5 bài học từ "Suối nguồn" - có những tác phẩm sẽ tồn tại mãi mãi cùng thời gian
Tôi thở dài, gấp sách lại trong 1 buổi chiều đông với mưa tuyết phủ trên những con đường, một bầu trời ảm đạm kín mây màu chiếc áo...
Tôi thở dài, gấp sách lại trong 1 buổi chiều đông với mưa tuyết phủ trên những con đường, một bầu trời ảm đạm kín mây màu chiếc áo trắng đã sờn phai theo năm tháng. Tôi nhớ những ngày ngắn ngủi ở New York cách đây chưa lâu, những khoảnh khắc bần thần ngồi bệt xuống cây cầu Brooklyn, lặng im nhìn ngắm những tòa nhà chọc trời mà tôi vẫn luôn biết là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của sức mạnh loài người. Nhưng, khác với những hình ảnh khô khan trong ký ức ấy, "Suối nguồn" dường như đã cho chúng một linh hồn.

Điều đầu tiên, tôi phải thú nhận rằng cuốn tiểu thuyết này đã khiến tôi si mê đến ngu muội trong hơn 1 tuần rồi. Tôi đã bỏ mặc tâm trí mình lướt trên từng trang sách, lật lật giở giở mà quên đi thời gian, quên đi cả những công việc của chính bản thân mình (đừng hỏi hậu quả thế nào). Thật buồn cười, vậy mà tôi đã tự cho mình là 1 người đọc sách có lý trí, có quy củ cơ đấy.
Với bản thân tôi, Ayn Rand đã cực kỳ thành công trong việc xây dựng nên một hình tượng chàng kiến trúc sư Howard Roark điển hình cho sự hoàn hảo. Anh luôn tận tâm và say mê với công việc, tôn trọng từng tòa nhà như một thực thể có linh hồn, và sống với những quy tắc bất di bất dịch cho đến suốt cuộc đời. Anh không quan tâm đến sự đánh giá của người khác, địa vị, của cải, danh tiếng của bản thân. Ngòi bút thần thánh của Ayn Rand khiến cho người đọc cảm thấy dường như mỗi hình ảnh, mỗi lời nói của Roark đều được bao quanh bởi 1 vầng hào quang. Chắc, ai đọc “Suối nguồn” cũng đều sẽ có cảm giác rằng Roark là hình mẫu, là thứ không có thật ngoài đời. Nhưng, cũng như những gì tác giả đã viết trong tác phẩm, ta không thể cứ chấp nhận thực tại, mà phải hướng tới thứ con-người-có-thể-là hoặc phải-là. Roark chính là hiện thân của tư tưởng đó, thứ con-người-có-thể-là hoặc phải-là trong tâm trí bà, và có lẽ đó là yếu tố quan trọng nhất cấu thánh sự đón nhận của đọc giả với tác phẩm.

Đọc thêm:
Sau đây là 5 bài học tôi thu được qua tác phẩm kinh điển này. Phần tóm tắt tác phẩm các bạn có thể đọc ở đây, bài này xin chỉ tập trung vào những thứ có thể đúc rút được mà thôi.
Đó là sự hiệu quả của công việc, thứ duy nhất có giá trị trên cuộc đời này. Chỉ khi một người học cách yêu công việc, thực sự hăng say với công việc, anh ta mới có thể sống có ích. Với Roark, anh đã may mắn khi khám phá được tài năng kiến trúc của mình, nhưng tôi tin rằng, sâu xa hơn, con người hoàn toàn có thể học, rèn luyện và thành công trong bất cứ công việc nào mà anh ta muốn. Chỉ là, không được tham lam và phải dành toàn tâm toàn trí cho 1 công việc nhất định mà thôi.Thứ hai, tôi học được rằng là con người, bắt buộc sống phải có những nguyên tắc và phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc ấy suốt cuộc đời. Mọi người luôn nhầm tưởng chỉ cần tiếp tục được sống (tồn tại), tích lũy của cải, giàu có là được, nhưng nếu như bạn không sống có nguyên tắc và giữ phẩm cách (điều cực kỳ khó làm), bạn sẽ dễ dàng bán đi linh hồn, thứ quan trọng nhất nhưng cũng dễ mất nhất. Và khi bạn đã bán đi linh hồn thì sẽ không bao giờ có được hạnh phúc trong cuộc sống, dù cho bạn có được thừa nhận hay giàu có đến đâu đi chăng nữa. Đó chính là bài học dành cho Gail Wynand, nhân vật quyền lực và giàu có nhất truyện. Ông đã chấp nhận bán linh hồn mình cho đám đông thông qua tờ báo Ngọn cờ, để rồi mọi nỗ lực đấu tranh khi tỉnh ngộ chỉ càng khiến cho tình trạng thêm tồi tệ hơn mà thôi.

Thứ ba, đó là sự phù phiếm của giàu sang, danh tiếng và đời sống thượng lưu. Nó thể hiện qua hình ảnh Peter Keating, chàng trai tốt nghiệp thủ khoa trường học viện kiến trúc danh giá Stanton. Anh có mọi thứ trong sự nghiệp, và ngay cả đến những ngày tháng đen tối nhất ở cuối tác phẩm, Ayn Rand vẫn dành cho anh cái ân huệ có đủ tài sản để sống dư dả đến hết đời. Vậy mà, anh sống không bằng chết, bạc nhược, rệu rã và hèn hạ. Đó là Peter Keating, người luôn đánh giá bản thân qua lời nhận xét của người khác, người luôn để mình say sưa trong những lời ca tụng có cánh, và không bao giờ tự đặt giá trị vào bên trong bản thân mình.Thứ tư, đó là bài học về quyền lực của từ ngữ. Cũng giống như "Kẻ trộm sách", Ayn Rand cho thấy điều đó là nguy hiểm như thế nào nếu một người có thể vận dụng từ ngữ một cách thông minh xảo quyệt để định hướng đám đông. Chắc nhiều bạn đọc cũng đã thấy chưng hửng với cái kết hơi lãng xẹt, khi ta biết chắc rằng quyền lực của Ellsworth Toohey không dừng lại ở đó. Nhưng, có lẽ, thông điệp của tác giả đã quá rõ ràng. Mỗi bài báo, mỗi con chữ bạn lựa chọn để đọc, để tiếp nhận vào đầu đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng tư duy và nhận thức của bạn.Và cuối cùng, quan trọng nhất, Suối nguồn đề cao chủ nghĩa cá nhân. Một cái tát rất mạnh vào chủ nghĩa vị nhân sinh, hay thứ bài học đạo đức vẫn được rao giảng hàng ngày hàng giờ khắp nơi rằng bạn phải biết sống quên đi bản thân mình và hy sinh cho người khác. Một câu văn chắc có lẽ sẽ ám ảnh tôi suốt cuộc đời: "Khi mà lòng vị tha được đề cao như một đức hạnh thì xã hội này thực sự đã xuống cấp trầm trọng rồi". Nếu suy rộng ra một chút, thì điều này đề cập đến sự bất hạnh lớn nhất mà tác giả đề ra, đó là sự bất hạnh khi bạn đã bán đi linh hồn. Một người có thể có những giai đoạn nghèo khổ như Roark, như Steve, nhưng anh ta vẫn hiên ngang và mạnh mẽ nếu như anh ta tôn trọng linh hồn của chính mình. Nhưng một người như Peter thì thực sự cần thương hại của mọi người. Và nếu như có quá nhiều người cần đến nó, đến nỗi sự thương hại vị tha chính nó trở thành 1 đức tính của xã hội, thì đúng là xã hội ấy đã đến mức thảm hại. Chỉ có điều, thực tình sao không dám nghĩ tiếp cho xã hội bây giờ!?!
Vậy đấy. Tạm biệt nhé, những Howard Roark, Dominique Francon, Peter Keating, Ellsworth Toohey, Gail Wynand, và tất cả. Nhưng chắc chắn sẽ gặp lại nhau!
Roark đứng đó, hiên ngang lặng lẽ
Mặc cuộc đời đổi trắng thay đen
Sáng cao, cô độc giữa thấp hèn
Môi mỉm cười gạt hết những nhỏ nhen
Chỉ một lòng mong xây nên ý nghĩa
Công việc, nguồn cảm hứng lớn lao
Thứ duy nhất để thực sự tự hào
Vì đã được sống, được tồn tại, chẳng phải sao?
Roark đứng đó, hiên ngang lặng lẽ
Mặc cuộc đời đổi trắng thay đen
Sáng cao, cô độc giữa thấp hèn
Môi mỉm cười gạt hết những nhỏ nhen
Chỉ một lòng mong xây nên ý nghĩa
Công việc, nguồn cảm hứng lớn lao
Thứ duy nhất để thực sự tự hào
Vì đã được sống, được tồn tại, chẳng phải sao?
Đọc thêm:
24/01/2018
A Dreamer

Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

ThanhCj

Cái ý cuối cùng, mình đồng ý là The Fountainhead đề cao chủ nghĩa cá nhân nhưng gọi là cái tát vào chủ nghĩa vị nhân sinh là không đúng. Bản chất của tác phẩm là để tôn vinh con người, dẫn đường cho con người. Mà nói đúng hơn ở đây phải là chủ nghĩa vị thân được tôn vinh. Và nó không đồng nghĩa với việc coi thường vị nhân sinh. Trong tác phẩm có nhắc đến lòng thương hại, nếu lòng thương hại được coi là một đức hạnh thì đó mới là thảm hại của xã hội.
Peter phản bội linh hồn mình, Gail bán đi linh hồn mình, Dominique không chịu đựng được cảnh những linh hồn bị chà đạp, Toohey kẻ thâu tóm linh hồn nhưng cũng chỉ là một kẻ rỗng tuếch, Road sinh ra đã có một linh hồn chính trực.
- Báo cáo

