BlackPink, Game và câu chuyện" đất nước sẽ đi về đâu?"
Là 1 người trẻ, mê game, fan BlackPink và vừa chi tiền để tham gia concert vừa rồi, nếu tớ nói như này trước mặt các bác lớn tuổi sẽ...
Là 1 người trẻ, mê game, fan BlackPink và vừa chi tiền để tham gia concert vừa rồi, nếu tớ nói như này trước mặt các bác lớn tuổi sẽ bị vào mặt bằng những câu đại loại như:
" Suốt ngày đâm đầu vào mấy thứ vô bổ"
" Lo học đi, toàn bỏ tiền vào mấy thứ vớ vẩn"
Với đầy đủ sự hội tụ của tố chất để trở thành một đứa trẻ" đáy xã hội" như trên, tớ ở đây để phản biện lại tất cả những luận điểm của các cô, chú, anh, chị, bác,.. về vấn đề này.

Tr má mấy ả đẹp xỉu huhu
1. Giới trẻ đang không biêt xài tiền
Với quan điểm này có rất nhiều luồng ý kiến. Tuy nhiên mình sẽ tóm gọn vào 2 ý kiến chính
a. Với những đối tượng đã đi làm và năng lực tài chính
Tớ thực sự không hiểu nổi rằng việc dùng tiền do chính mình làm ra thì có gì sai nhỉ. Ý tớ là, việc một người dùng tiền để mua quần áo, đồ ăn thức uống, xe cộ, những món hàng hiệu xa xỉ và đắt tiền lại được tung hô và cho rằng việc đó thể hiện bản thân còn việc chi tiền vào những mục đích giải trí lại bị cho là vô bổ. Với game, rất nhiều người lên án các game thủ về việc họ nạp cả đống tiền để mua nhân vật hay thậm chí chỉ để đổi màu tóc thôi. Nhưng vấn đề rằng là họ dùng tiền do chính tay họ làm, chẳng ăn cắp ăn trộm ở đâu cả. Đồng ý rằng có rất nhiều vụ việc nhiều game thủ nghiện game dẫn đến việc trộm cướp và cả giết người để có tiền nạp game. Tuy nhiên, liệu đó có phải là tất cả mọi người trong cộng đồng chơi game. Với việc đu idol, chả có gì sai khi họ dành ra một khoản tiền để gặp thần tượng, cũng giống như việc nhiều người chi tiền để xem các môn thể thao khác. Lần concert nà, Blackpink cùng BTC đã mang tới rất nhiều phần mà những concert khác chưa từng xuất hiện. Việc chi một số tiền lớn để gặp thần tượng cộng thêm những điều duy nhất chỉ có ở Việt Nam mình thấy thật sự không có gì là quá đáng, vì ngay cả non-fan( những người không thật sự thần tượng) cũng dành lời khen và nhiều người bắt đầu trở thành fan. Trong sự việc lần này, nhiều người cũng nói rằng thà ở nhà xem còn hơn. Đây là một vấn nạn hết sức đau đầu vì ở Việt Nam, mọi người quen với việc giải trí bằng những hình thức miễn phí mà ít người chi một số tiền lớn cho nghệ thuật, giải trí. Công thức" mì ăn liền" đấy áp dụng cho các loại hình giải trí cực phổ biến như review phim, game free to play, xem phim lậu... Chuyện" xài chùa" mãi như vậy dần dần ăn sâu vào máu một đại bộ phận người Việt, khiến những người bỏ tiền ra để thưởng thức, một chuyện cực kì bình thường, lại bị xem như một kẻ ngốc.
b. Với những người chưa làm ra tiền
Đối tượng này, tớ công nhận có những anh, chị, em và bạn đòi tiền để giải trí mặc dù điều kiện không cho phép, đối với bộ phận này thật sự là đáng bị lên án. Nhưng thử nghĩ lại nhé, có phải họ là tất cả không? Đương nhiên là không. Một ví dụ là chính tớ, tớ không quá quan trọng việc phải đi vì tớ đã tính trước trường hợp sẽ ở nhà và phải xem online rồi. May mắn sao gia đình tớ ủng hộ( chắc là có gen đu idol từ đời của bố mẹ :))) Hơn nữa," các vị bô lão" cũng phê phán rằng việc suốt ngày cắm đầu vào game sẽ khiến đầu óc mê muội, đu idol thì chỉ toàn nghĩ về idol. Ừ thì công nhận chơi game nhiều thì hư người, buông thả việc học quá thì chẳng tốt. Như tớ đã nói ở đầu bài, tớ hội tụ cả 2 thứ là game thủ và fan Blackpink, nhưng tớ thực sự chưa ai nói tớ là học dở cả, nằm trong top học sinh giỏi trong lớp thì chắc cũng không đến nỗi nào :))
2. Vô bổ?
Giải trí nếu thật sự vô bổ thì tớ cũng chịu. Cả năm trời cày cuốc làm việc, học tập căng thẳng chỉ trong một phút chốc đụng vào một trong số các loại hình giải trí nào đó sẽ bị cho là vô bổ, không chú tâm vào cuộc sống. Đối với các thế hệ trước, loại hình giải trí duy nhất thường có lẽ chỉ là thể thao và các chương trình truyền hình thời xưa. Nhưng ta cùng quay ngược lại thời gian nhé. Đã có ai ở đây xem phim mà hằng ngày ngóng trông tập tiếp theo để rồi hụt hẫng khi đến tập cuối chưa? Dám cá là phải ít nhất 90% chúng ta đều vậy. Thế thì việc đó cũng chẳng khác điều giới trẻ làm là hằng ngày ngóng chờ đến ngày phát hành game, tiếc nuối ở cái kết, hay trông mong từng giây để đến concert rồi lại dính phải hội chứng hậu concert. Hay lại nói sang thể thao, ở đây có ai muốn một lần được khoác lên mình chiếc áo thi đấu của VĐV hay đội mà mình yêu thích chưa? Diều đó chẳng khác là bao với việc giới trẻ cố mua hàng hiệu đắt tiền để có được cheap moment với thần tượng hay mua DLC để trải nghiệm tiếp tựa game yêu thích.
3. Có tiền thì lo mà báo hiếu cha mẹ đê!
Tớ đã đọc được việc một người phê phán 1 bạn fan cuồng khi bạn ấy rới nước mắt khi thấy Blackpink xuất hiện rồi so sánh với cha mẹ. Những lời nói như vậy chẳng khác nào trù cho cha mẹ họ đau ốm bệnh tật cả. Tớ không cần biết họ đã trải qua cảm giác mất đi người thân hay chưa nhưng việc lấy idol ra so sánh với việc mất đi một người thân thậm chí là trong gia đình nó chẳng có gì đáng được tôn trọng cả. Tớ chẳng biết họ đã báo hiếu cha mẹ như nào nhưng tớ đã làm bố mẹ vui và hài lòng, chưa làm bố mẹ thất vọng. Đến chính bố mẹ tớ còn vui vẻ cho tớ tham gia concert thì những người chưa nuôi tớ và các bạn khác được ngày nào chẳng có quyền gì mà nói như vậy
4. Rồi đất nước sẽ đi về đâu?
Mới đây cộng đồng gamer chúng tớ có đọc được một bài post của một cô khi trò chơi Genshin Impact có một sự kiện ở một siêu thị và sự kiện này" may mắn" lọt vào mắt xanh của cô. Thế là cộng đồng Genshin Impact lại bị đẩy xuống đáy xã hội. Không phải người chơi Genshin và cũng hay chọc gamer cũa Genshin nhưng hôm nay mình sẽ đưa một số dẫn chứng cho thấy Genshin Impact và nền công nghiệp game nói chung có ảnh hưởng thế nào đến kinh tế thế giới nhé.

