Theo tự điển Từ Hải: Cây nhân sâm kể từ khi gieo hạt xuống đất mà đã lên cây thì sau 3 năm mới có bông, có trái. Năm đầu cây cao 3 hay 4 tấc, khoảng 4 hay 5 năm sau cao hơn hai thước. Lá cây tựa như bàn tay thuộc loại lá chùm, 5 lá chụm lại, lá xanh, chung quanh lá hơi tía tía mà có răng cưa. Về mùa thu hoa nở, hoa có 5 cánh, quả chắc mà hơi dẹt, quả mới két thì xanh mà chín thì đỏ. Gốc (củ ) thẳng to mà béo mập. Dùng làm thuốc là loại thuốc bổ trứ danh. Nhân sâm là thổ sản của Trung Hoa, Triều Tiên, Bắc Mĩ và Cát Lâm. Nhưng Sâm ở Cát Lâm tốt hơn.
img_0
Tại sao gọi Nhân Sâm: Chữ Sâm tức là Tham. Tham là tham gia, là chen vào. Con người nào có tài đức cao đại được chen vào ngang hàng với trời đất, gọi là tam tài. Sâm có công bồi bổ mà cứu vớt người ta trong cơn bệnh nguy nan, rất là đắc lực. Thực là thứ Sâm rất quý, nên mượn chữ Nhân mà đặt tên là Nhân Sâm. Lại có sách chép: củ sâm có đầu có mình và tay chân như hình người, nên gọi là Nhân Sâm
Tính Chất: Sâm có hương thơm mát, mùi vị ngon ngọt, hơi nhặng đắng, pha chút cay, chất mèm dẻo, thịt mịn màng, không có độc, tính bốc lên tức là đem dương khí đi lên.