Biện chứng, là một lý thuyết triết học về các quy luật phổ biển về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy thường được nhắc tới dưới dạng chính đề-phản đề-hợp đề(Hegelian triad). Phép biện chứng dù là dưới dạng duy tâm hay duy vật đều bị quy về biểu đồ như sau: Chính đề mâu thuẫn với phản đề tạo ra hợp đề, và hợp đề này lại trở thành chính đề cho mô hình mới.
Sẽ thấy rằng mô hình này sẽ khá phù hợp với nghĩa ban đầu của biện chứng: hội thoại giữa nhiều người có quan điểm khác nhau nhưng lại muốn đi tìm sự thật qua việc tranh luận hợp lí. Nhưng mô hình trên là sai. Hegelian triad không phải cả phép biện chứng mà là cách biểu diễn một quy luật của phép biện chứng, quy luật phủ định của phủ định.
Để cho việc giải thích quy luật phủ định của phủ định được rõ ràng, tôi sẽ nói về sự thống nhất và đấu tranh của mặt đối lập trước.
Không có 2 sự vật nào tuyệt đối giống nhau. Khi chúng ta nói về sự giống nhau của sự vật, chính sự giống nhau đó khẳng định rằng chúng khác nhau theo một cách nào đó, nếu không sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi so sánh chúng. Rằng mọi thứ đều là sự thống nhất giữa sự giống và khác nhau. Vật không chỉ khác trong mối quan hệ giữa chúng mà còn trong mối quan hệ với chính nó, ngay cả khi chúng ta không so sánh vật với bất cứ thứ gì khác thì vật vẫn chứa trong nó một sự khác nhau.
Khẳng định này chắc chắn đi ngược lại với tiên đề cơ bản của logic hình thức: a=a. Engels thể hiện cái giống nhau trừu tượng như sau:"...identity with itself requires difference from everything else as its complement..."(Dialectics of Nature).Nghĩa là a khi bằng chính nó thì không thể bằng cái gì khác ngoài a. Biện chứng có cách nhìn khác về chuyển động khác với logic hình thức. Chuyển động, thay không có nghĩa là vật ở một nơi tại thời điểm này và ở nơi khác tại thời điểm khác mà là vật vừa ở cùng một điểm nhưng đồng thời không ở đó, vật vừa là chính vật vừa là thứ khác. Vật luông vận động và phát triển thành các hình thức mới, thành cái khác nó( trái ngước với nó,v.v.). Một sinh vật sống là sự thống nhất giữa cái giống và khác nhau không chỉ vì nó giống và khác trong quan hệ với các vật sống khác mà còn vì quá trình sống chứa trong nó một cái khác, nghĩa là quá trình sống tự nó phủ định chính nó.
Các mặt đối lập của cùng một sự vật không phải tồn tại độc lập, không liên quan tới nhau, mà mặt này dựa vào mặt kia để tồn tại. Nhưng sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là một phần trong mâu thuẫn biện chứng. Một khía cạnh quan trọng khác là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Bởi hai khía cạnh mâu thuẫn với nhau nên không chỉ chúng dựa vào nhau để tồn tại mà còn liên tục loại trừ lẫn nhau. Đây là một nhân tố quan trọng của phép biện chứng, vì nó ngụ ý rằng nguồn gốc của sự vận động và phát triển nằm ở bên trong sự vật, hiện tượng. Rằng sự vật, hiện tượng tự vận động, tự phát triển chứ không phải nhờ sự thúc đẩy nào từ bên ngoài.
Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tạm thời, đấu tranh( giải quyết mâu thuẫn) mới là tuyệt đối, cũng như vận động và phát triển là tuyệt đối. Các mặt đối lập liên tục phủ định nhau, qua một giới hạn lượng nhất định, vật biến đổi về chất, đồng thời cũng là sự thống nhất của các mặt đối lập mới.
Khi xem xét quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, có thể thấy rằng phủ định đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển. Phủ định ở đây không có nghĩa là nói không, Cái mới về chất phủ định cái cũ không phải là phá bỏ toàn bộ, đem chông cái cũ đi. Phép biện chứng xem phát triển là một quá trình liên tục từ cái thấp đến cái cao, từ cái không hoàn thiện đến cái hoàn thiện. Và không có cái cũ thì không thể có cái mới. Vì thế bản chất của phủ định biện chứng là hình thái cũ của vật bị phủ định và đồng thời được giữ lại.
Nhưng phát triển thì không chỉ giới hạn trong phạm vi phủ định thứ nhất. Thậm chí khi một số nhân tố tích cực được giữ lại thì hình thái mới này vẫn đối lập hoàn toàn với vật ban đầu. Nghĩa là nó vẫn còn những cái 'phiến diện', 'không đúng', 'trừu tượng '(Hegel) cần phải vượt qua. Vậy lần phủ định thứ hai, hay giai đoạn phủ định mới là cần thiết. Ở lần phủ định thứ hai, một số khía cạnh ở dạng ban đầu được lặp lại nhưng hình thái cao hơn.
Đến đây thì tôi có thể khẳng định rằng sơ đồ: thesis + antithesis --> synthesis là sai. Sự phát triển của chính đề đến hợp đề rồi đến chính đề đều đến từ mâu thuẫn bên trong. Nghĩa là phải theo trình tự thesis --> antithesis --> synthesis. Vì hợp đề khôi phục lại một số khía cạnh của chính đề nên, để sơ đồ được chính xác nhất, đặt Hegelian triad lên đường xoắn ốc.
Nhưng khi như vậy thì sự phát triển, cùng sự phong phú của nó cũng bị giản lược một cách tuỳ tiện về một sơ đồ cứng nhắc. Phép biện chứng không áp đặt bất cứ lược đồ nào như thế mà chỉ đơn thuần cung cấp phương pháp tiếp cận đúng để phân tích vấn đề.