Những người chơi bỏ ra trung bình 160 triệu đô la mỗi tháng. Số liệu từ Tháng 12/2020. Nguồn Sensor Tower

Gaming is booming and is expected to keep growing. Nguồn: The Economic Forum
Còn với vụ concert vụ concert Blackpink thì các báo, đài, truyền hình đăng nhiều rồi nên mình chỉ tóm gón là du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, cộng thêm rất nhiêu tiền thu được từ thuê sân bãi, staff, chưa kể đến là tiền thu được từ vé, nói chung là đọc bào để biết thêm chi tiết nhé( tớ lười quớ ;-;)
5. Kết bài
Chi tiền vào những thứ đó giúp nền kinh tế phát triển, đất nước và toàn cầu giàu đẹp, giải trí tinh thần và cả đống lợi ích nữa. Còn với những ai chưa chịu thay đổi suy nghĩ, tớ không ép, đơn giản quan điểm ta khác nhau. Còn đất nước sẽ đi về đâu á hả? Giàu hơn đẹp hơn phát triển hơn chứ sao nữa các cô các chú ơi.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Qthang
Đa phần mình đồng ý với quan điểm của bạn trừ phần kết ra
"Còn đất nước sẽ đi về đâu á hả? Giàu hơn đẹp hơn phát triển hơn chứ sao nữa các cô các chú ơi." . Thực ra xét về phương diện chung, việc đu vào idol không giúp gì cho đất nước, nó làm ta quên đi các giá trị nội tại của bản thân, bằng nhiều cách suy nghĩ cởi mở mình không thể hiểu tại sao có nhiều bộ phận cuồng đến thế, chúng ta chờ hàng giờ đồng hồ ở sân bay chỉ để ngắm thần tượng và xét về sự tương phản ấy thì lại có đa số các bậc lớn tuổi sẽ phê phán, lên án cho những hành động của bộ phận này.
Chúng ta luôn muốn làm nạn nhân cho nhiều vấn đề của xã hội, không ai đúng hay sai chỉ là cách nhìn khác nhau của một vấn đề.
Người lớn tuổi phê phán về thế hệ sau bởi việc đùn đẩy trách nhiệm giáo dục cho xã hội, tuy nhiên trách nhiệm giáo dục ấy phần lớn là từ gia đình, bằng nhiều việc hướng dẫn chân thành khác nhau chúng ta góp phần cho điều ấy.
Người trẻ, bằng nhiều cách chúng ta sống với kiểu chill hết mình. Chúng ta không sai, nhưng đối tượng ta ưu tiên lại chưa thật sự đúng: như cha mẹ, bạn bè người thân, hàng xóm, rồi mới tới những người xa lạ như thần tượng ...
Sẽ không cần đưa ra tại sao tôi lại chọn thần tượng vì nhiều yếu tố khác nhau, vì ta không có nhiều niềm tin vào những điều đơn giản khác. Nếu ta thấy việc ta làm là đúng thì mặc những định kiến xung quanh, lời ra tiếng vào nó sẽ giúp ta củng cố hơn nữa giá trị bản thân và cho ta cái nhìn ở nhiều khía cạnh hơn của một vấn đề.
Gửi bạn :)
- Báo cáo

