Lời tựa: 
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.   
                                         
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.        
                                              
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:

Đây là bức tượng được cho là giống Seneca ngoài đời nhất. Trông giống mình phết :v

Bức thư số 90

Bạn thân mến!
Ai có thể nghi ngờ, bạn của tôi, rằng cuộc sống của ta là món quà từ Chúa thiêng liêng bất tử, nhưng cách ta sống - ngay thẳng đức hạnh, như một con người - là món quà từ triết? Nếu xét theo hướng đó, thì thực ra mỗi người chúng ta chịu ơn triết nhiều hơn đấng thiêng liêng (vì một cuộc sống tốt đẹp thì chắc chắn mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ sống mà thôi), nếu bỏ qua sự thực rằng triết cũng là thứ mà Chúa mang đến cho ta. 

Đúng, Chúa không trao những kiến thức, tư tưởng triết học cho bất cứ ai, nhưng Ngài ban cho tất cả mọi người khả năng để có thể lĩnh hội được chúng.

(Lời người dịch: ở đây ý của Seneca là về tất cả người bình thường, chữ tất cả chỉ để nhấn mạnh điều ấy. Còn tất nhiên ý ông không bao gồm những người có bệnh về tâm trí)
Vì nếu Ngài khiến triết trở thành kiến thức phổ thông, để ai cũng được sinh ra với quan điểm hay kiến thức đúng đắn về cách sống, thì sự thông tuệ sẽ mất đi nét đặc biệt và đáng quý của nó - rằng nó là thứ ta không thể có được một cách tự nhiên hay nhờ may mắn. Thay vào đó, giá trị của nó, sự huy hoàng của nó nằm trong việc nó không đến với một người một cách đột ngột, mà người đó phải dựa vào chính bản thân mình, đồng thời sự thông tuệ cũng đâu thể xin được từ bất cứ ai. Có gì đáng ngưỡng mộ ở triết nếu nó chỉ là một món quà (có thể trao đi đổi lại)?
Nhiệm vụ duy nhất của triết là tìm kiếm những chân lý về con người và đấng thiêng liêng. Triết thực ra luôn luôn đồng hành với lòng mộ đạo, sự sùng tín, công bình, và tất cả những tụ hợp liên đới của phẩm cách. Nó dạy ta biết ngợi ca, tôn kính những thứ thiêng liêng và yêu thương những thứ con người; nó chỉ cho ta thấy rằng quyền năng thực sự nằm trong tay Chúa trong khi liên kết xã hội gắn kết con người lại với nhau. Chính mong muốn kết nối cộng đồng đó đã được gìn giữ và duy trì trong một thời gian rất dài trước kia, cho đến khi nó bị hoen ố vì lòng tham, thứ có thể làm "nghèo khổ" ngay cả những người giàu có nhất (ý chỉ bất an tinh thần, luôn lo lắng không yên)

Vì một khi người ta đã chấp nhận sở hữu cá nhân, thì họ sẽ dần vô cảm với tất cả những thứ mang giá trị cộng đồng.

Những con người đầu tiên, và các thế hệ sau họ, những người theo tự nhiên một cách trọn vẹn, chọn ra một cá nhân kiệt xuất làm lãnh đạo của họ, và cũng là người đặt ra luật lệ, họ toàn tâm toàn ý với người ấy; vì người yếu hơn phụ thuộc vào người khỏe hơn hay thông minh hơn là một việc thuận theo tự nhiên. Bạn để ý xem, với động vật, con đầu đàn hoặc to lớn nhất hoặc dữ tợn nhất. Bò tót đầu đàn không phải là một con vật tội nghiệp; nó vượt trên tất cả những con đực khác về hình dạng và sức khỏe. Với voi, con cao lớn nhất là con đầu đàn. Với con người, thì tiêu chí không phải là sự to lớn, mà là sự xuất sắc, vì vậy nên thời đó người đứng đầu được chọn dựa trên sự xuất sắc của tâm trí. Vì lý do đó, những cộng đồng ấy có thể coi là may mắn nhất, khi họ đồng ý trao quyền lực cho kẻ có trí tuệ xuất sắc. Không cần phải đặt ra bất cứ giới hạn nào về quyền lực với một người đã đủ thông thái để hiểu rằng ông ta chỉ có thể làm những thứ phù hợp với trí tuệ và phẩm cách của mình.
Theo đó, Posidonius cho rằng trong thời đại hoàng kim (Golden Age), chính quyền nằm trong tay người thông thái. Họ cản trở những cuộc xung đột, bảo vệ kẻ yếu, sử dụng lời khuyên thay vì luật lệ, để mọi người tự giác và hiểu được điều gì nên làm điều gì không. Sự thông thái trong trù liệu khiến người trong bộ tộc (cộng đồng) của họ không gặp cảnh thiếu thốn, sự dũng cảm của họ chiến thắng tất cả những hiểm nguy, và lòng nhân từ của họ cảm hoá và tạo nên sự thịnh vượng cho bộ tộc. Họ đưa ra mệnh lệnh, không phải để áp đặt người khác, mà để phục vụ lợi ích cả cộng đồng. Họ không sử dụng quyền lực để đàn áp chính những người đã tin tưởng và bầu họ lên. Họ không bao giờ có ý định hay lý do nào để hành động trái đạo lý; vì những yêu cầu của họ được đưa ra một cách rõ ràng và đúng đắn, chúng được tuân theo mà không có bất kỳ sự chống đối hay phản kháng nào. Thời ấy, sự đe dọa lớn nhất của người trị vì với kẻ chống đối chính là việc ông ta từ bỏ vị trí lãnh đạo của mình.
Nhưng đến thời điểm các vương quốc dần biến thành đế chế độc tài với sự xâm nhập và lan tràn của thói hư tật xấu, thì luật pháp bắt đầu trở nên cần thiết, và những luật lệ ấy cũng được đề ra bởi những người thông thái. Solon, người lập ra thành Athens dựa trên nền tảng công bằng, là một trong 7 vị thánh thông thái. Nếu Lycurgus sống cùng thời, ông ta chắc sẽ là người thứ 8 trong số họ. Và thực tế là giờ đây ta vẫn đang tôn trọng và tuân theo những điều luật của Zaleucus và Charondas. Không phải trong nghị viện hay trong phòng làm việc của pháp quan mà những người thông thái ấy có được kiến thức và hiểu biết về sự công bằng, thứ được họ áp dụng ở Sicily (và vẫn được áp dụng một cách thành công đến giờ), cũng như cộng đồng người Hy Lạp ở La Mã, mà từ sự im lặng và tu dưỡng cao quý thiêng liêng của Pythagoras.
Vậy nên đến điểm này tôi đồng ý với Posidonius. 

Nhưng tôi không tán đồng khi ông ta cho rằng triết giúp con người sáng tạo ra những máy móc công nghệ trong cuộc sống; tôi sẽ không coi đó là công lao của triết, mà là thành quả của những người thợ với sự lành nghề của họ. Theo ông ta (Posidonius):
"Khi con người bắt đầu mở rộng khám phá thế giới, từ việc tìm những chỗ trú ngụ trong các hang động, rồi lều trại, hay những thân cây rỗng, chính triết dạy họ cách xây nên những ngôi nhà".
Theo tôi, không phải triết giúp con người sáng chế ra những tòa nhà nhiều tầng hay những thành phố tấp nập nhà cửa chen chúc, cũng như triết không giúp con người sáng tạo ra những lồng nuôi cá, để kẻ khảnh ăn chẳng phải mạo hiểm trong bão tố giữa biển khơi, mà vẫn có thể thưởng thức bất cứ loại cá nào khi chúng được nuôi trong lồng gần bờ, bất kể thời tiết có xấu đến đâu đi chăng nữa. Không lẽ bạn cũng sẽ nói rằng triết dạy con người cả cách để những đồ quý giá trong tủ có khóa? Chẳng phải chính những cái tủ, cái két ấy khơi dậy lòng tham lòng tham từ kẻ khác? Chẳng lẽ ta phải thừa nhận chính triết dạy ta cách dựng lên những tòa tháp cao chót vót, nơi mang đến sự nguy hiểm cho những người sống trong ấy? Như thể việc hài lòng với một mái nhà từ bất cứ nguyên liệu nào có thể kiếm được, hay tìm kiếm những nơi ở tự nhiên mà không phải tác động vào một cách khó khăn là không đủ vậy.
Tin tôi đi, thời kỳ trước những kiến trúc và xây dựng đó là thời kỳ thực sự hạnh phúc của con người. Mọi thứ nhân tạo kéo theo chúng cả hưởng thụ và bê tha: những khối gỗ cần phải vuông vức, được đo đạc cẩn thận và dùng cưa để giữ được sự chính xác và kiểu cách, thay vì hài lòng với những lát cắt bằng tay như xưa.
Con người nguyên thủy tách những mảnh gỗ bằng cái nêm (trích thơ Virgil)
Và họ chỉ cần như vậy, vì họ đâu có ý định tạo ra những trần nhà hoành tráng cho hội trường tiệc tùng. Không có những đoàn dài xe thồ khiến đường xá rung chuyển, vận chuyển gỗ thông hay gỗ linh sam để đỡ những trần nhà dát vàng nặng trịch. Lều trại khi ấy được dựng với những dãy sào hình chạc đơn giản ở hai đầu. Nhánh cây và đống lá dày đủ để chống đỡ ngay cả những trận mưa dữ dội nhất. Ở trong ấy họ được an toàn: mái nhà tranh khiến cho họ được tự do. Trong khi trú ngụ dưới mái nhà bằng đá cẩm thạch và dát vàng là một sự nô lệ.
Tôi cũng không đồng ý với Posidonius, khi ông ta cho rằng những dụng cụ kim loại là sáng chế của thánh nhân. Ông ta chắc có thể tiến tới mà nói rằng thánh nhân:
dạy ta cách bẫy thú hoang, bắt các loài chim,
và dạy đàn chó cách bảo vệ xung quanh giữa nơi thung lũng rừng núi (trích thơ Virgil)
Tất cả những thứ đó được sáng tạo ra, không phải bởi thánh nhân, mà bởi tài năng, sự khéo léo của con người. Tôi cũng không đồng ý với ông ta rằng chính thánh nhân đã phát hiện ra sắt và đồng lắng lại khi mà rừng cháy đến mặt đất, làm tan chảy chúng và tạo ra dòng chảy kim loại từ mỏ lộ thiên. Những thứ như thế được phát hiện bởi người quan tâm đến chúng. Thêm nữa, không giống Posidonius, tôi không cho rằng liệu có phải búa được sử dụng trước cái kẹp dài (dùng trong rèn đúc kim loại) là một điều đáng để ta quan tâm. Cả hai công cụ ấy đều được sáng chế bởi những người tài năng và chú tâm đến những hoạt động cần đến chúng, nhưng không phải những người vĩ đại và có thể thực sự truyền cảm hứng cho ta; và tương tự cho những thứ được sáng tạo hay phát hiện chỉ bởi những người vẫn uốn cong lưng và tâm trí chỉ tập trung vào mặt đất (Lời người dịch: Đoạn này mình đoán Seneca đang chơi chữ, ý chỉ những người cúi mình, cong lưng và chỉ cắm mặt quan tâm đến vật chất trên mặt đất, thay vì ngẩng đầu và hiểu được những giá trị thực sự của con người).
Thánh nhân sống một cách giản dị tự nhiên. Và tại sao lại không cơ chứ? Ngay cả trong thời đại của chúng ta ông ta cũng muốn cuộc sống ít vướng víu nhất có thể. Làm cách nào cùng một lúc bạn có thể ngưỡng mộ cả Diogenes và Daedalus (một thiên tài sáng chế)? Ai trong hai người họ theo bạn là thông thái? Là người đã sáng chế ra cái cưa, hay người mà, khi nhìn thấy một cậu nhóc uống nước từ hai tay chụm vào nhau, ngay lập tức vứt đi chiếc cốc của mình, và tự kiểm điểm bản thân: "Thật ngốc nghếch, vậy mà mình đã giữ nó trong suốt một thời gian dài". Rồi ông ta cuộn mình trong cái thùng của ông ta và ngủ. Tương tự, ai là người bạn nghĩ thông thái hơn trong thời hiện tại: người phát hiện ra cách làm nước hoa từ nghệ tây bằng cách rút tinh chất từ cái ống ẩn, người nghĩ ra cách rút và mở nước qua áp lực của ống dẫn, người chế tạo ra trần di động trong phòng tiệc để các họa tiết có thể thay đổi nhanh như các món ăn; hay, ngược lại, người tự nhắc nhở bản thân, và chỉ cho người khác thấy rằng tự nhiên không bao giờ đòi hỏi ta bất cứ thứ gì khó khăn hay khắc nghiệt, rằng ta có thể có mái che đầu mà không cần đến những thứ đá cẩm thạch được cắt lát, rằng ta có thể tự trang bị quần áo cho bản thân mà không cần đến những loại vải quý hiếm được nhập từ nơi khác, rằng ta luôn có đủ mọi thứ ta cần nếu không quá tham lam và có thể tự hài lòng với những thứ tự nhiên đã trao cho ta ngay trên mặt đất. Nếu mọi người có thể sẵn sàng nghe theo ông ta, thì họ sẽ hiểu rằng những người đầu bếp là không cần thiết y như những người chiến binh vậy.
Chính thánh nhân, hay những người đi theo ông ta, là người hiểu rằng việc chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu của cơ thể là vấn đề hoàn toàn không có gì phức tạp. Những thứ thiết yếu thì luôn có sẵn mà không cần quá nhiều công sức, chính sự xa hoa mới tốn nhiều nỗ lực để có thể hài lòng. Hãy sống thuận theo tự nhiên, và bạn sẽ thấy những thứ cầu kỳ nhân tạo chẳng thể nào khiến mình lưu luyến. Tự nhiên không bao giờ khiến ta phải lo lắng ưu phiền, và nó đã trang bị cho ta mọi thứ để có thể dễ dàng đáp ứng những nhu cầu của nó. "Nhưng một cơ thể trần thì không thể chịu được cái lạnh". Vậy thì sao? Chẳng phải những lớp da động vật hoàn toàn có thể bảo vệ ta khỏi cái lạnh? Hay chẳng phải có rất nhiều người đã dùng vỏ cây để che đậy cơ thể mình, và làm ra quần áo từ lông thú? Chẳng phải ngày nay hầu hết người Scythian vẫn mặc những tấm da cáo hay chồn mactet, thứ rất mềm mại và không để gió luồn qua. Và sao nữa? Có ai không thể tự đan lấy cho mình một tấm áo bằng liễu gai, trát lên đấy một lớp bùn, rồi phủ lên bởi rơm rạ và bụi cây, và dùng nó để che qua mùa đông khi mưa chỉ có thể chảy sang hai bên mà thôi. "Nhưng ta cần một bóng râm kín hơn để tránh cái nắng của mùa hè". Vậy thì sao? Chẳng phải còn rất nhiều hang động từ thời cổ xưa được lộ ra bởi thời gian hay bởi người ta tình cờ phát hiện ra hay sao? Và chẳng phải sự thật là người ở Bắc Phi hay những nơi nắng thiêu đốt khác thường trú ngụ trong các hầm trú, tìm thấy sự bảo vệ khỏi cái nóng từ chính lòng đất, khi mà mọi nơi khác đều không thể tránh khỏi ánh nắng gay gắt ấy.
Tự nhiên sẽ không công bằng nếu nó làm cho cuộc sống dễ dàng với những giống loài khác nhưng khiến con người không thể sống được nếu thiếu vô vàn các kỹ năng công cụ. Không một yêu cầu khắc nghiệt nào được đặt lên chúng ta, không gì thực sự thiết yếu cho sự sống còn của chúng ta mà lại khó kiếm. Chúng ta được sinh ra trên trái đất, nơi mà mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Chính chúng ta là người đã tự làm khó mình bằng cách coi thường những thứ dễ dàng kiếm được ấy. Nhà cửa, quần áo, thứ có tác dụng làm ấm cơ thể, thức ăn, và thực tế mọi thứ giờ đây trở thành ngành nghề trong xã hội đều đã từng có sẵn, miễn phí hay có thể có được mà không tốn nhiều công sức; vì không ai lấy quá nhiều hơn lượng mình cần. Chính chúng ta đã khiến chúng trở nên đắt đỏ, xa lạ, và chỉ có thể có được thông qua hàng đống những công đoạn và kỹ thuật khác nhau.
Tự nhiên cung cấp thứ tự nhiên đòi hỏi. Sự xa hoa, thói thích hưởng thụ đã từ bỏ tự nhiên, tự làm nó ngày càng trầm trọng mỗi ngày, qua thời gian, và tiếp tay cho những thói xấu khác bởi chính những khéo léo tinh tế của nó. Nó kích thích lòng ham muốn đầu tiên tới những thứ không cần thiết, rồi đến những thứ có hại; và giờ đây, cuối cùng, nó đã thành công trong việc hy sinh tâm trí, bắt tâm trí phải phục tùng mọi ham muốn của cơ thể. Tất cả những ngành nghề tạo ra hàng hóa cho xã hội đều là để phục vụ cho cơ thể. Ngày xưa đã có thời mà tất cả mọi thứ cơ thể nhận được chỉ là lương thực, giống như nô lệ bây giờ vậy; nhưng giờ đây, người ta tôn cơ thể lên làm chủ nhân của họ, với mọi thứ đều phục vụ cho sự thỏa mãn của nó. Đó là lý do bạn thấy việc kinh doanh dệt vải ở đây, những xưởng thủ công ở kia; ở đây có những hương vị được chế bởi đầu bếp, ở kia người vũ công dạy những bước nhảy đầy kích thích nhục dục, hay tiếng hát ẻo lả dâm dật đồi bại. Những giới hạn tự nhiên mà ta từng thấy, hạn chế mong muốn của ta chỉ với những thứ thiết yếu và trong khả năng của mình, giờ đã hoàn toàn bị quên lãng. Giờ đây một người bị cho là thô kệch, thiếu tao nhã, hay thậm chí là nghèo khổ nếu anh ta chỉ muốn thứ gì đủ dùng.
Thật khó có thể tin được, bạn của tôi, ngay cả những con người vĩ đại cũng dễ dàng đi xa khỏi chân lý thế nào khi họ bị cuốn hút vào những thứ như thuật hùng biện. Hãy nhìn Posidonius, một trong những người có đóng góp nhiều nhất cho triết: khi ông ta muốn diễn tả nghệ thuật dệt may. Ông ta nói, đầu tiên, những sợi chỉ được xoắn lại và những sợi khác được nới ra từ cuộn len, rồi khung cửi khiến những sợi len căng ra nhờ vật nặng treo lên; rồi, làm thế nào những sợi khổ được lồng vào, làm mềm những sợi cứng trong mạng và kéo nó sang bên, được ván lót ép vào để tạo thành một khối kín với khung cửi. Ông ta cho rằng ngay cả nghệ thuật dệt cũng được phát kiến bởi những người thông thái, mà quên mất rằng thực ra chỉ sau này quá trình phức tạp ấy mới được sáng tạo nên, khi:
Khung cửi được giữ cố định trên xà, những sợi
được phân tách bởi cây sậy, sợi khổ
trượt qua coi thoi, rồi ấn xuống
bởi một cái bàn chải len rộng với những bánh rang (trích thơ Ovid)
Thử nghĩ xem ông ta sẽ phản ứng thế nào nếu được nhìn thấy máy dệt thời nay, thứ có thể làm ra những loại quần áo không che được bất cứ bộ phận nào, loại quần áo mà không đáp ứng, tôi sẽ không nói chút bảo vệ nào cho cơ thể, mà ngay cả đúng mực cũng không.
Rồi Posidonius nói về người nông dân. Ông ta diễn giải một cách mạch lạc việc đất được cày lên như thế nào, rồi cày lần thứ hai để đất tơi xốp và tạo điều kiện cho rễ đâm sâu xuống, rồi hạt giống được gieo như thế nào và cỏ được nhổ bằng tay để chống các loại cây dại mọc đè lên và làm hỏng cây trồng. Cả việc này, ông ta cho rằng, cũng là sáng tạo của những người thông thái, như thể những nhà nông thuần túy chưa từng sáng tạo ra rất nhiều những thứ tốt đẹp, ngay cả bây giờ, để gia tăng năng suất. Không bằng lòng với những việc tầm thường ấy, ông ta tiếp tục hạ thấp những người thông thái với những cối xay bột, khẳng định rằng chính thánh nhân là người đầu tiên làm ra bánh mỳ, trong việc học theo kỹ thuật từ tự nhiên:
Khi hạt thóc được đưa vào miệng, nó được nghiền bởi hai hàm răng ép vào nhau, và bất cứ thứ gì thoát ra lại được lưỡi đẩy trở lại giữa hai hàm răng, rồi được trộn với nước bọt để nó trở nên lỏng và dễ nuốt. Một khi nó đến dạ dày, nó được tiêu hóa bởi nhiệt ở đó; sau đó, và chỉ sau đó, thì cơ thể mới thực sự hấp thụ chất. Học theo quá trình ấy, có người đã lấy 2 hòn đá phẳng và đặt một hòn lên trên hòn còn lại, giống như hoạt động của hai hàm răng: một hàm được cố định, và hàm còn lại di chuyển; sau đó, bằng sức nén của hai hòn đá, những hạt nhỏ bị vỡ ra, rồi lặp lại vài lần như thế cho đến khi chúng trở nên nhuyễn. Sau đó người thợ sẽ rắc nước lên đống bột, nhào nó, rồi tạo thành hình bánh mỳ. Ban đầu chúng được nướng trong lò than đá hay trong một cái chậu đất sét; sau đó dần dần sáng kiến về lò nướng được hoàn thiện hay những cách nướng khác mà nhiệt độ có thể được kiểm soát.
Nếu đi xa hơn, chắc ông ta sẽ cho rằng những người thông thái đã sáng tạo ra ngay cả cách làm giày dép!
Chắc chắn có lý do để người ta tạo ra những thứ như thế, nhưng chúng không phải là từ sự suy xét đúng đắn của lý trí. Chúng là những sáng chế của con người, chứ không phải của thánh nhân. Và, thực ra, điều tương tự cũng có thể nói cho những cái bè, những con thuyền đưa ta sang bờ bên kia của con sông, hay ra ngoài đại dương, với buồm được trang bị để tận dụng sức gió và bánh lái được đặt ở cuối thuyền để lái sang các hướng. Ý tưởng được lấy từ việc quan sát cá, khi chúng tạo ra các hướng bơi bằng cách vẫy đuôi sang hai bên. Ông ta nói:
"Chính thánh nhân đã tạo ra những thứ đó; nhưng, vì chúng là quá nhỏ nhặt, nên ông ta giao nhiệm vụ cho những kẻ trợ giúp"
Thực tế, chúng được sáng tạo ra bởi chính những người thực hiện chúng mỗi ngày. Ta biết có một số sản phẩm chỉ xuất hiện vào thời đại của chúng ta; ví dụ, việc sử dụng cửa sổ để ánh sáng thuần khiết xuyên qua nhờ sử dụng kính trong, hay bồn tắm với sàn uốn vòm và các ống dẫn trên thành bể để nhiệt được lan tỏa và khiến cho phần trên và dưới của nó có cùng nhiệt độ. Hay tôi phải nhắc đến cả những phiếm đá cẩm thạch khiến nhà thờ và nhà cửa của chúng ta trở nên rực rỡ, những cột đá tròn nhẵn chống đỡ cho cổng và tòa nhà đủ lớn để chứa cả một đoàn thể người, hay cách viết tốc ký khiến ngay cả những bài nói nhanh nhất cũng có thể được ghi lại và bàn tay có thể theo kịp tốc độ của giọng nói? Tất cả những thứ đó đều được phát kiến bởi những kẻ nô lệ thấp kém nhất.
Sự thông tuệ chiếm vị trí cao nhất. Nó không rèn bàn tay; thay vào đó, nó rèn tâm trí. 
Bạn có biết nó đã phát kiến ra, hay đạt được điều gì? Câu trả lời không phải là bài nhảy ca ngợi đấng thiêng liêng, hay những khuôn nhạc có thể được thể hiện bởi kèn sáo, thứ công cụ chuyển hóa hơi thở ta thành âm thanh. Nó cũng không có nhiệm vụ gì với vũ khí hay những kỹ thuật quân sự hay cách đánh trong chiến tranh. Nó khuyến khích hòa bình và hướng con người tới cuộc sống hài hoà thanh thản. Và nó không phải, tôi nhắc lại, thứ tạo nên những công cụ ta dùng hàng ngày. Tại sao bạn lại gán những thứ tầm thường ấy cho sự thông tuệ? Với nó, chuyên môn mà ta có là về chính cuộc đời. Nó khiến những ngành khác nằm dưới ảnh hưởng của nó, vì cũng giống như sự thông tuệ là thầy của cuộc đời, thì nó cũng là thầy của những công cụ của cuộc đời. Hơn thế nữa, sự thông tuệ hướng tới hạnh phúc đích thực; nó dẫn đường và mở những cánh cửa cho ta tiến đến mục tiêu ấy. Nó cho ta thấy những thứ nào là xấu và những thứ chỉ có vẻ xấu mà thôi. Nó làm thanh sạch tâm trí khỏi những ảo tưởng, ban cho tâm trí những phẩm cách quan trọng trong khi loại bỏ những thứ chỉ có giá trị bề ngoài, và chắc chắn rằng ta hiểu sự khác biệt giữa vĩ đại và phô trương. Không, nó cho ta kiến thức về tự nhiên, và trạng thái tự nhiên của chính nó. Nó cho ta hiểu biết về các đấng quyền lực thiêng liêng và nguồn gốc của họ, bao gồm cả những linh hồn âm ty, các vị thần trong gia đình, linh hồn giám hộ, và cả những linh hồn vĩnh cửu (của thánh nhân) đã trở về gia nhập với những vị thánh, cùng địa điểm, hoạt động, quyền lực và mục đích của họ. Khi ta toàn tâm toàn ý với thông tuệ, ta không những được tiếp cận với những nơi linh thiêng ở gần ta, mà được dẫn đến đền thờ tất cả các vị thần, dưới mái vòm của thiên đường; những thứ mà sự hiện hình và tầm vóc được phô bày trước tâm trí sáng suốt. Vì khả năng nhìn của mắt ta là quá mờ mịt trước những thứ thực sự vĩ đại.
Tiếp theo, sự thông tuệ đưa ta về với nguồn gốc của thế giới, tính hợp lý vĩnh cửu được lan tỏa ra mọi hướng của cái toàn thể, và năng lượng sự sống tồn tại trong hạt giống của mọi thứ, tạo cho chúng động lực để cấu thành mỗi thứ theo tiểu chuẩn riêng. Sau đó, nó bắt đầu nghiên cứu về tâm trí: tâm trí đến từ đâu, trú ngụ ở đâu, bao lâu tâm trí sẽ tồn tại, hay tâm trí có bao nhiêu phần. Sau đó, nó sẽ chuyển từ những thứ vật chất sang những thứ vô hình, nghiên cứu chân lý và các tiêu chuẩn của chúng, rồi đến cách để làm rõ những thứ mập mờ trong cả cuộc sống và những bài phát biểu, vì cả hai đều bao gồm sự lẫn lộn giữa chân lý và những thứ sai lầm.
Tôi tin rằng thánh nhân thì không phải rời bỏ, như lời Posidonius đã nói, những ngành nghề mà ta đã bàn tới, vì thực ra ông ta đã không chọn gắn mình với chúng ngay từ đầu. Ông ta sẽ không cho rằng có giá trị gì trong việc sáng tạo ra một thứ mà chính ông ta không muốn tiếp tục sử dụng sau đó. Ông ta sẽ không "cầm một thứ gì lên chỉ để sau này phải đặt nó xuống". Theo Posidonius, "Anacharsis sáng chế ra cái bàn xoay, thứ có thể tạo ra những cái bình chỉ bằng việc xoay tròn mà thôi". Sau đó, vì bàn xoay cũng được tìm thấy trong thơ của Homer, Posidonius muốn chúng ta nghi ngờ đoạn thơ ấy thay vì loại bỏ lý thuyết của ông ta. Bản thân tôi không đồng ý cho rằng Anacharsis đã sáng chế ra bàn xoay; hoặc, nếu đúng như thế, thì đúng là một người thông thái đã sáng chế ra nó, nhưng không phải tự phẩm cách của mình; vì những người thông thái cũng làm rất nhiều thứ khác với tư cách một con người. Ví dụ nếu một người thông thái cũng là một vận động viên chạy bộ, thì bạn cho rằng ông ta sẽ thắng cuộc thi chạy bộ vì đôi chân nhanh nhạy của ông ta, hay vì sự thông thái?
Tôi muốn chỉ cho Posidonius thấy một người thợ thổi thủy tinh, người mà hơi thở có thể tạo ra rất nhiều hình dạng của thủy tinh mà bàn tay lành nghề nhất cũng không thể có được. Ở đây ta có những thứ được phát hiện khi mà không một người thông thái nào còn được biết đến. Posidonius nói với ta rằng Democritus được tôn vinh vì sáng tạo ra khung vòm, với đá đỉnh vòm làm thành đường cong được tạo ra dần dần từ những phiến đá nghiêng. Tôi cần phải khẳng định rằng điều đó không đúng. Trước Democritus đã có những cây cầu và những cái cửa mà phần trên thường cong. Và mọi người dường như cũng đã quên rằng chính Democritus khám phá ra cách để làm mềm những đồ bằng ngà hay biến thạch anh thành ngọc lục bảo bằng cách nung nó lên, phương pháp mà ngày nay vẫn được áp dụng cho các loại đá sắc màu. Đúng, một người thông thái có thể khám phá ra những công cụ hay phương pháp ấy, nhưng không phải từ phẩm cách là sự thông tuệ. Thực tế, ông ta có thể làm rất nhiều thứ mà ta có thể thấy những kẻ ngờ nghệch cũng làm được tương tự hay thậm chí còn tốt hơn và lành nghề hơn.
Bạn có muốn biết triết đã thực sự khám phá ra điều gì? Đầu tiên, những chân lý của tự nhiên, thứ mà triết khiến con người có thể tiếp cận một cách khác biệt với những giống loài khác, khi mắt chúng sẽ tự trở nên mờ đi trước những thứ thần thánh. Thứ hai, những quy luật của cuộc đời, thứ triết đã kết hợp hài hòa với sự sắp xếp của cuộc sống, dạy ta không những biết các vị thần mà còn đi theo họ và chấp nhận mọi thứ xảy đến với mình như tiếp nhận mệnh lệnh, sự sắp xếp của họ. Triết khuyên ta đừng chú ý đến những quan điểm sai lầm và hãy đánh giá giá trị của mọi thứ với một quy chuẩn xác thực. Triết lên án những tiện nghi thoải mái, thứ thường mang theo cả cảm giác hối tiếc, và ngợi ca thứ tốt đẹp luôn mang lại cảm giác thỏa mãn đích thực. 

Triết cho ta biết rằng con người may mắn nhất là người không cần đến may mắn hay số phận mỉm cười, và người quyền lực nhất là người có toàn quyền kiểm soát bản thân mình.

Thứ triết học tôi đang bàn với bạn không phải là thứ đặt một người tách biệt khỏi cộng đồng và đấng thiêng liêng ra khỏi thế giới, hay khiến phẩm cách trở thành công cụ để có được những tiện nghi, mà là thứ triết học cho rằng không gì tốt đẹp mà không cao quý thiêng liêng; thứ không thể bị cuốn hút bởi những phần thưởng bên ngoài, dù của người hay của số phận; thứ mà kết quả là: người đi theo nó sẽ không bao giờ bị lệch đường vì những thứ bên ngoài ấy.
Tôi không tin rằng thứ triết học này tồn tại trong thời đại nguyên thủy khi công nghệ chưa xuất hiện và việc sử dụng mọi thứ vẫn trong quá trình thử và sửa lỗi. Nó chỉ xuất hiện sau thời đại hạnh phúc - thời đại mà tự nhiên ban phúc cho tất cả mọi người với những thứ sẵn có, khi mà sự tham lam và thói hưởng thụ chưa chia tách loài người và họ chưa làm quen với thói từ bỏ những lợi ích xã hội chỉ vì những lợi ích cá nhân. Con người trong thời kỳ ấy không thông thái, ngay cả khi họ sống theo cách mà những người thông thái sống.
Sẽ khó có thể tưởng tượng được một điều kiện tốt hơn cho loài người, ngay cả nếu Chúa cho ta quyền năng tạo ra điều kiện vật chất và miễn những luật pháp cho con người. Cũng không ai có thể ưa một lối sống nào hơn là thứ tồn tại giữa những người:
Không người nông dân nào trồng trọt (cho riêng mình), ngay cả việc
đánh dấu đất đai với rào cũng không được phép.
Công việc của họ, nỗ lực của họ, để phục vụ cho cộng đồng,
và đất đai, đem lại tất cả sự màu mỡ của nó
khi mà người ta không tìm cách chiếm đoạt nó (trích thơ Virgil)
Còn thời đại nào của con người có thể may mắn hơn? Tất cả mọi người đều có phần trong sự phong phú dồi dào của tự nhiên. Giống như cha mẹ, tự nhiên cung cấp cho tất cả những thứ họ cần để tồn tại: họ được tự do khỏi lo toan, vì họ hưởng, nhưng không sở hữu, tài nguyên của cả cộng đồng. Hiển nhiên tôi sẽ cho những thế hệ ấy là giàu có bậc nhất, vì ở giữa họ bạn sẽ không thể tìm được dù chỉ một người nghèo đói mà thôi.
Thời đại êm đềm đó bị chấm dứt bởi lòng tham. Với tham vọng tích trữ của cải và biến mọi thứ thành sở hữu cá nhân, lòng tham đã thành công trong việc khiến mọi thứ trở thành sở hữu của người này người kia, và tài sản của mỗi người trở thành một phần rất nhỏ của cái toàn thể. 

Chính bởi lòng tham của con người mà chúng ta có đói nghèo. Chính bởi mong muốn sở hữu nhiều hơn, ta mất đi mọi thứ

Và giờ lòng tham khiến con người cố giành lại toàn bộ những thứ đã mất, lấy thêm đất đai nhà cửa bằng cách mua hay bằng cách đuổi những người hàng xóm, mở rộng đất đai trên cả một cõi, phải mất cả một chặng đường để đi hết vùng sở hữu của họ. Vậy mà, dù cho có tất cả, thì không có một sự mở rộng giới hạn nào có thể đem chúng ta về lại với sự thanh bình nguyên thủy ngày xưa. Khi mà ta hoàn thành kế hoạch này, khối tài sản của ta sẽ rất lớn - nhưng chẳng phải mỗi chúng ta đã từng sở hữu cả thế giới hay sao?
Đất đai giờ đây đã màu mỡ hơn trước, khi nó chưa được cày xới; nó là thừa đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả những người từ chối cướp đoạt của kẻ khác. Đó thực sự là một cảm giác hài lòng sung sướng khi chia sẻ những thứ ta tìm được trong tự nhiên như trước đây. Không ai có nhiều hơn hay ít hơn phần cần thiết cho sự sống của mình. Mọi thứ được chia sẻ trong sự hòa thuận. Chưa đến thời mà những kẻ quyền lực hay to khỏe hơn bắt đầu đè nén những kẻ yếu thế hơn, thời điểm mà những kẻ tham lam bắt đầu giấu đi mọi thứ để phục vụ cho riêng mình và vì vậy tước mất những thứ cần thiết để duy trì sự sống của kẻ khác. Thời đại ấy, người ta quan tâm đến kẻ khác như chính mình. Vũ khí không thường xuyên được sử dụng; những bàn tay không bị vấy máu đồng loại, mà thay vào đó nhắm hết mọi thù địch và những con thú hoang dã dữ tợn. Con người thời ấy tìm thấy sự bảo vệ khỏi mặt trời trong những rừng cây rậm rạp. Chống lại cơn mưa lớn hay bão tố bằng những chiếc lán làm bằng tán lá rợp, họ đi qua ngày một cách yên ả, và đêm đến đâu có tiếng thở dài. Trong khi chúng ta xoay đi xoay lại với lo lắng trong những bộ quần áo ngủ bằng nhung lụa cao cấp, không thể chìm vào giấc ngủ vì bao thứ lo toan của cuộc đời. Còn họ, họ ngủ ngon như thế nào trên những mặt sàn rắn lạnh! Thay vì bị bịt kín bởi những cái trần như nắp quan tài, họ để trống để ngắm nhìn những vì sao lấp lánh ngay trước mắt và sự kỳ diệu của trời đêm như một thiên đường, một công trình vĩ đại mà yên tĩnh không một tiếng động. Cả ban ngày lẫn đêm khuya, cảnh trời ấy mở ra trước mắt họ. Họ tận hưởng việc chiêm ngưỡng bầu trời, những chòm sao sắp xếp thành đỉnh và những ngôi sao khác lên cao trong tầm mắt. Không lẽ đó không phải là một cảm giác thiêng liêng thần tiên trong việc lang thang giữa thiên hà?
Nhưng con người thời đại mới, thay vào đó, lo sợ trước mọi âm thanh trong chính nhà họ. Nếu có gì đó cọt kẹt, họ tìm cách trốn trong run sợ dưới những bức tranh tường. Ngày xưa họ đâu có những ngôi nhà to như cả thị trấn. Chỗ trú thân với bầu không khí thoáng đãng, dưới bóng mát của cây cối hay trong hang đá, giữa thiên nhiên với sương kết đọng, những dòng suối trong không vẩn đục bởi bàn tay con người và công việc của họ, cùng ống dẫn nước hay những thanh chắn dòng, mà chảy xuống một cách tự nhiên, những đồng cỏ xanh trải rộng với vẻ đẹp tự nhiên, chúng là thiết kế và trang trí cho nơi ở của họ, mộc mạc và giản dị. Đó là nơi trú ngụ thuận với tự nhiên. Ở trong ấy họ có được sự thanh thản, không bao giờ phải lo lắng bởi nơi trú ngụ. Vì nhà cửa ngày nay trở thành một gánh nặng không nhỏ cho hầu hết mọi người.
Nhưng chính trong cuộc sống tốt đẹp hay ngây thơ trong sáng của thời đại ấy, ta sẽ không thể tìm thấy những người thông thái, vì sự thông thái chỉ có khi người ta đạt được thành quả vĩ đại (chiến thắng mọi thói xấu, và luôn giữ được phẩm cách trong mọi hoàn cảnh gian nguy hay khó khăn, hay cám dỗ nhất cuộc đời). Đúng, tôi đồng ý rằng những người ở thời đại ấy sống với tinh thần cao quý, và, nếu tôi được phép nói về quan điểm của mình, tôi tin họ chỉ thấp hơn Chúa mà thôi. Vì chắc chắn là thế giới đã tạo ra những sản phẩm tốt đẹp nhất trước khi nó trở nên tồi tệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được phú cho một tâm trí ở tầng cao nhất, dù gần như ở tất cả bọn họ sức mạnh của tâm trí là vững vàng và mạnh hơn ở ta rất nhiều, và nó thích hợp với những công việc của họ. Vì tự nhiên không ban cho con người những phẩm cách, mà con người phải tự rèn luyện để có được chúng. Họ, ít nhất, không đào những mỏ sâu nhất để tìm vàng, bạc hay bất cứ thứ đá quý nào; và họ vẫn cảm thấy thương hại ngay cả những con vật nhỏ bé nhất (như con giun trong đất) - khác xa với truyền thống chém giết nhau ngày nay, không phải bởi giận dữ hay sợ hãi, mà chỉ để trình diễn. Họ không quá chú trọng việc thủ công dệt may, và chưa mặc những bộ quần áo đính vàng; vì vàng thậm chí còn chưa được khai thác.
Vậy, ta có kết luận gì? Những người ấy trong sáng, vì họ còn ngây thơ. Có một sự khác biệt lớn giữa việc từ chối làm điều sai trái và không biết làm sai trái tức là làm gì. Họ thiếu phẩm cách về sự phán xét công bình, về thận trọng, về điều độ, và về dũng cảm. Cuộc đời không phức tạp của họ không cần đến những phẩm cách ấy, trong khi chúng thuộc về tâm trí được rèn luyện, chỉ dẫn, và đưa lên điều kiện cao nhất bởi luyện tập mỗi ngày. Chúng ta được sinh ra để thực hiện nhiệm vụ ấy, chứ không phải là ta đã có nó ngay từ lúc sinh ra. Cho đến khi bạn cung cấp một nền giáo dục, ngay cả điều kiện tự nhiên tốt nhất cũng chỉ cung cấp những thứ chất liệu thô cho phẩm cách, chứ không phải chính phẩm cách.
Tạm biệt! 
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Who can doubt, dear Lucilius, that our life is the gift of the immortal
gods, but our living well is philosophy’s gift? It would surely
follow, then, that we owe more to philosophy than to the gods (since
a good life is a greater benefi t than mere life), were it not for the fact
that philosophy itself has been bestowed on us by the gods. Th ey
have not granted knowledge of philosophy to anyone, but they have
given everyone the capacity to acquire it.* 2 If they had made this
knowledge common property, letting everyone be born with good
sense, wisdom would have forfeited its greatest excellence—that it is
not one of the things acquired by chance. Rather, its special value and
splendor consist in the fact that it doesn’t just happen, that we have
ourselves to thank for it, that it is not to be solicited from anyone
else. What would you have to admire in philosophy if it were simply
a present?
3 Th e sole task of philosophy is to discover the truth about matters
human and divine. Philosophy is never unaccompanied by piety,
reverence, and justice, and all the other assemblage of interrelated
and connected virtues.* It teaches us to worship things divine and to love things human; it shows that power rests with the gods while
sociability links human beings to one another. Th is last remained
unsullied for a long time, until companionship was pulled apart by
greed, which impoverished even those whom it had made wealthiest;
for once people opted for private ownership, they ceased to hold
everything in common.
4 Th e fi rst human beings, however, and those of their descendants
who followed nature without straying,* took an exceptional individual
as both their leader and their law, and entrusted themselves to
his authority; for it is natural that the inferior should submit to the
superior. Among groups of animals, the dominant ones are either the
biggest or the fi ercest. Th e bull that leads the herd is not a poor specimen;
he is one that surpasses the other males in size and strength.
Th e tallest elephant leads the herd. Among human beings, though,
what matters is not size but excellence, and thus it was once the custom
to choose leaders for their qualities of mind. For that reason the
most fortunate peoples have been those that awarded power solely on
the basis of merit. Th ere is no need to restrict the power of someone
who does not believe he has power to do more than he should.
5 Accordingly, Posidonius holds that in the so-called Golden Age,
government was in the hands of the wise.* Th ey restrained aggression,
protected the weaker from the stronger, dispensed policy, and
indicated what was advantageous and what was not. Th eir good sense
saw to it that their people did not run short of anything, their bravery
warded off dangers, and their benefi cence enhanced the prosperity of
their subjects. Th ey gave commands not to rule others but to serve
them. Th ey never used to test their strength against those who were
the initial source of their power. Th ey had neither the intent nor any
reason to act unjustly; because their orders were properly given, they
were properly obeyed. A king could utter no greater threat to his
recalcitrant subjects than his own abdication.
6 Yet once kingdoms were transformed into tyrannies with the
infi ltration of vices, there began to be a need for laws, and these too
were fi rst introduced by the wise. Solon, who founded Athens on
the principle of equity, was one of the seven men made famous by
their wisdom. If Lycurgus had lived at the same period, he would
have added an eighth name to that blessed company.* We still revere
the laws of Zaleucus and Charondas.* It was not in the forum or in lawyers’ offi ces that these men acquired knowledge of the judicial
principles they established in Sicily (still fl ourishing at that time),
and throughout the Greek communities of Italy, but in the silent and
holy retreat of Pythagoras.
7 Th us far I agree with Posidonius. But I will not concede to him
that philosophy invented the technologies we use in daily life; I will
not claim for philosophy the renown that belongs to craftsmanship.
According to him,
When humans were scattered about, sheltering in huts or caves
or hollow trees, philosophy taught them how to build houses.
In my opinion, it was not philosophy that devised the modern engineering
of multistoried buildings and sprawling cities, any more than
it was philosophy that invented cages for fi sh so that the gourmand
would not have to risk a storm but could continue to fatten up all
kinds of fi sh in the safety of the harbor, however wild the weather. 8
Are you going to say that philosophy taught human beings to keep
things under lock and key? Wasn’t that what gave the go-ahead to
greed? Was it philosophy that piled up our towering buildings that
are such a danger to their inhabitants? As if it were not enough for
people to house themselves with whatever came to hand, discovering
a natural shelter for themselves without artifi ce and diffi culty.
9 Take my word for it, the era that preceded architects and
builders was truly happy. All those artifacts came along with selfindulgence:
the squared timbers, the saw slicing through neat markings,
the precise carpentry.
For the fi rst humans split soft wood with wedges.*
As well they might, for they were not preparing the roof of a future
banquet hall. Th ere were none of these long lines of wagons that
make the streets shake, transporting pines or fi rs to support paneled
ceilings laden with gold. 10 Th eir huts were propped up by forked
poles positioned at each end. Bundles of branches and sloping piles
of leaves allowed the heaviest rains to run off . Beneath these roofs
they lived in security: their thatch let them be free. What dwells
under marble and gold is servitude.
11 I have a further disagreement with Posidonius over his claim that iron tools were the invention of wise men. He could just as well
say that it was the wise who
learned then to snare wild beasts, to trap the birds,
and to set dogs all round the woodland glens.*
All that was discovered not by wisdom but by human ingenuity. 12 I
also disagree with his claim that it was the wise who discovered iron
and copper deposits at times when forest fi res scorched the ground,
melting it and releasing a fl ow of metal from veins lying near the
surface. Such things are discovered by the kind of people who care
about them. 13 Again, unlike Posidonius, I don’t consider it an interesting
question whether hammers came into use before tongs. Both
of these implements were invented by someone whose intelligence
was keen and active but not great or inspired; and the same applies
to everything else that can only be discovered by one whose back is
bent, whose mind is focused on the ground.
Th e sage lived simply; he must have, for even in our modern age
he wants to be as unencumbered as possible.* 14 How, I ask, can
you consistently admire both Diogenes and Daedalus?* Which of
these is wise in your view? Is it the one who invented the saw, or
the one who, upon seeing a boy drinking water from his rounded
hand, immediately removed the cup from his knapsack and broke it,
criticizing himself in the following words: “What a fool I am to have
kept unnecessary baggage all this time!” Th en he curled himself up in
his barrel and went to sleep! 15 Likewise, who do you think is wiser
today: the one who discovers how to make saff ron perfume spurt to
a huge height from hidden pipes, who fi lls or empties channels with
a sudden gush of water, who constructs movable panels for diningroom
ceilings in such a way that the décor can be changed as quickly
as the courses; or, alternatively, the one who shows himself and other
people how nature has given us no commands that are harsh or diffi
cult, that we can shelter ourselves without the marble worker and
the engineer, that we can clothe ourselves without the silk trade, that
we can have everything we need if we will just be content with what
the surface of the earth has provided. Once the human race becomes
willing to give this man a hearing, it will realize that cooks are as
unnecessary as soldiers.
16 It was the wise, or at least people resembling the wise, who regarded
the body’s security as something uncomplicated. Th e essential
things are available with little eff ort; it is pampering that demands
work. Follow nature, and you will not miss the artifi cer. Nature did
not want us to be overtaxed in this regard, and has equipped us
with the means to comply with all its requirements. “A naked body
cannot bear to be cold.” What, then? Aren’t the skins of wild beasts
and other animals quite capable of giving full protection against the
cold? Are there not many peoples who use bark to cover their bodies,
or make clothing out of feathers? Is it not the case even today that
most of the Scythians clothe themselves in the pelts of foxes and
martens, materials that are soft to the touch and impenetrable to
winds? What, then? Who is there who can’t weave a wicker frame,
daub it with ordinary mud, cover it with straw or brush, and spend
the winter safely with the rain running off down the sides? 17 “But we
need denser shade to keep out the heat of the summer sun.” What,
then? Do there not remain from ancient times many hidden caves
hollowed out by the passage of time or some other chance cause?
What, then? Is it not a fact that the peoples of North Africa and
others who live in excessively sunny climates take shelter in dugouts,
fi nding protection from the heat in the baked earth itself, when
nothing else would have been adequate?
18 Nature was not so unfair as to make life easy for all other
creatures but impossible for human beings to live without numerous
technical skills. No harsh demands have been made of us; nothing
needed for our survival has been made diffi cult to find. We were
born into a world where things were already prepared. We were the
ones that made things diffi cult for ourselves by despising what was
easy. Housing, clothing, the means of warming our bodies, food, and
in fact everything that has now become a huge business was simply
there, free for the taking and obtainable with little eff ort; for no one
took more of anything than was needed. It is we who have made
these things costly, strange, and only to be acquired by numerous and
considerable technical skills.
19 Nature provides what nature requires. Self-indulgence has
abandoned nature, spurring itself on every day, growing through the
centuries, and abetting vices by its own ingenuity. It lusted fi rst for nonessentials, then for things that were harmful; now, fi nally, it has
surrendered the mind to the body, bidding it serve the body’s every
whim. All the noisy occupations that hawk their wares to the community
are in business for the body’s sake. Th ere was a time when all
that the body got was rations, like a slave; but now, like a master, it
has everything provided to it. Th is is why you fi nd textile businesses
here, craft workshops there; here the aromas produced by chefs, there
the sensuous movements of dance teachers and sensuous and effeminate
singing. Th e natural limit we once observed, restricting our
wants to what is essential and within our resources, has vanished.
Nowadays one is considered unrefi ned and poverty-stricken if one
wants just what is enough.
20 It’s unbelievable, dear Lucilius, how easily even great men
are diverted from the truth by the enjoyment of their own rhetoric.
Take Posidonius, one of those, in my opinion, who have contributed
the most to philosophy: wanting to describe, fi rst, how some threads
are twisted and others drawn out from loose bunches of wool, then
how the hanging weights of the loom hold the warp straight up and
down, and how, to soften the coarse warp threads that support the
fabric, the weft is pressed tightly together by means of the batten, he
has claimed that even the art of weaving was invented by the wise.
He forgets that it was only later that this quite intricate procedure
was discovered, whereby
Th e warp is fi xed upon the beam, the threads
are separated by the cane, the weft
slides through upon the shuttle, then is pressed
by the broad comb’s indented teeth.*
How would he have reacted if he had seen our modern looms, which
produce clothing that is virtually transparent and gives no aid to the
body or even to decency?
21 He then moves on to farmers. He gives an equally eloquent
account of how the ground is fi rst turned by the plow and then given
a second plowing to loosen the earth and facilitate the development
of the roots, then how seeds are sown and weeds pulled by hand to
prevent stray wild plants from growing up to damage the crops. Th is
too, he says, was the work of the wise, as though agriculturalists were not making numerous discoveries even now for enhancing productivity.
22 Not content with these techniques, he proceeds to lower
the sage into the fl our mill, saying that it was he who fi rst began to
manufacture bread, in imitation of nature:
When grain is taken into the mouth, it is crushed by the hardness
of the teeth as they grind together, and anything that escapes is
brought back to the teeth by the tongue, then mixed with saliva
so that it will be moist and easy to swallow. Once it reaches the
stomach, it is digested by the steady cooking action of that organ,
and fi nally it is assimilated to the body. 23 Following this model,
someone took two rough-textured stones and placed one on top
of the other, to resemble the teeth: one part is fi xed in place to
let the other grind against it; then, by the friction of the two, the
granules are crushed, then reground several times until they are
reduced to very fi ne particles. He then sprinkled the fl our with
water, kneaded it, and shaped it into bread. At fi rst it was baked
in hot coals or in a clay pot; later came the gradual invention of
ovens and other types of cookers whose heat can be controlled.
If he had gone just a little further, he would have claimed that it was
the wise who invented shoe-making!
24 It was certainly reason that fi gured out all these things, but
not perfected reason. Th ey are the inventions of humanity, not of a
sage. And, in fact, the same is true of the boats we use to cross rivers
and seas, with their sails equipped to catch the force of the winds
and their rudders placed at the rear for steering the vessel this way
and that. Th e idea was derived from fi sh, which regulate their movements
by fl icking their tails to one side or the other. 25 He says,
It was actually a sage who invented all these things; but, because
they were too trivial for him to tackle himself, he assigned them
to menial assistants.
In reality, they were thought up by exactly the same people who make
them their business today. We know for sure that certain products
have only appeared in our own time; for instance, the use of windows
that let in clear light by means of translucent glass, or bathhouses
with vaulted fl oors and pipes set in the walls for spreading the heat
and keeping the upper and lower parts of the room at an even temperature. What need for me to mention the marble that makes our
temples and houses gleam, or the columns of rounded and polished
stones that support porticoes and buildings large enough for crowds
of people, or the shorthand signs that enable the most rapid talk to be
taken down and the hand to keep up with the speed of the tongue?
All these things have been produced by the lowliest slaves.
26 Wisdom occupies a loftier seat. It does not train the hand;
rather, it educates the mind. Do you want to know what it has unearthed
and achieved? Th e answer is not graceful dance movements,
nor is it the musical scales produced by trumpets and fl utes, which
release the air blown into them in one way or another and so transform
it into sound. Wisdom does not labor over weapons or fortifi
cations or implements of war. It fosters peace and summons the
human race to live in harmony. 27 And it is not, I insist, a maker of
tools for everyday needs. Why do you attribute such trivial things
to wisdom? What you have before your eye is the technician of life
itself. Indeed, it keeps the other crafts under its authority; for inasmuch
as wisdom is master of life, it is master also of life’s equipment.
Wisdom, moreover, has happiness as its goal; it leads the way and
opens the doors to that condition. 28 It indicates the things that are
really bad and those that merely seem so. It purges our minds of
illusion, giving them a substantive dignity while curtailing the sort
of dignity that is all empty show, and insisting that we understand
the diff erence between greatness and pomposity. It imparts to us a
conception of nature as a whole and a conception of itself. It reveals
the identity and attributes of the gods, including the spirits of the
underworld, the household deities, and the tutelary spirits, and also
those long-lasting° souls that have come to join the second rank of
deities, together with their location, activities, powers, and intentions.
