I. Sơ lược về vụ George Floyd:
Dạo gần đây có rất nhiều tin tức liên quan đến protest - biểu tình và looting ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ. Khơi mào cho các hoạt động này phải nói đến vụ George Floyd - công dân da màu bị một cảnh sát da trắng khống chế bằng cách ghì chân mình xuống cổ và dù cho người thanh niên da màu đó có nói câu "I can't breathe - Tôi không thể thở" tận 15 lần thì viên cảnh sát cũng mảy may như không, dẫn đến việc George đã qua đời.

II. Nhìn lại các vụ việc trong quá khứ:
Chắc hẳn từ vụ việc này, ai ai cũng có thể thấy rất rõ lý do tại sao vụ việc này lại khơi mào nhiều phẫn nộ của người dân Mỹ đến vậy: đó là sự kỳ thị chủng tộc - racism.
Tuy nhiên, đây không phải vụ việc đầu tiên. Mà đã từ rất lâu rồi, đã có rất nhiều người da trắng lạm quyền và gây ra những hậu quả đáng tiếc. Lấy ví dụ như  Rodney King (1965-2012), ông là một công nhân sửa đường nhưng đồng thời cũng là một nhà hoạt động theo phong trào (activist). Ông đã bị bốn viên cảnh sát da trắng đánh đập và thậm chí nhấn nước, và đó cũng là nguyên nhân ông qua đời. Vậy 4 tay cảnh sảnh kia thì sao? Mình nhớ không lầm thì phiên tòa đã thất bại trong việc buộc tội 3 trong 4 tên đó, và bọn họ được thả tại tòa. Kể từ phán quyết đó, các cuộc bạo loạn và biểu tình xuất hiện trên khắp nước Mỹ. 
Banner biểu tình cố ý nêu ra " Cuộc đời của người da đen cũng quan trọng"
Vậy tại sao đến bây giờ Mỹ lại xảy ra một vụ việc tương tự như vậy nữa?
Câu hỏi này được đặt ra không đúng. Không phải bây giờ tình trạng này mới lặp lại, mà nó luôn diễn ra hằng ngày, nhiều đến nỗi nó không còn mới nữa và báo chí cũng ngừng đưa tin, mãi cho đến khi có một trường hợp khủng khiếp, tồi tệ nào đó thì cộng đồng các nước mới được biết đến mà thôi...
Vậy tại sao thời điểm này vụ việc này lại gây chú ý?
Là vì Covid-19. Theo như một số báo của Mỹ đưa tin, vì Covid-19, vì cách ly và vì một số lý do cũng là vì chủng tộc (người Châu Á lây bệnh) mà tình hình bên Mỹ đã không được ổn định và bạo loạn nhiều nơi. Lợi dụng chính thời điểm này, cảnh sát Mỹ lại được dịp lạm quyền và đàn áp những người họ "không ưa".
III. Nguồn gốc của tư tưởng kỳ thị
Vậy có cách nào loại bỏ sự kỳ thị này được không?
Theo mình thì là không, nhưng hoàn toàn có thể hạn chế.
Tại sao lại không?
Từ khi sinh ra, trong tâm lý con người đã hình thành tư tưởng phân biệt các đối tượng khác với bản thân mình, từ màu da, kiến thức, giọng nói hay cả giới tính. Một tập phim tài liệu khoa học của Netflix đã chứng minh việc này, họ cho những người tham gia thí nghiệm đủ các loại giới tính và độ tuổi đoán xem những người đứng trước mặt họ, những ai là cặp đôi. Kết quả: dù cho người làm thí nghiệm có là LGBTQ+ họ cũng mặc định trong tâm trí họ rằng cặp đôi nên là nam-nữ. Thí nghiệm này đã rút ra kết luận rằng, bản chất con người luôn hướng về những điều tự nhiên nhất, vì sâu trong tâm thâm họ, điều đó là điều bình thường nhất.

IV. Kỳ thị luôn tồn tại
cảnh phim trong The twilight zone 2019
George Floyd
Ảnh 1: Một tập phim có nội dung một anh da màu cùng mẹ đang trên đường đến trường đại học nhập học. Đàng hoàng và không vi phạm gì nhưng tay cảnh sát kia cứ kiếm cớ chặn xe, kiểm tra giấy tờ, xử phạt bất hợp lý và bắn/đánh chết con trai bà. Dù cho người mẹ da màu có cố gắng né tránh các tuyến đường hay nhờ người nhà giúp đỡ cũng không thể thoát khỏi tay cảnh sát này (có cả sự trợ giúp kỳ diệu của cái máy quay quay ngược thời gian)

Ảnh 2: George Floyd, người đã nói câu “I can’t breathe” 15 lần và tay cảnh sát kia vẫn ghì cổ, khôg phải vai, lưng, là cổ!

Thế điểm chung giữa 2 ảnh là gì? Là bà mẹ và đứa con kia không bao giờ thoát được tay cảnh sát da trắng kia cũng như nước Mỹ đã có rất nhiều vụ tương tự từ trước do sự phân biệt chủng tộc chưa bao giờ mất đi và rất khó để mất đi...
Như đã trình bày ở trên, việc con người luôn có ý niệm phân biệt là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể tự khuyên nhủ bản thân không nên để cho ý niệm đó hình thành quá lớn đến nỗi tác động đến người thân và cộng đồng xung quanh. Mỗi khi bản thân có ý niệm "phân biệt" hãy cố kiềm chế bản thân mình lại, và tự hỏi rằng họ có làm gì sai để ta phải "không ưa". Chỉ có bằng cách đó, mọi người mới có thể hạn chế những vấn nạn kỳ thị.
Ở cuối tập phim The twilight zone, tất cả cộng đồng người da màu đã đứng lên cùng nhau, trên tay mỗi người đều cầm máy quay, điện thoại ghi lại khoảnh khắc viên cảnh sát kia cư xử bất bình đẳng với cậu sinh viên người da đen, và cuối cùng tay đó cũng phải rút lui. Điều này chứng minh rằng, tất cả cộng đồng trên thế giới phải chung tay cùng nhau nhìn nhận rõ vấn đề kỳ thị này, nếu chỉ có mỗi sự nỗ lực từ phía những người bị kỳ thị, thì vấn nạn không những không giảm mà còn nguy cơ hơn.

V. Tương lai nước Mỹ:
"But for some evils, there are no magical permanent solutions,
and the future remains uncertain"
Đây là câu nói của người dẫn truyện trong bộ phim đã gần như tiên đoán rất đúng về tương lai nước Mỹ. "Đối với những kẻ xấu xa, sẽ không bao giờ có phương pháp vĩnh viễn nào cả và tương lai thì cứ vẫn mông lung"
"Evils" là những người không bao giờ biết tiết chế bản thân, luôn cho mình là thượng đẳng. Đối với những kẻ đó, tương lai thật sự có màu xám. Tồi tệ hơn, những kẻ đó lại đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội, như là người giữ vị trí Tổng Thống chẳng hạn - Donald Trump. Mới đây ông đã có phát biểu mang đậm tính xúc phạm những người biểu tình, và từ lâu ông cũng đã duy trì thói kỳ thị này. Một người "evil" như vậy làm tổng thống thì nước Mỹ sẽ chẳng bao giờ bình yên được (dù cho ông có rất nhiều chính sách nổi bật và đáng ủng hộ như phản đối nhiều vụ hợp tác với Trung Quốc, hạn chế các hoạt động lạm quyền của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền biển đảo hay mới đây nhất là rút vốn khỏi WHO-nơi được cho là "sân chơi" của riêng Trung Quốc).
Cầu cho nước Mỹ tự do nhưng đầy sự hỗn loạn và áp bức này sẽ sớm bình yên...