Và đây là tất cả những gì em có được sau khi thưởng thức tác phẩm này, những lời văn tiếp sau có thể còn khá non nớt và không trọn vẹn nhưng nó như đóm lửa âm ỉ cháy cho một tình yêu nghệ thuật có trong em. Thật khó để diễn giải cho thấu đáo, vì em chưa có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực điêu khắc, không phải một chuyên gia sáng tác (composer) hay một nghệ sĩ bậc thầy (virtuoso), mà phải làm cả hai. Tham lam quá không tốt, nhưng theo em đấy mới chính là “Cái Chất Riêng Trong Điêu Khắc” (Sculpture).
Bắt đầu bằng việc quay lại câu hỏi em từng đặt cho thầy Viên vào buổi đầu môn học, tóm tắt như sau: “Tại sao Điêu Khắc đã có từ rất lâu, lâu tới mức không ai nhớ chính xác nó đã xuất hiện từ bao giờ. Nhưng sao mãi đến thời Hy Lạp Cổ Đại, họ chỉ xem “thể thao và thi ca” là những môn nghệ thuật chính, điêu khắc không khác mấy chỉ được coi như là những vật trang trí ở cột, tường, sân, xà ngang,… hoặc là đại diện cho 1 cá thể sống, Không hơn không kém?”
Và câu trả lời của thầy làm em tự vấn thêm một lần nữa, liệu có chất riêng gì để chính nó làm cho bản thân nó khác với 6 ngành nghệ thuật còn lại (cái nhìn chung của đương thời). Theo quan điểm của em, nguyên nhân nằm ở chỗ, không còn bất kỳ một quy tắc hay luật lệ nào của 6 ngành nghệ thuật kia, có thể đánh giá cái “đẹp” của điêu khắc một cách trọn vẹn được nữa. Tất nhiên khi ấy nó sẽ tự tách mình ra thành một cá thể nghệ thuật mới, và xây dựng riêng cho nó những phẩm chất mới. Bạn không thể lấy tỷ lệ vàng trên hình thể 2D của nghệ thuật hội họa thế kỷ XIV để đánh giá tác phẩm tượng đất nung Bura, Niger thế kỷ III TCN. Bạn đâu thể lấy bố cục 4 nút thắc mở rõ ràng của những bản Sonate để gò đẽo nên nét đẹp uyển chuyển trong vị thần Shiva đang nhảy múa ăn mừng thắng lợi của người Champa. Mặc dù, chúng ta cũng phải công nhận với nhau rằng có những quy tắc như cân bằng, chắc chắn, ổn định, tự nhiên, hợp thời, trù tượng,… trong bất kỳ ngành nghệ thuật nào cũng cần có đôi chút, hoặc cả thảy. Nhưng đấy là những điều kiện cần, còn muốn tạo nên một thứ nghệ thuật chất chứa tìm ẩn dưới những đường nét tinh hoa mà điêu khắc mang lại. Bạn cần biết thêm những điều kiện đủ, cái thứ mà mãi mãi bạn sẽ không bao giờ tìm đủ.
Trước khi đến với điều kiện đủ của nghệ thuật điêu khắc, em nghĩ chúng ta nên ghé qua mua chai nước suối lạnh tại một cửa hàng Triết Học của Antonio. Trong quán đang có anh thanh niên chạc khoảng 30 tuổi, đứng chỉ tay trỏ hạch sách ông chủ quán, giọng anh ta thật chua chát nhưng yếu đuối dần:

- Ông nói gì cơ? Tôi đã bỏ cả tuổi trẻ để nghiên cứu
về bố trí ánh sáng, tôi thuộc nằm lòng những nguyên tắc trong thiết kế, tôi nhớ chi tiết hình dáng của từng chiếc đèn có trên thế giới này, tôi đã chạm mặt với những nguồn sáng loe hoe đến những nguồn hào quang vĩ đại nhất của nhân loại. Thậm chí tôi đã từng thi công những công trình to lớn hơn cái chồi nước của ông hàng tỷ lần. Nực cười, không phải tôi đã y theo lời ông 10 năm trước, rong ruổi học hết tinh hoa từ nhân gian rồi sao. Để giờ đây, ông dựa vào đâu dám phán truyền rằng “tôi chỉ là một tờ giấy đơn sắc”.

Ông lão cao nhân từ tốn trả lời:
- Kẻ lừa đảo con tinh tế nhất chính là cái tôi của con đấy. Con đã biết rất nhiều nhưng chưa đủ hết, con còn thiếu vài đường nét buông bỏ. Con nhìn đi, hãy nhìn qua tiệm rượu bên kia đường, không cần một chiếc đèn pha lê nào cả, khi ánh trăng và vài lỗ thủng nhỏ do mối ăn trên trần nhà đã quá trội hơn chiếc đèn pha lê hàng tỷ lần rồi. Con nên đi ngược về lại nơi con bắt đầu, kho tàng nằm ở đấy.

Nếu ai nói với bạn rằng “Tác phẩm điêu khắc vĩ đại lưu truyền muôn đời buộc phải có những thứ như là: một ý tưởng siêu phàm, một hình khối siêu tinh tế, một vật liệu siêu quý hiếm, một nguyên lý siêu cao siêu, hay một kỹ năng siêu xuất chúng,… Thì đấy là trò lừa bịp, nếu người ta phong giáo sư cho bạn vì những thứ ấy, cũng chẳng khác gì phong tước hiệp sỹ cho những gã Thập tự chinh vì 7 đứa con của Satan thay vì Chúa.
Và đây là vài điều em nghĩ là điều kiện đủ cho một tác phẩm điêu khắc ổn và tốt:

1. Điêu khắc không cần những “giáo sư chuyên sáng tạo” (composer). Có thể trong âm nhạc, nhạc sỹ đôi khi không thể hát hay ví như Schubert, có người không thể nghe ví như Beethoven hoặc thậm chí không thể chơi điêu luyện được bắt kỳ nhạc cụ nào cho ra hồn ví như Palestrina. Nhưng họ vẫn có thể tạo ra những bản nhạc vĩ đại cho riêng họ, hay cho những người nghệ sĩ khác biểu diễn thay họ, công việc của họ làm với âm nhạc chỉ còn là suy nghĩ. Nhưng điều này lại không đúng với điêu khắc, muốc vĩ đại ở lĩnh vực này, bên cạnh là một giáo sư giỏi bạn cũng phải có đôi bàn tay của một thợ thủ công thiên phú.

2. Quá trình thiết kế điêu khắc là đi từ A đến B, nên hai yêu cầu tối thiểu bạn cần biết là: A nằm ở đâu, và B nằm ở đâu. Điều còn lại là cách bạn sử lý con đường ấy như thế nào bằng đôi bàn tay của bạn. Nó khác với ngành công nghiệp số, khi bạn nhập input đúng, quy trình thuật toán đúng, output sẽ cho ra kết quả đúng. Nhưng tiếc rằng, điêu khắc không có cung cấp “bất kỳ quy trình thuật toán nào được gọi là đúng” ở đây cả.

3. Hãy hiểu rõ giới hạn của vật liệu, giới hạn về vật lý và phi vật lý.

4. Hãy đừng cố làm rối mọi thứ bằng một suy nghĩ sâu sắc, các tác phẩm xuất sắc sinh ra từ những suy nghĩ đơn giản nhất và gợi cảm nhất.

5. “ Điêu khắc phải mạnh mẽ, đơn giản, cân bằng,… và không có đường tắc đi đến kiệt tác!” Louis Slobodkin.
Luận ngắn của em xin phép dừng lại tại đây bằng một câu hỏi liên quan đến giáo dục như sau. “Vậy làm cách nào mà điêu khắc tồn tại vững chãi qua các giai đoạn đầy những biến động thăng trầm trong lịch sử nhân loại?”
Theo em, chính nhờ công lao các bậc tiền bối của chúng ta đã biết cách xây dựng tình yêu nghệ thuật điêu khắc trong lòng hậu thế. Một tình yêu vị tha thuần thiết. Vậy làm cách nào để chúng ta ở hiện tại có thể xây dựng tình yêu thiêng liêng ấy trong tâm hồn con cháu chúng ta sau này. Em không rõ, nhưng em có nhớ một câu nói khá hay của giáo sư Trần Văn Khê như sau:

“Có từng biết đến nó mới có ham muốn được thấu hiểu, có thấu hiểu sẽ sinh ra yêu ghét, có yêu ghét dần dần hình thành thấu cảm, khi thấu cảm đủ đầy sẽ tự có trách nhiệm giữ gìn và phát huy!”

Em không biết, liệu mình có duyên với nghệ thuật điêu khắc trong tương lai hay không. Nếu có, em sẽ góp hết sức mình để gìn giữ lời răng dạy của ông cha ta qua những tác phẩm điêu khắc chạm chổ ở đình chùa miếu mạo. Và khi về già em sẽ tự hào kể lại cho con cháu nghe về những chuyện tình say đắm từng có giữa ông và nghệ thuật, điêu khắc là một trong số những cô gái ấy.

Còn thầy thì sao hả thầy Thắng? Một ly café hay một cốc bia có thể giúp chúng ta sẽ đi chung một con đường như trên không ạ?

P/s: Rất may mắn khi gặp được thầy Viên và thầy Thắng, cùng một lớp học vui tươi, năng động, tài năng. Có đi xa mới biết biển lớn và thuyền nhỏ bé, có cúi đầu thì mới biết trời đất trong thiên hạ chỉ cao vỏn vẹn 5 feet. Cảm ơn 2 thầy và các bạn rất nhiều, cảm ơn vì đã ở đấy!