Sau khi đọc xong thì … đây là quyển mình sẽ review khá là dài. Nhưng sợ dài quá nên thôi. Hê hê. Và sau đây là những gì mà Tèo rút ra được sau khi kinh qua quyển sách khá thú vị này.
Đầu tiên là về “quan điểm”. Với 1 quyển sách viết về chính trị thì quan điểm của tác giả chắc chắn sẽ gặp nhiều phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, mong rằng mọi người nếu có đọc thì hãy tiếp nhận nó như là 1 quyển sách để tham khảo với 1 tinh thần cởi mở, còn về việc đồng tình hay không thì cũng không nhất thiết phải quá gay gắt như chúng ta vẫn thấy trên mạng xã hội. Sang lên nào.
Tù nhân của địa lý, ừ đúng rồi, quyển sách sẽ nói về địa lý. Từ những quốc gia to bự, châu lục già cho nến châu lục trẻ, từ nơi đông dân cư cho đến nơi hoang vắng. Nếu như các bạn thắc mắc tại sao Nga lại oánh Ucraina thì đọc đi tác giả sẽ giải thích cho các bạn khá là đầy đủ và chi tiết. Biển - là từ khoá là các bạn sẽ thấy được nhắc nhiều. Đất nước nào cũng cần biển. Gần biển thì tốt, mà không có biển thì phải đi kiếm biển. Từ đó thấy tại sao Mỹ lại mạnh như vậy. Nhưng mà các nước Nam Mỹ hay là ở Châu Phi cũng có biển, nhưng lại không phát triển bằng? Thì vẫn là địa lý, có biển đã đành nhưng mà có … sông không? Sông có thuận tiện giao thương, giao thông không hay chỉ toàn là đầm lầy??? Có sông có biển, có … núi không? Núi non là ranh giới tự nhiên chia cắt chính trong quốc gia, khiến cho quốc gia đó nội tại không phát triển được về kinh tế. Nhưng nếu như núi lại là ranh giới phân chia giữa nước này với nước khác thì nó lại là thành trì vững chắc cho chính đất nước đó.
Và 1 yếu tố khác nữa - lịch sử - nó liên quan mật thiết đế sự hình thành và phát triển của 1 nhóm nhỏ cư dân rồi bành trướng lên thành những quốc đa vững mạnh hay chỉ là thuộc địa cho các đế quốc thực dân đến để ăn cướp tài nguyên thiên nhiên.
1 vài minh hoạ như vầy nhé:
- Mỹ, Trung, Châu Âu có biển, họ phát triển được hải quân - cho dù là thời bình hay thời chiến thì quân sự mạnh đồng nghĩa với việc đảm bảo an ninh quốc gia để an tâm mà phát triển kinh tế. Nga không có biển, cụ thể hơn là biển nước nóng để có thể phát triển Hải quân thì Nga luôn luôn lo sợ 1 ngày nào đó lại bị hội đồng thì sao?
- Trung Quốc và Ấn Độ: 2 ông này hăm he bem nhau biết bao năm nhưng mà để đưa quân vượt qua được dãy Himalaya thì … hơi mệt, chứ mà không có dãy núi đó chắc oánh nhau to lắm.
- Mỹ và Nam Mỹ. Ông Mỹ cách ly với ông Mehico là 1 dãy hoang mạc kéo dài, đưa quân đi oánh qua oánh lại thì ông Mehico chỉ có thiệt, mà kinh tế ổng yếu xưa giờ nên thôi, khác gì châu chấu đá voi.
- Trung Quốc vs Đài Loan: cái này mở bản đồ ra, nhìn Đài Loan thì các bạn hiểu.
- Châu Phi: biển bao quanh nhưng mà, sông ngòi thì chỉ có mỗi sông Nile là thuận tiện cho việc đi lại, phát triển giao thông hay trồng trọt. Còn lại thì … thác, thác, thác, và thác. Chưa để nhiều dân tộc - đã nghèo lại không đoàn kết thì sao mà phát triển được.
- Và nâng tầm ảnh hưởng: nào là tài chính, là quân sự. Có được vị trí chiến lược để áp phe các thế lực đối nghịch. Ngày nay chiến tranh phần lớn là chiến tranh tài chính, kinh tế. Như TQ, họ mở rộng tầm ảnh hưởng bằng cách đầu tư, cho vay đối với những nước nghèo, đang phát triền như Châu Phi hay Nam Mỹ. Tuy nhiên ảnh chơi khôn quá nên người ta vẫn ngại. Người ta ngại nhưng mà lại cần tiền để làm, để xây dựng, để phát triển, và rồi vẫn nợ, cái vòng lặp nó cứ luẩn quẩn. Và nhiều nhiều vùng địa lý, chính trị, lịch sử khác.
Sách sẽ rất khô khan nhưng mà đọc khá là đáng. Và nhớ giữ óc ở chế độ Neutral nhé. Cơ mà đọc tới khúc TQ thì máu dân tộc nổi lên. Và tác giả khá là không ưa gì ông này, giống mình.
Đọc đi các chàng trai, đi nhậu có cái mà còn kể, chứ cứ 1-2-3 zoo zooo zoooo không thì cũng chán lắm.