Bí Mật Cốt Lõi Của Tâm Lý Trị Liệu: Khám Phá Đứa Trẻ Bên Trong Bạn
Hành vi hủy hoại mang nhiều hình thức khác nhau: từ các kiểu tự phá hủy và tự đánh bại bản thân dạng nhẹ, đến thù địch tiêu cực dạng...
Hành vi hủy hoại mang nhiều hình thức khác nhau: từ các kiểu tự phá hủy và tự đánh bại bản thân dạng nhẹ, đến thù địch tiêu cực dạng nặng hơn với các triệu chứng tự hủy hoại nghiêm trọng, sự tấn công bạo lực và đôi khi là những hành động vô cùng tồi tệ. Thông thường, hành vi hủy hoại ở người trưởng thành mang nét hung hăng, bốc đồng của tính nóng nảy ở trẻ con hoặc những cơn giận dữ ái kỷ; mang nhu cầu của trẻ sơ sinh, nhu cầu phụ thuộc và nỗi sợ bị bỏ rơi; mang tính vô trách nhiệm và lời từ chối mạnh mẽ trong việc trở thành người lớn: “Hội chứng Peter Pan”, trong tâm lý học phân tích (Jungian) gọi là phức hợp puer / puella (puer or puella complex). Khái niệm nguyên mẫu của Jungian về puer aetemus (nam) hoặc puella aetena (nữ) – đứa trẻ vĩnh cửu – cung cấp nền tảng cho tâm lý học đại chúng và phong trào self-help (ví dụ, các nghiên cứu của Dr. Eric Berne , Dr. Alice Miller, John Bradshaw), được biết đến là “đứa trẻ bên trong”. Vậy cái gọi là đứa trẻ bên trong chính xác là gì? Nó có thực sự tồn tại hay không? Và tại sao chúng ta nên quan tâm đến nó?
Trước tiên, đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta là có thật, có thật theo nghĩa bóng, không đề cập đến mặt vật chất. Nó giống như những phức hợp nói chung – một thực tế tâm lý hoặc hiện tượng học, và có một sức mạnh phi thường ở đó. Thực tế, phần lớn các rối loạn tâm lý và mẫu hành vi hủy hoại, như lần đầu Freud cho hay, ít nhiều liên quan đến phần vô thức của chúng ta. Ai cũng từng là trẻ con, và đứa trẻ đó vẫn còn chìm sâu trong mỗi người; thế nhưng phần lớn những người trưởng thành không để ý đến điều này. Sự thiếu quan tâm đến đứa trẻ bên trong chính là nguyên nhân gây ra những khó khăn trong hành vi, cảm xúc và mối quan hệ.
Thực tế, phần lớn những người được cho là trưởng thành lại chẳng trưởng thành chút nào cả. Chúng ta đều già đi. Bất kỳ ai, với chút ít may mắn, có thể làm điều đó. Tuy nhiên, nói theo góc nhìn tâm lý học, đó không phải trưởng thành. Trưởng thành thực sự là có khả thừa nhận, chấp nhận, và chịu trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng đứa trẻ bên trong mình. Với phần đông người lớn, điều này không bao giờ xảy ra. Thay vào đó, đứa trẻ nội tâm này bị chối bỏ, phớt lờ, dè bỉu, bỏ rơi hoặc từ chối. Xã hội bắt chúng ta phải “lớn lên”, gạt tính trẻ con của bản thân sang một bên. Để thành người lớn, chúng ta đã được dạy rằng đứa trẻ bên trong – tượng trưng cho sự ngây thơ, tính tò mò, sự kính sợ, niềm hạnh phúc, lòng nhạy cảm và sự ham chơi – phải bị nén lại, cách ly và thậm chí là hủy diệt. Đứa trẻ nội tâm chứa đựng và phát triển những phẩm chất tích cực này. Thế nhưng nó cũng dồn nén những cảm xúc đau thương ở tuổi thơ, những tổn thương, nỗi sợ hãi và cơn tức giận. “Trưởng thành” được cho là sự phát triển thành công, bỏ lại đứa trẻ bên trong với mớ cảm xúc của nó ở phía sau, nhưng điều này là không đúng.
Thực tế, những người được gọi là “trưởng thành” này vô tình bị ảnh hưởng liên tục hoặc ngấm ngầm bị kiểm soát bởi đứa trẻ vô thức. Với nhiều người, phần người lớn không làm chủ cuộc đời họ mà thay vào đó, họ bị điều khiển bởi đứa trẻ nội tâm có vết thương tâm hồn sống trong thân xác mình.
Một đứa bé 5 tuổi khoác lên mình cái khung của một người 40 tuổi. Đó là một đứa trẻ với những nỗi đau, sự tức giận, nỗi sợ hãi đang kiểm soát tình huống hay đưa ra những quyết định người lớn. Một cậu bé / cô bé bị đưa đến thế giới để làm những việc của một người đàn ông / phụ nữ trưởng thành. Đứa bé 5 hoặc 10 tuổi (hoặc cả hai) cố gắng hòa nhập với các mối quan hệ chín chắn. Một đứa trẻ có thể có mối quan hệ chín chắn không? Một sự nghiệp không? Một cuộc sống độc lập không? Đây chính là điều đang xảy ra trong chúng ta mỗi ngày ở một mức độ nào đó. Chúng ta tự hỏi tại sao các mối quan hệ của ta lại thất bại. Sao chúng ta lại cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bất an, thấp kém, nhỏ bé, cô đơn đến vậy? Nghĩ mà xem, một đứa trẻ phải tự bảo vệ chính mình trong thế giới người lớn này thế nào khi không có sự giám sát, bảo vệ, định hướng hay hỗ trợ của bố mẹ?
Đây là phần khó hiểu mà chúng ta thường gặp ở những người tìm kiếm liệu pháp chữa trị tâm lý. Đây không phải là rối loạn nhân dạng phân ly (hay còn gọi là đa nhân cách) mà đúng hơn là một loại trừng phạt phân cách xã hội phổ biến. Nếu nhận ra được vấn đề, chúng ta có thể bắt đầu xử lý nó bằng cách lựa chọn trở nên trưởng thành về mặt tâm lý thay vì tuổi tác.
Dịch: VPA
Biên tập: Catthi
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn bài viết: https://www.psychologytoday.com/us/blog/evil-deeds/200806/essential-secrets-psychotherapy-the-inner-child
A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/. Xin cảm ơn!
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất