Hay KHÔNG CÓ ÁP LỰC, KHÔNG TỒN TẠI KIM CƯƠNG!
Những ngày qua cộng đồng mạng đang nảy ra những tranh cãi gay gắt quanh những ồn ào về các vụ việc đau lòng của các em học sinh, sinh viên tìm đến cái chết.
Cả hai phe ủng hộ và phản đối quan điểm cần thiết phải nghiêm khắc của người lớn đối với con cái đều dẫn ra những lý luận để bảo vệ quan điểm của mình, và theo mình đều hợp lý.
Vậy nên hiểu câu nói này như thế nào?
Tại sao có người vượt qua đc, có người ko thể?
Có điều gì đó đã sai ở đây?
Mình tin rằng sự nghiêm khắc đúng thời điểm sẽ tạo ra nhân tài, còn sai thời điểm thì sẽ tạo ra những đứa trẻ thụ động, ỷ lại, nhút nhát, ko dám bước ra vùng an toàn, và tương lai là một người lớn mờ nhạt, ngại đương đầu với khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Trong quá trình luyện thép, thời điểm, liều lượng và loại phụ gia sẽ cho ra các loại thép với chất lượng khác nhau. Con người cũng tương tự, nếu hiểu bản chất quá trình phát triển tâm sinh lý thì sẽ hiểu tại sao cùng là anh em một nhà, chung một hệ di truyền và giáo dục có người sẽ là người "kim cương", có người sẽ là người "than chì".
Hành động vô tâm và khắc nghiệt sai thời điểm của người lớn gây áp lực khiến con trẻ có những hành động tự hủy hoại mình. Những hành động có dấu ấn trầm cảm đó là những cái chết được lập trình sẵn do cả một quá trình dài chịu áp lực.
(Mình sẽ quay lại chủ đề này dưới góc nhìn chuyên sâu hơn về Tâm lý học và giải phẫu học bộ não tròn một bài viết khác, bài viết sẽ khá dài😚).
Chúc các bạn chuẩn bị một tuần làm việc hứng khởi và thành công
KUANG HÒA
Quản trị viên group CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC - Gỡ rối & chia sẻ
Myblog: https://www.kuanghoa97.blogspot.com