Andy Luong

Cám ơn comment của bạn.
Một ý khá hay, mình sẽ nghĩ thêm về vấn đề này.
Luận điểm của mình thì tiêu cực hơn hẳn của bạn. Vì theo mình hiểu, dụng ý của tác giả ở đây là: chủ nghĩa vị nhân sinh về bản chất cũng chỉ là 1 cách khác nhằm cứu vãn cái linh hồn đã mất mà thôi. Nó được thể hiện qua việc tác giả châm biếm các bà các cô làm việc thiện. Và cũng trong cách tác giả viết về "sự thương hại" nữa: thái độ của Roark đối với Peter là thái độ GẦN NHẤT với sự thương hại của anh. Mình chưa đọc bản tiếng Anh xem dịch có chuẩn không, nhưng nếu sát nghĩa thì cách viết khiến mình cảm thấy là Roark cố gắng tránh cái sự thương hại ấy. Hay nói cách khác, tác giả khá là lên án vị nhân sinh.
- Báo cáo
Kaleidoscope_wb
Mình cũng nghĩ dù không phải là mục đích chính, nhưng tác giả vẫn thể hiện sự lên án với chủ nghĩa vị nhân sinh.
- Báo cáo

Liv Heavenly
Bạn nên đọc bản Tiếng Anh.
- Báo cáo

Andy Luong

Cám ơn bạn. Mình chắc chắn sẽ đọc 

- Báo cáo

Mai Thảo
"Suối nguồn" thực sự là một tuyệt phẩm kinh điển nhất trong các cuốn sách mà mình đọc 

- Báo cáo

Emma24
To say I love you, you must to say "I" first.
___Road___
- Báo cáo

Andy Luong

Absolutely. One of my fav quotes in the book as well. Thanks for posting it here 

- Báo cáo

Huỳnh Huỳnh...
Andy đọc cuốn này rồi có nhớ một chi tiết như này không. Roark đến xây nhà cho gã chủ bút báo ngọn cờ, xong hai người có một thời gian giong tàu đi ra biển. Có một đoạn hội thoại giữa một đêm ( hay ngày ) biển động, mưa bão ầm ầm... gã chủ bút khá phấn khích nói to với roark, đại ý là " con người thường nghĩ mình quá nhỏ bé trước những cơn cuồng nộ của thiên nhiên, họ run rẩy trước một thế lực mạnh hơn họ, còn tôi thì sẽ hét lên với những con sóng kia rằng mình chả sợ cái đếch gì cả, có giỏi thì thử nhấn chìm tôi đi.."
Mình đọc suối nguồn một lần, trước năm Andy đọc, thực sự rất ấn tượng với khúc này nhưng sau đó mấy ngày, giở sách ra tìm đi tìm lại không thấy chi tiết đó nữa. Andy đọc rồi có còn nhớ là có chi tiết ấy không thì xác định cho tôi với nhé? hay chỉ là tôi tưởng tượng ra thôi? thiệt hoang mang luôn
Mà sách thì bán mất tiu...
- Báo cáo

Andy Luong

Sao nhớ giỏi vậy trời.
Tui có nhớ đoạn đi biển và cuộc nói chuyện khá deep ấy, nhưng nội dung về gì thì quên mất tiêu ah. Tối qua ngồi cố lục trong đầu mãi cũng k ra người ơi :((
- Báo cáo

Huỳnh Huỳnh...
ha ha thắc mắc từ lâu rồi, định hỏi ông từ cái thời ông đăng bài này mà giờ mới hỏi... cũng áng chừng không ai nhớ đâu :))
- Báo cáo

red-tulip
Tầm này ko biết bạn đã nhớ ra chi tiết đó chưa, nhưng trong trí nhớ của mình thì khi mà nói về ý nghĩ mình quá nhỏ bé trước thiên nhiên ấy, là hội thoại giữa ông Wynand với Dominique trong lần đầu họ lên du thuyền với nhau, sau đó ông sẽ hỏi cưới cô. Hehe nếu ko nhầm. Mà công nhận tiểu thuyết này quá đỉnh
- Báo cáo

LittleGiddyTeddy
Omg em đọc gần xong r xong bỏ nên em sẽ k đọc bài này đâu ... Sợ biết trước :((
- Báo cáo

Andy Luong

:| chả biết nói j :|
- Báo cáo

LittleGiddyTeddy

- Báo cáo

LittleGiddyTeddy
Ac hnay em đọc đến trang 400 rồi ngủ quên chứ T_T k biet co ai như mình ko.
- Báo cáo

Andy Luong

Lần này cố đọc cho hết nhé 

- Báo cáo

LittleGiddyTeddy
Chắc chắn rùi! Chắc tại hnay vừa nằm vừa đọc nên ngủ luôn 

- Báo cáo

ThanhCj

Quyển này mang tính triết lý nhiều hơn là văn chương, nó không có nút thắt gì đặc biệt. Việc biết trước đôi khi còn giúp bạn hiểu được tác phẩm sâu hơn.
- Báo cáo