ToofiNguyen
@Qthang cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Tớ biết trong lời nói của các bậc cô chú lớn tuổi có cái đúng của nó, việc một bộ phận giới trẻ cuồng idol một cách thái quá như vậy rất không tốt cho sự phát triển của đất nước. Nhưng như tớ đã nói, đó chỉ là một bộ phận thiểu số, hoặc tệ hơn là chỉ muốn bú fame mà chả thần tượng gì cả, những người dành cả đống thời gian cắm rễ ở sân bay và khách như vậy cũng rất đáng lên án. Vấn đề nằm ở ý thức mỗi người, có người ý thức tốt thì có người có ý thức tệ. Hơn nữa, bạn có chắc việc đu idol sẽ làm ta quên đi giá trị nội tại của bản thân, giá trị lịch sử và văn hoá đất nước không? Sự ưu tiên cho cha mẹ, bạn bè và người thân là hoàn toàn hợp lý. Theo góc nhìn của tớ, tớ vẫn thấy rằng hầu như mọi người vẫn đang dành sự quan tâm cho gia đình và người thân xung quanh. Có một bộ phận những bạn ko quan tâm người thân xung quanh. Tuy nhiên, vẫn là ý kiến cũ, đó ko phải tất cả, ko thể dùng điều đó để quy chụp một cộng đồng đều như thế.
Như bạn đã nói:” Nếu ta thấy việc ta làm là đúng thì mặc cho những định kiến xung quanh, lời ra tiếng vào...”. Tớ chỉ đang bảo vệ quan điểm của tớ vào bạn cũng bảo vệ quan điểm của nhau. Một lần nữa cảm ơn ý kiến của bạn đã đóng góp cho bài viết này. Respect!
- Báo cáo
Qthang
Mình nghĩ thế này, nếu mình thường xuyên hỏi thăm, quan tâm tới cha mẹ thì hoàn toàn hay đa phần họ sẽ ủng hộ ta đu theo idol. Như bạn đã nói là gia đình bạn cũng không có vấn đề gì của việc ấy.
Ai cũng thế, nếu chúng ta có sự quan tâm, chân thành lẫn nhau thì cũng đừng sợ người khác - một idol nào đó sẽ chiếm lấy sự quan tâm ưu tiên cho mình.
Nguồn cội của vấn đề trên là "sao nó không thấy quan tâm mình chút nào mà sao cái đứa idol quỷ gì đó mà nó đu theo còn hơn mình (cha mẹ) - thật chán quá..."
:)
- Báo cáo

ToofiNguyen
@Qthang chuẩn rồi, dù gì cũng từ cả hai phía, các bạn trẻ thì ko có đủ sự quan tâm, thế hệ sau lại dùng điều đó mà quy chụp. Nếu hai bên cùng ngồi xuống và chia sẻ với nhau thì các khúc mắc sẽ được xoá bỏ thôi :))
- Báo cáo

ToanSMALLIQ
nói chung là vầy theo tôi thì việc đi đu idol hay đú gì tôi không quan tâm hay đánh giá và đề cập đến việc đúng sai , mọi vấn đề hay bất cứ sự việc gì không có thể nào có thể đánh giá sai hoàn toàn hay đúng hoàn toàn điều có đúng sai hòa hợp với nhau cũng như trong âm có dương trong dương có âm không thể nào mà tồn tại cái này mà biến mất cái kia, phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người có chuyện thì tốt với người này không tốt với người kia v thôi , không nên đánh giá hay nêu ra chính kiến bản thân để áp đặt lên một vấn đề , vậy nhé.
- Báo cáo