When we become devotees of wisdom, we are given access not to
some local shrine but to the mighty temple of all the gods, the vault
of heaven itself, whose phenomena are brought before the mind’s
eye as they really are; for ordinary vision is inadequate to register so
vast a spectacle.
29 Next, wisdom takes us back to the world’s origin, the everlasting
rationality infused throughout the whole, and the power of all
the generative principles to fashion individual things according to
their kind. After this, it starts to investigate the mind, where it comes from, where it is located, how long it endures, how many parts it has.
Th en, turning from the corporeal* to the incorporeal, it scrutinizes
truth and its criteria, and after that, the way to sort out ambiguities
both in life and in utterance, for both involve confusions between
truth and falsehood.*
30 It is not the case, I maintain, that the sage detached himself,
as Posidonius supposes, from technology; he never went near it at
all. He would not have considered it worthwhile to invent something
that he would not think worthy of continued use. He would not take
up anything that had to be subsequently laid aside. 31 According
to Posidonius, “Anacharsis invented the potter’s wheel that fashions
vases by its rotation.” Th en, because the potter’s wheel is mentioned
in Homer, he wants us to take this passage to be spurious rather than
dismiss his own story.* For my part, I refuse to accept that Anacharsis
invented this thing; or, if he did, then a sage did indeed invent it, but
not by virtue of his being wise; for the wise do many things simply
by virtue of being human. Suppose a sage is a superb runner: he will
win a race by his speed and not by his wisdom.
I would like to show Posidonius a glassblower, whose breath
forms the glass into many shapes that a careful hand could scarcely
fashion. Here we have things that were discovered at a time when
the sage himself was no longer to be found. 32 Posidonius tells us
that Democritus is reputed to have invented the arch, a device that
uses the keystone to secure the curve made by a set of gradually tilted
stones. I must insist that this is untrue. Before Democritus there had
to be bridges and doorways, the top of which is generally rounded.*
33 You are also forgetting that the very same Democritus discovered
the means of softening ivory and of turning a pebble into an emerald
by baking it, a procedure by which even today we color stones found
to respond to it.* Th e sage may well have discovered these things, but
not by virtue of his wisdom. In fact, he does many things that we
observe quite unwise people doing just as well or even with greater
skill and ease.
34 Do you want to know what discoveries the philosopher has
really brought to light? In the fi rst place, the truths of nature, which
he has pursued quite diff erently from other creatures, whose eyes are
dim in relation to the divine. Second, the law of life, which he has
brought into line with the universal order of things, teaching us not just to know the gods but to follow them and accept all that happens
as their commands. He has told us not to give heed to false opinions
and has weighed the value of everything by an authentic standard. He
has condemned pleasures that are mixed with regret and praised the
goods that will always give satisfaction. He has made known that the
most fortunate person is the one who has no need of fortune, and
the most powerful person is the one who has power over himself.
35 Th e philosophy I am describing is not the one that situates
the citizen outside his community and the gods outside the world,
making virtue the instrument of pleasure, but the philosophy that
thinks nothing is good that is not honorable; the one that cannot
be captivated by gifts from humans or from fortune; the one whose
reward is this: that its followers cannot be swayed by rewards.*
I do not believe that this philosophy existed in that primitive era
when technology was absent and the uses of things were still being
learned by trial and error. 36 It came after° that happy epoch when
nature’s blessings were readily available for everyone’s use, when
greed and self-indulgence had not yet divided human beings against
one another and they had not yet learned to abandon sociability for
the sake of gain. Th e men living then were not wise, even if they were
acting as the wise should act.
37 One could not imagine a better condition for the human race,
not even if God were to grant one the opportunity to fashion earthly
things and dispense rules of conduct to peoples. Nor could one prefer
another way of life to that which existed among those of whom it
is said,
No plowmen tilled the fi elds; even to mark
the land with boundaries was not allowed.
Th eir work, their eff ort, served the common good,
and earth itself, when no demands were made,
gave all its gifts more gladly.*
38 What human race could have been more fortunate? Everyone had
a share in the fruits of nature. Like a parent, nature provided for the
maintenance of everyone: they were free of anxiety, for they used,
but did not own, the resources of the community. Surely I may call
that people supremely wealthy, for among them you could fi nd no
one who was poor.
Th is optimal state of things was disrupted by greed. In its passion
to be acquisitive and turn things into private property, it succeeded in
making everything belong to diff erent people, and reduced itself to a
mere fraction of its formerly huge stock. Greed introduced poverty,
and by desiring much, it lost everything. 39 Nowadays it strives to recover
its losses, piles one estate onto another by buying out or forcing
out its neighbors, expands its lands into the area of whole provinces,
takes a long journey through its own property and calls it ownership.
Yet in spite of all this, no extension of boundaries will bring us back
to our original condition. When we have completed this project, we
shall possess a great deal—but we used to own the whole world.
40 Th e earth itself was more productive when it was untilled;
it was abundant for the needs of peoples who were not plunderers.
It was as great a pleasure to share with another what one had
found amid nature’s bounty as it was to fi nd it in the fi rst place.
No one could possibly have either more or less than was needed.
Th ings were shared in mutual harmony. Th e time had not yet come
when the stronger began to lay hands on the weaker, the time when
the greedy would conceal things as a supply for their own use and
thereby remove the necessities of life from other people. Th eir concern
for others was as great as for themselves. 41 Weapons were not
constantly in use; hands unstained with human blood turned all their
hostility against wild beasts. Th e people of that era found protection
from the sun in some thick wood. Kept safe from the fi erceness of
rain and storms by a humble shelter of leaves, they passed their days
quite safely, and at night they slept calmly without a sigh. We toss
and turn with anxiety on our purple bedclothes, kept awake by the
sting of our cares. How softly those people slept on the hard ground!
42 Rather than being overhung by coff ered ceilings, they lay out of
doors with the stars gliding above them and that magnifi cent nightly
spectacle which is the motion of the celestial sphere, which carries
on so great a work without a sound. By day as well as by night, views
of this resplendent dwelling opened before them. Th ey enjoyed the
sight of constellations setting past the zenith and others rising again
into visibility. 43 Must it not have been a delight to roam amid such
a vast expanse of wonders?
You moderns, on the other hand, tremble at every sound your
houses make. If something creaks, you fl ee in terror amid your frescoed walls. Th ose people did not dwell in homes resembling towns.
Th e free-fl owing breath of the open air, the light shade given by
rock or tree, crystalline springs, freely running streams unspoiled
by industry, pipes, or any artifi cial watercourse, and meadows with a
natural beauty—these were the settings of their rural dwellings embellished
only by the handicrafts of country folk. Th is was a home in
agreement with nature. It was a pleasure to live there, made anxious
neither by it nor for it. For houses nowadays make up a large part
of our fears.
44 Splendid and innocent though their life was, they were not the
wise, for this word is only applicable to the greatest of undertakings.
Yet I would not deny that they were men of lofty spirit and, if I may
say so, but recently descended from the gods. Before the world was
exhausted, it certainly gave birth to superior beings. Th eir natural
disposition was in every case hardier and better suited to manual
labor, but it correspondingly fell short in perfection. Nature does not
bestow virtue: becoming good is a skill. 45 To be sure, those people
did not prospect for gold or silver or for gleaming gems to be found
in the dregs of the earth. At that time, far from having one human
being kill another merely for the pleasure of the spectacle, without
even the motive of anger or fear, they were merciful even to the
speechless animals. Th ey were not yet wearing embroidered clothes,
or clothes interwoven with gold, for gold was still unmined.
46 What is our conclusion, then? Th ese people were innocent out
of ignorance. Th ere is a great diff erence between refusing to do wrong
and not knowing how to do it. Th ey lacked the virtues of justice, good
sense, moderation, and courage. Th eir unsophisticated life did possess
certain qualities resembling all these, but real virtue belongs only to
a mind that has been trained, thoroughly instructed, and brought to
the highest condition by constant practice. We are indeed born for
this, but not born with it. Until you provide some education, even the
best natures have only the raw material for virtue, not virtue itself.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: