻ, dí đối thủ bét nhè
8. Số lượng điểm bán: Thời điểm bùng phát, Mixue hỗ trợ cho vay tài chính đối với các bên mua nhượng quyền, số lượng cửa hàng bùng nổ, hơn 20.000 cửa hàng và gia tốc vẫn tăng mạnh…
9. Tài chính: Doanh số Mixue đạt hơn 10 tỷ tệ và dự báo còn tăng mạnh. Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên của Mixue. Định giá của Mixue hiện tại là hơn 3 tỷ USD.
VẬY CÓ NÊN MUA NHƯỢNG QUYỀN MIXUE KO?
Về việc nhiều người hỏi mua NQ Mixue có “ngon” hay không? Thực ra ngon hay không tùy thuộc nhiều vào CHÍNH BẠN. Hãy xem thử mô hình kinh doanh cốt lõi của Mixue cuối cùng là gì? Thời điểm này bạn mở tại khu vực bạn muốn mở có tiềm năng hay không?
Trước khi mua Nhượng quyền, bạn hãy đọc bài viết này: https://www.facebook.com/HTungPizza/posts/pfbid0xY3sXXcs91B52UZzdjxrv2Q3fACqs9nCa5Uu2vVCjqNfqzgHBi6XTNgAHGSv8nAcl
Chủ quán trước khi bán Nhượng quyền nên tham khảo: https://www.facebook.com/HTungPizza/posts/pfbid0bJAFVSD58Rd7gxL2PAhVmwK4fQhFUauJcxwq2gRDNArdeQvL4UpvuJgwsSmmf2oel
Thực tế Nhượng quyền tại Việt Nam qua trải nghiệm riêng của cá nhân tôi, góc nhìn từ cả hai phía người mua và người bán:
https://www.facebook.com/HTungPizza/posts/pfbid02uy5osDnQXjruuvFneYSUyaLmZb7XFJk4a6QVtCxJv9h7n9LhqLvUu667HcM9bZ14l
PS: Quay trở lại case Mixue => Mô hình B2B của Mixue hay, có điều bởi sống bằng bán nguyên liệu nên Mixue sẽ muốn mở nhiều, mà khi mật độ quá nhiều thì người mua NQ sẽ phải cạnh tranh với nhau => phần rủi ro này người mua cần phải tính toán hoặc bổ sung điều khoản không được mở cách nhau bao xa trong hợp đồng
#HoangTung #MrPizza #Mixue #NhuongQuyen #Franchise
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất