Vấn đề

Với sự bùng nổ về số lượng và ứng dụng trên Blockchain, ngày càng nhiều các thuật ngữ (term) và khái niệm(definition) được tạo ra đê mô tả các ứng dụng chỉ có trên Blockchain.
Để hiểu và phân biệt các khái niệm cần kiến thức về nền tảng và chuyên môn nhất định. Tránh việc bị truyền thông và makerting đánh lạc hướng, hiểu sai về thứ mình đang đầu tư hoặc đầu cơ.

Blockchain

Các "block" dược "chained" lại với nhau -> Blockchain
Các "block" dược "chained" lại với nhau -> Blockchain
Các đặc tính cơ bản của blockchain:
1. Rất khó để sửa/xóa các dữ liệu (block) ở quá khứ (irreversible database)
2. Dễ kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu (digital fingerprint, data consistency)
3. Thêm mới dữ liệu thường phải thông qua các công đoạn xác thực hoặc giao thức đồng thuận (consensus protocol)
Với những đặc tính trên của Blockchain, thì một trong những ứng dụng nổi bật nhất của nó chính là sổ cái phân tán,

Sổ cái phân tán (distributed ledger)

Sổ cái là nơi ghi chép các giao dịch (Tx) vào và ra của các tổ chức có hoạt động tài chính. Các kế toán viên phải làm công việc xác thực dữ liệu trên sổ cái, định danh Tx với sự vật/sự việc/sự kiện phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức (khá giống sao kê của các nghệ sĩ :D)
Việc xử lý dữ liệu trên sổ cái thường được giao cho 1 bộ phận chuyên biệt - thường là phòng kế toán. Ở đây, có thể hiểu nôm na là sổ cái được tập trung và phân quyền (centralized and authorized).
Khi sổ cái được tập trung và phân quyền, dữ liệu của sổ cái có thể bị thao túng (manipulation) bằng nhiều cách khác nhau để tối ưu hóa lợi tích cho một vài cá nhân. (tổng vào vẫn bằng tổng ra , nhưng được phân vào các đầu mục có lợi cho doanh nghiệp).
Số cái phân tán là một ứng dụng dựa trên blockchain , nhưng rất nhiều người dùng kể cả lập trình viên đều nhầm 2 khái niệm trên. Bản thân Blockchain có thể tạo được sổ cái tập trung và phân quyền (private chain/ authorized chain) mà không cần phân tán.
Những public chain thông dụng hiện này như Bitcoin, Ethereum và Cardano chính là những sổ cái phân tán được mở cho cộng đồng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Để sổ cái được phân tán an toàn, tránh việc bị thao túng dữ liệu thì cần có 1 giao thức đồng thuận được đồng ý của tất cả thành phần tham gia mạng lưới (network).

Giao thức đồng thuận

Giao thức đồng thuận (consensus protocol) là một phần quan trọng quyết định các đặc tính của sổ cái phân tán
Các loại giao thức đồng thuận
Các loại giao thức đồng thuận
Đặc tính :
1. Mức độ phân tán (decentralization)
2. Khả năng chịu tải (scalability/performance)
3. Tính thống nhất/bảo mật (consistency/security)
Chọn 2 trong 3 đỉnh
Chọn 2 trong 3 đỉnh
Như BitcoinEthereum ưu tiên vào đỉnh khả năng phân tán và tính thống nhất/bảo mật -> hy sinh khả năng chịu tải.
EOSCardano thì ưu tiên vào đỉnh khả năng chịu tải + tính thống nhất.
Mỗi loại blockchain có những ưu tiên khác nhau và triển khai khác nhau, phần lớn là dựa trên việc blockchain đó sử dụng giao thức đồng thuận nào.
Như Bitcoin và Ethereum chọn sử dụng giao thức đồng thuận Proof Of Work, nên mọi thành viên trong mạng chỉ cần tham gia và giải bài toán nhanh nhất và đúng nhất thì sẽ có phần thưởng. Một mạng lưới ngang hàng (peer-to-peer) các node tham gia với nhau và cùng đi giải toán và xác thực giao dịch :D. Quyền lực hay khả năng thêm block của các thành viên phụ thuộc vào khả năng xử lý và tính toán (đo bằng hash/s , mega-hash/s ...)
Minh họa cách Proof Of Work thêm block - đoán số ngẫu nhiên Nonce, sao cho < bé hơn Độ khó mục tiêu
Minh họa cách Proof Of Work thêm block - đoán số ngẫu nhiên Nonce, sao cho < bé hơn Độ khó mục tiêu
Thêm 1 ví dụ về giao thức đồng thuận Proof Of Stake hoặc biến thể của nó là Delegation Proof Of Stake (DPoS), như Cardano vs EOS quyền được tạo và thêm block dựa vào tỉ lệ nắm giữ cổ phần của network. Với giao thức này thì các thành viên không cần giành nhau giải toán, mà tỉ lệ tạo block đã được định trước tương ứng với tỉ lê cổ phần (stake) -> hiệu năng cao hơn , nhưng hy sinh 1 phần khả năng phân tán (quyền lực tập trung vào một vài node lớn).
Khả năng tạo block, dựa vào tỉ lệ nắm giữ cổ phần hoặc nhận được quyền/ủy thác từ các thành viên khác
Khả năng tạo block, dựa vào tỉ lệ nắm giữ cổ phần hoặc nhận được quyền/ủy thác từ các thành viên khác
Dựa trên ứng dụng của sổ cái phân tán, các nhà phát triển đã đưa ra 1 các ứng dụng phân tán mới như DApps , hợp đồng thông minh (smart-contract) và lưu trữ phân tán (decentralized storage).

Hợp đồng thông minh

Lấy ví dụ về chương trình quyên góp tiền để mua vaccine COVID-19 hay ủng hộ nhân dân miền trung mùa lũ vừa rồi. Một yêu cầu được đặt ra, với mỗi Tx được gửi vào tài khoản đích A, từ tài khoản nguồn B -> tạo một chứng nhận đã quyên góp (file ảnh hoặc PDF) với thông tin của B cùng số tiền quyên góp.
Hợp đồng thông minh (smart-contract) có thể được hiểu là một ứng dụng phân tán , 2 khái niệm này đôi khi bị trung lặp. Đa phần smart-contract được dùng để xử lý Tx với logic cơ bản như sau:
Khi có 1 Tx gửi vào smart-contract A từ người gửi B -> kích hoạt phần chương trình xử lý trên A -> tạo các bản ghi tương ứng với Tx với thông tin của B -> Hoặc trả lại một chứng nhận (token, NFT) lại cho B -> Kết thúc xử lý
Smart-contract sẽ giúp nhà phát triển linh hoạt việc xử lý Tx. Thay vì chỉ đơn giản là chuyển 1 lượng tài sản từ B sang A.
Các ứng dụng dựa trên smart-contract rất đa dạng như :
1. ICO/IDO - phát hành coin/token lần đầu -> dùng để gọi vốn
2. Phát hành chứng nhận gửi tiền -> áp dụng trong 1 số loại hình tài chính phi tập trung (DeFi - Uniswap v3, PancakeSwap)
3. Làm nền tảng cho việc ký gửi tài sản vào các DeFi (liquidity pool)
4. Cầu nối liên thông các blockchain (Bridge) hoặc mở rộng tính năng của blockchain ra thế giới thực (Oracles)
Như đã thấy ở trên, smart-contract được dùng khá nhiều vào lĩnh vực DeFi.

Tài chính phi tập trung (DeFi)

Từ block khởi nguyên của Bitcoin ( genesis block), nhà sáng lập ra mạng lưới Bitcoin đã đặt ưu tiên vào tính phân tán, không muốn mạng lưới Bitcoin được đặt dưới kiểm soát của 1 cá nhân hay tổ chức nào cả.
Nhưng việc giao dịch coin/token đang diễn ra phần lớn trên các sàn giao dịch tập trung (centralized exchange - CEX) như Binance, Coinbase hoặc Huobi. Dòng chảy của tiền vào crypto đa số phải thông qua các kênh tập trung, chuyển đổi từ tiền giấy (fiat) qua các ngân hàng -> CEXs. Đến thời điểm viết bài thì chỉ có mỗi El Salvador là chấp nhận tiền số Bitcoin, nên việc giao dịch và chuyển đổi Bitcoin ở đó sẽ đơn giản và thuận tiện hơn.
Trừ việc chuyển đổi tiền giấy qua tiền số thì cần thông qua các hệ thống tập trung như ngân hàng hoặc chính phủ. Còn việc trao đổi giữa tiền số với tiền số thì có thể không cần sự có mặt của CEXs. Tài chính phi tập trung bắt đầu với những dự án sàn giao dịch phi tập trung (decentralized exchanges -> DEXs)

Sàn giao dịch tập trung

các sàn tập trung - CEXs, thì cơ chế tính giá của được dựa trên điểm cân bằng của sổ đặt lệnh mua bán (order book)
Bên xanh là lệnh mua , bên đỏ là lệnh bán. Giá của cặp tài sản sẽ dựa vào điểm cân bằng
Bên xanh là lệnh mua , bên đỏ là lệnh bán. Giá của cặp tài sản sẽ dựa vào điểm cân bằng
Order book không phù hợp với các ứng dụng chạy trên blockchain chủ yếu vì:
Các thao tác truy xuất thông tin (đọc) trên sổ cái phân tán không tốn phí giao dịch (vì mỗi node đều lưu giữ 1 bản copy của sổ cái) .
Nhưng việc thêm thông tin (ghi) vào sổ cái phân tán lại tốn phí giao dịch. Có nghĩa là với việc đặt lệnh mua hoặc bán (place bid) đều tốn 1 chi phí nhất định -> tốn phí ngay tại bước đặt lệnh.
Ngoài ra với những cặp tài sản có khối lượng giao dịch thấp (những loại token mới lên sàn), thì việc dùng Order book có thời gian chờ rất lâu ( lệnh mua và lệnh bán khó đạt được điểm cân bằng , độ lệch mua bán lớn).
Với DEXs thì việc dùng Order Book để tính giá (price estimation) là rất hiếm vì các lý do như trên, thay vào đó DEXs sẽ dùng quỹ thanh khoản (liquidity pool)
Liquidity providers gửi tiền vào quỹ thanh khoản, những người dùng khác giao dịch dựa trên quỹ thanh khoản và trả phí giao dịch
Liquidity providers gửi tiền vào quỹ thanh khoản, những người dùng khác giao dịch dựa trên quỹ thanh khoản và trả phí giao dịch
Quỹ thanh khoản (liquidity pool) là thành phần chính của hệ thống tạo lập thị trường tự động (Auto Market Maker - AMM). Giá trị quy đổi của các cặp tài sản dựa vào tỉ lệ của cặp tài sản đó trong quỹ.
Người cung cấp thanh khoản (liquidity provider) được hưởng một phần phí giao dịch và phần thưởng từ DEXs nhưng phải chịu 1 rủi ro là khoản lỗ nhất thời (imperment loss) do trượt giá (slippage).
Khoản lỗ nhất thời được tham chiếu so với việc giữ lại (holding)
Khoản lỗ nhất thời được tham chiếu so với việc giữ lại (holding)
Từ cơ chế hoạt động trên tạo ra nhiều khái niệm xung quanh việc gửi tiền/cung cấp thanh khoản để sinh lãi như staking hoặc yield farming. Các DEXs sẽ có cơ chế thưởng thêm token để khuyến khích nhà cung cấp thanh khoản gửi vốn vào những cặp tài sản thanh khoản thấp và rủi ro trượt giá cao.

Oracle vs Bridge

Các hợp đồng thông minh để phát huy tối đa khả năng thì cần thông qua các ứng dụng tiện ích hay còn gọi là Oracle.
Lấy ví dụ 1 ứng dụng về cá cược bóng đá. Thì hợp đồng thông minh cần thông tin kết quả của các trận đấu, những thông tin này không có trên blockchain -> buộc nó phải thông qua các cổng thông tin của Oracle.
Để mở rộng việc giao dịch liên chuỗi ( cross-chain) , thì những ứng dụng cầu nối (bridge) sẽ đứng ra trung gian giữa các blockchain.
Hoạt động của giao dịch liên chuỗi xoay quanh khái niệm token chốt (pegged token) hoặc token vỏ bọc (wrapped token).
Token chốt yêu cầu 1 lượng token tương ứng được ký quỹchain A -> sinh ra 1 lượng tương ứng token chốt ở chain B -> đảm bảo tỉ lệ quy đổi 1:1 (hay thấy ở Ethereum mainnet vs BSC mainnet)
Token vỏ bọc yêu cầu được thế chấp đủ số lượng token phát hành bằng tài sản tương ứng , kiểm toán độc lập và các tổ chức tài chính sẽ kiểm soát lượng token phát hành và lượng tài sản thế chấp (stable coin cũng hoạt động theo cơ chế này)

Tổng kết

Blockchain và các ứng dụng của nó xoay quanh đặc tính khó có thể sửa đổi dữ liệu trong quá khứ. Tính thống nhất của dữ liệu trên blockchain rất dễ để kiểm tra.
Smart-contract làm đa dạng hóa hệ sinh thái của blockchain, cung cấp các phân lớp (layer) ứng dụng khác nhau. Các ứng dụng trên blockchain có thể tương tác lẫn nhau một cách tự động được kích hoạt khi có Tx phát sinh và dựa trên dữ liệu được cung cấp on-chain hoặc off-chain ( Oracle ).

Tham khảo

1. Slide của giáo sư Đặng Minh Tuấn
2. Investopia
3. VNA Cardano Stake Pool Wiki