[CASE STUDY] 13 sự thật Rạp chiếu phim không bao giờ cho bạn biết
1. Rạp chiếu phim “thực chất bán đồ ăn chứ không bán vé”. Ví dụ, tại rạp chiếu phim CGV, vé xem phim dành...
1. Rạp chiếu phim “thực chất bán đồ ăn chứ không bán vé”. Ví dụ, tại rạp chiếu phim CGV, vé xem phim dành cho những người dưới 22 tuổi là 55.000/vé trong khi đó combo 1 bỏng 1 nước giá thấp nhất rơi vào khoảng 70.000. Các rạp chiếu phim chỉ giữ khoảng 50% số tiền họ thu được việc bán vé, phần lớn tiền vé đó họ phải trả lại cho nhà phân phối. Giá vé của bạn bao nhiêu không thực sự quan trọng vì theo báo cáo đến từ AMC, 71% người đến xem phim đều mua thứ gì đó đi kèm.
2. Rạp chiếu phim kiếm tiền nhờ việc giảm giá. Kim Moon - giảng viên Marketing tại Đại học Illinois ở Chicago cho rằng nếu không giảm giá, các rạp chiếu phim không thể có lợi nhuận. Khi bước vào rạp, thứ bạn dễ dàng thấy là vô vàn hình ảnh với mức giảm giá được nhấn mạnh, đặc biệt liên quan đến đồ ăn và đồ uống. Hầu hết các rạp chiếu phim đều được thiết kế để bạn phải đi bộ qua những quầy có thông tin quảng cáo như vậy.
3. Chiến thuật Trade Marketing đỉnh cao. Trong khi hình ảnh của các bộ phim trải dài trên hành lang dài và tối, khi vào trong rạp, điều đầu tiên đập vào mắt của bạn là quầy đồ ăn sáng trưng, đầy màu sắc được sắp xếp hấp dẫn trong tủ kính. Bạn có thể nhìn thấy bắp rang bơ, kẹo và máy làm soda khổng lồ ngay từ xa.
4. Size lớn hay size khổng lồ của đồ ăn được minh họa bằng những hình ảnh hấp dẫn trên quảng cáo để hấp dẫn bạn mua nhưng thực chất khi bạn mở chúng ra, nó sẽ chứa một lượng tương đương so với size nhỏ mà bạn có thể tìm thấy ở bất kì đại lý hay cửa hàng tiện lợi nào.
5. Màn hình TV và các banner sẽ tập trung đẩy mạnh nhưng deal hời về nước ngọt và bắp rang bơ. Thức ăn liên tục thu hút sự chú ý của bạn vì không giống như nhà hàng - nơi đồ ăn được chế biến ngoài tầm nhìn, rạp chiếu phim khiến mọi thứ đều được bày ra trước mắt bạn.
6. Hành trình mua hàng của bạn được bao quanh bởi quảng cáo, điều đó khiến bạn phải cân nhắc rất nhiều. Trong quá trình xếp hàng mua vé, bạn phải dừng lại rất nhiều lần và những khoảnh khắc như thế, bạn đang tiếp xúc với mọi thứ “kích thích” nhất trên đời như đồ ăn, đồ uống, đồ lưu niệm lấp lánh.
7. Mùi của bắp rang bơ chính là “thiên đường” - thứ ăn sâu vào tâm trí của người đến rạp chiếu phim. Bạn chắc chắn sẽ không ăn bắp rang bơ tại nhà nhưng ở rạp chiếu phim thì khả năng lớn là có. Ở các rạp lớn với nhiều tầng, bạn có thể tiếp xúc với hai đến ba quầy mua bắp rang bơ lớn như vậy. Mọi người xem phim thường có xu hướng sẽ ăn ít trước đó và sẽ mua bắp rang bơ để ăn trong suốt hai tiếng đồng hồ chiếu phim.
8. Những thứ nhỏ xinh mà bạn nghĩ là rẻ thực chất đều đắt hơn so với khi bạn mua bên ngoài. Khi bạn chỉ muốn mua một thứ gì đó nhỏ vì bạn nghĩ chúng rẻ nhưng trên thực tế, tất cả các mặt hàng áp dụng chương trình giảm giá đều đắt hơn những gì bạn sẽ trả ngoài rạp.
9. Bạn không thể tìm thấy thứ gì với kích thước nhỏ. Bạn chỉ có thể lựa chọn giữa size thông thường và lớn. Nhìn có vẻ như size lớn sẽ cho bạn một món hời vì chúng chỉ đắt hơn size thường có 10.000? Nhờ suy nghĩ như vậy, rạp chiếu phim khiến bạn cảm thấy cám dỗ để chi tiêu hơn một chút.
10. Trong suốt hai tiếng đồng hồ chiếu phim, khi bạn quyết định mua bắp rang bơ và ăn hết chúng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khát. Vì vậy không ngạc nhiên khi bạn sẽ mua thêm đồ uống.
11. Những deal “tưởng là hời”. Bạn sẽ dễ dàng thấy khuyến mại như “mua một tặng một”, “up-size bỏng ngô miễn phí” rất nhiều trong rạp chiếu phim. Dù biên lợi nhuận từ đó không quá cao nhưng rạp vẫn có thể thu nhiều tiền hơn từ bạn. Những combo như bỏng ngô - nước ngọt, xúc xích - khoai tây chiên không phải là những món hời. Trừ khi bạn đi xem phim với một nhóm người thì điều đó ổn, nếu bạn đi lẻ hoặc đi ít người thì những thức ăn đó có thể sẽ thừa và không sử dụng tới.
12. Rạp chiếu phim luôn công khai thời gian bắt đầu của phim sớm hơn từ 15 đến 20 phút so với thời gian phim thực sự bắt đầu. Điều này cho phép họ hiển thị nhiều quảng cáo hơn trong đoạn giới thiệu trước khi chính thức vào phim vì đây là một nguồn doanh thu khác, nó khiến khán giả phải ngồi và chờ đợi lâu hơn.
13. Rạp chiếu phim kích thích chi tiêu bằng cách cập nhật điểm thưởng cho mỗi lần xem phim của bạn. Điều đó trở thành động lực thúc đẩy bạn đi xem phim thường xuyên hơn. Lần tới có thể bạn sẽ không đi một mình mà rủ một nhóm đông người để tích được nhiều điểm hơn và từ đó, lợi nhuận của rạp chiếu phim sẽ tăng theo cấp số nhân.
Nguồn tham khảo
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất