Image result for spacex


Ngày nay, các lập trình viên trẻ luôn nghe được lời khuyên về việc cập nhật các công nghệ mới, bắt kịp xu hướng phát triển của thời kì BỐN CHẤM KHÔNG. Bản thân mình cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, công nghệ nào đi chăng nữa thì cũng sẽ quy về bản chất của các môn khoa học căn bản mà với ngành công nghệ thông tin thì điển hình sẽ là Toán học và Vật Lý. Vì thế mỗi lần nghe những câu nói kiểu như
“CÁI NÀY CÓ MODULE HẾT RỒI MÀ, KHÔNG CẦN HIỂU, CHỈ CẦN ÁP DỤNG THÔI”
là cảm giác khó chịu trong người lại trào lên, không hiểu tại sao.
Kì này lên lớp, thấy mấy bạn trên lớp mà làm project gì hay hay là mình cũng sấn đến hỏi han vì tò mò. Có hôm thấy một nhóm làm một đề tài về xử lí ảnh, mình ngưỡng mộ lắm. Các bạn ấy đầu tư hẳn một con camera chuyên dụng của Intel với nhiệm vụ là thu thập dữ liệu ảnh, thuật toán cài vào sẽ có nhiệm vụ nhận dạng vật thể và đo khoảng cách. Nghe đâu con cam giá 8 củ và các bạn ý định ứng dụng đề tài này để hỗ trợ người khuyết tật. Một đề tài rất hay nhưng đoạn mình hỏi một bạn trong team phụ trách phần code camera thì bạn ý bảo là
“CÁI NÀY DÙNG PYTHON, CÓ THƯ VIỆN SẴN HẾT RỒI CHỈ VIỆC CODE THÔI”
Bản thân mình cũng đang mày mò học code Python. Nó là một ngôn ngữ dễ tiếp cận, thân thiện vô cùng và nhiều thư viện hỗ trợ. Xong điểm mạnh nhất cũng là điểm yếu nhất của nó là ở nó hỗ trợ nhiều thư viện quá. Hồi năm hai mình học hành chểnh mảng nhưng lại phải đảm nhiệm phần code mô phỏng một ứng dụng chức năng Task manager của Window nhưng dùng cho hệ điều hành Linux. Mình dùng Python vật lộn trong một tuần thì cũng code ra được ứng dụng đơn giản như yêu cầu. Đến giờ khi công việc cần bản thân phải xem lại nhiều kiến thức cũ, mình nhận ra mình ngày ấy chả hiểu gì về nguyên lí cơ bản trong quản lí tiến trình cả.
VÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ KHI KHÔNG CÓ KIẾN THỨC CĂN BẢN, MÌNH PHẢI VẬT LỘN ĐỂ HOÀN THÀNH MỘT ĐỀ TÀI MỚI.
Cái Task manager ngày ấy của mình như shit. Thi thoảng nó có những lỗi như tự out ra mà đến giờ mình vẫn chưa biết tại sao. Một tuần vật lộn để tạo ra một ứng dụng xong mình cảm thấy mình không học thêm được gì nhiều từ nó cả. Và từ đó mình đã gán nhãn môn hệ điều hành là một môn chán ngắt và thừa thãi (  đến giờ thì mình nhận ra nó là một trong 3 môn quan trọng bậc nhất trong ngành ). Giờ đây, khi mà những môn chuyên ngành bắt đầu động đến những kiến thức về phần cứng, những lý thuyết truyền thông, những kiến thức nền tảng Vật Lý, Toán học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
VIN-FAST, B-PHONE CŨNG CHỈ LÀ HÀNG LẮP RÁP,
thầy với kinh nghiệm làm phần cứng bao nhiều năm đã nói trước toàn lớp như vậy. Việc chế tạo một thiết bị điện tử từ A đến Z, hiểu nguyên lý của từng thành phần cơ bản trong đó như điện trở, tụ điện, dây dẫn vào ngày nay là điều gần như không thể. Mở chiếc điện thoại ra chung ta sẽ thấy cả một thế giới công nghệ giao thoa ở trong đó khi mà màn hình có thể được sản xuất ở Hàn Quốc, vi mạch ở Trung Quốc và lắp ráp thì lại ở Việt Nam. Xong điều ấy không có nghĩa là chúng ta xem thường những kiến thức nền, những kiến thức không giúp ta trực tiếp tạo ra sản phẩm. Quá trình tìm tòi những kiến thức ấy cũng giống như tập thể dục, nó phải là cả đời. Để có thể làm chủ công nghệ mới. Nên bỏ tư tưởng cầu toàn, chúng ta sẽ không thể làm chủ hoàn toàn bất kì một công nghệ nào xong càng nhiều kiến thức chúng ta sẽ có càng nhiều công cụ trong tay.
VÀ SAU CÙNG, CHÚNG TA TIN TƯỞNG VÀO NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP XẢY RA TRÊN CUỘC HÀNH TRÌNH BẤT TẬN ẤY.