SHY EXTROVERT - NGHỊCH LÝ HAY KHÔNG?
Mình ngại nói chuyện với người lạ lắm. Không chỉ với người lạ, mình cũng ngại nói chuyện với đồng nghiệp, các bạn cùng câu lạc bộ,...
Mình ngại nói chuyện với người lạ lắm. Không chỉ với người lạ, mình cũng ngại nói chuyện với đồng nghiệp, các bạn cùng câu lạc bộ, các bạn cùng lớp, những người quen sương sương,... Mình chỉ mong người ta chủ động nói chuyện với mình và mình sẽ đáp lại nhiệt tình nhất có thể. Mình sẽ vui vẻ nói chuyện với bạn, giúp đỡ bạn, tâm sự với bạn, miễn là bạn chủ động với mình. Nhưng, đời đâu như mơ, làm gì có chuyện ai cũng chủ động với một đứa không có gì nổi bật như mình.
Mình không chủ động vì mình sợ người ta sẽ không muốn nói chuyện với mình. Mình không chủ động vì mình sợ câu mình nói ra nhạt toẹt như nước ốc. Nói chung là mình sợ. Vì cứ sợ như vậy, nên mình chẳng có nhiều bạn. Mình thích đi chơi, đi cà phê cà pháo, nhưng chẳng có bạn để rủ. Có mấy ngày nghỉ, mình muôn đi chơi lắm mà chẳng có kèo.
Sau này mình có làm bài 16personalities test, mình làm 3-4 lần rồi, những lần mình làm đều ở những khoảng thời gian khác nhau trong cuộc đời. Cả 4 lần mình làm, mình đều ra kết quả Extrovert (~60/100 trên thang Introvert - Extrovert). Hmm… tại sao vậy nhỉ? Mình cứ tưởng người extrovert chẳng biết ngại ngùng gì, luôn tự tin nói chuyện với mọi người xung quanh.
1. Khái niệm Introvert và Extrovert
Sau khi tìm hiểu kỹ về khái niệm Introvert và Extrovert, mình mới nhận ra một điều: sự khác biệt giữa Introvert và Extrovert nằm ở việc họ lấy nguồn năng lượng từ đâu.
Introverts (or those of us with introverted tendencies) tend to recharge by spending time alone. They lose energy from being around people for long periods of time, particularly large crowds.Extroverts, on the other hand, gain energy from other people. Extroverts actually find their energy is sapped when they spend too much time alone. They recharge by being social.
Năng lượng của Introvert cạn dần bởi việc tiếp xúc với nhiều người trong một khoảng thời gian dài, và họ dành thời gian ở một mình để nạp lại năng lượng. Trái lại, Extrovert là những người nạp lại năng lượng cho bản thân bằng việc giao tiếp, socialize sau khi năng lượng của họ bị cạn kiệt vì ở một mình.
Okay, vậy là mình hiểu tại sao mình là Extrovert rồi. Mình cảm thấy vui và tràn đầy năng lượng hơn sau khi đi chơi với đám bạn, khi đi làm, khi đi học. Mấy khi ở nhà một mình cả ngày, mình thấy năng lượng như tuột hết đi đâu. Vậy vấn đề của mình là: mình bị ngại (shy).
2. Shy Extrovert
“Shyness” không phải là đặc tính riêng của Introvert hay Extrovert. “Shyness” là một nỗi sợ, nỗi lo lắng xã hội ở cấp độ nhẹ, trong khi Introvert và Extrovert nhằm để chỉ những cách khác nhau mà bản thân nạp lại năng lượng. “Shy” là khi bạn cảm thấy lo lắng, sợ khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là với người lạ. Ai cũng có thể cảm thấy những điều trên, cho dù là Introvert hay Extrovert. Có “Shy extrovert” cũng như có “Outgoing introvert”. Nó chẳng phải là nghịch lý đâu.
Người ta so sánh như vầy: có một người đang đứng ngoài sảnh dẫn đến một phòng tiệc đày đồ ăn ngon. Người ấy đang đói và khát dữ lắm, nhưng trước cửa phòng tiệc là hai con hổ bị xích lại đang gào rú đe dọa. Thế là người ấy đành đói khát đi về. Extrovert là con người đói khát ấy, thứ đồ ăn họ đang thèm khát chình là những giao tiếp xã hội. “Shyness” lại là hai con cọp đứng trước cửa ngăn con người kia thỏa mãn cơn đói của mình.
Có khá nhiều dấu hiệu để nhận biết một Shy extrovert.
1. Bên cạnh bạn thân, bạn có thể nói rất nhiều; nhưng bên cạnh người lạ, bạn lại thấy ngại và không chủ động bắt chuyện.
2. Bạn không thích là tâm điểm của sự chú ý. Bạn có thể thích tiệc tùng, karaoke, nhưng bạn chỉ muốn tận hưởng không khí bữa tiệc thôi, không phải lên hát một bài hay nhảy điên loạn.
3. Giữa một nhóm người, bạn sẽ thường lắng nghe hơn là kể chuyện cho cả nhóm.
4. Muốn đi chơi lắm mà cũng không dám rủ bạn đi chơi.
5. Đã từng nghĩ mình là Introvert cho tới khi làm các thể loại test về personality và ra Extrovert.
3. Mình đang cố gắng thoát khỏi cái tên Shy extrovert
Không giống Extraversion hay Introversion, một đặc tính của con người liên quan đến cách não và hệ thống thần kinh hoạt động, do đó đặc tính này trở nên khá ổn định suốt đời, “shyness” có thể được cải thiện, loại bỏ. "Shyness" không có gì là sai cả, tuy nhiên, nếu nó cản trở các cơ hội tương lai của bạn, chắc hẳn bạn nên giảm bớt nỗi sợ, nỗi lo lắng khi giao tiếp. Mình thì vẫn trên con đường cải thiện nỗi sợ khi giao tiếp với người lạ.
Mình đang bắt đầu từ chỗ làm trước. Dù đi làm ở đây cũng được 1 năm rồi, nhưng nói thiệt mình chả nói chuyện với ai, ngoại trừ con bạn thân mình rủ vô làm chung. Còn những người mới đến sau mình lại nói chuyện với nhau, với quản lý của mình rất vui vẻ. Con bạn thân làm chung với mình nói: "Tao vô làm sau mà tao còn thân với mọi người hơn mày. Mày thấy chị M. không, bả ít nói nhưng bả cũng ráng bắt chuyện hỏi thăm người ta. Còn mày chả chịu hỏi thăm ai hết thì ai mà chơi với mày." Nghe mà muốn khóc luôn chứ, lúc đầu mình còn định nghỉ làm vì tủi thân, ai cũng chơi với nhau trừ mình. Sau đó thì mình đã cố gắng bắt chuyện với các bạn làm chung, hỏi đơn giản về trường lớp thôi, kiểu như: "Ei tao mới rớt môn ... có ai qua môn này rồi chỉ tao với." (Mình là sinh viên đi làm thêm part-time). Và không giống như nỗi sợ xưa kia rằng mọi người sẽ không quan tâm đến những gì mình nói đâu, các bạn chỗ làm đã rất nhiệt tình trả lời và giúp đỡ mình. Mình vui lắm.
Mình còn một chặng đường dài phía trước để vượt qua nỗi sợ khi giao tiếp với người lạ. Nhưng mới chỉ làm đến bước này thôi thì mình mừng lắm rồi :)). Hy vọng bài viết này có thể giải đáp cho những Shy extrovert ngoài kia nhưng vẫn chưa nhận ra mình là một Shy extrovert.
Tham khảo:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất