Bàn về giới hạn của Crypto
Các cấu trúc dựa trên blockchain có rất nhiều điều để đưa ra cho thế giới mà các loại hệ thống khác không có.
Gần đây, tác giả Nathan Schneider đã phát hành một bài báo thể hiện quan điểm của anh ấy về kinh tế học mã hoá (cryptoeconomics) và đặc biệt là về giới hạn của kinh tế học mã hoá trong việc quản trị cũng như những gì nó có thể được tăng cường nhằm cải thiện tính hữu ích. Tất nhiên đây là một chủ đề mà tôi yêu thích, vậy nên thật vui khi thấy ai đó nghiêm túc coi không gian blockchain như một truyền thống tri thức và thực sự tham gia vào các vấn đề ngay cả khi nó là một quan điểm khác biệt và độc đáo.
Câu hỏi quan trọng mà Nathan đang cố gắng tìm hiểu rất đơn giản. Có một lượng lớn các công trình tri thức mà chỉ trích các khái niệm mà họ gọi là "kinh tế hóa", "chủ nghĩa tân tự do" và các thuật ngữ tương tự cho rằng chúng ăn mòn các giá trị chính trị dân chủ và kết quả là khiến nhu cầu của nhiều người không được đáp ứng. Vậy những lời phê bình này có áp dụng gì cho các hệ thống blockchain hay không? Nếu có thì liệu chúng ta nên rút ra kết luận gì và làm thế nào để thiết kế các hệ thống blockchain mà có thể giải quyết được những lời chỉ trích này? Câu trả lời của Nathan đó là: Ta có thêm nhiều cách tiếp cận được kết hợp giữa các ý tưởng từ cả kinh tế và chính trị. Nhưng cần những gì để đạt được điều đó, và nó có mang lại kết quả như chúng ta mong muốn không? Câu trả lời của tôi là có, nhưng sẽ có rất nhiều điều nhỏ nhặt liên quan.
1. Những lời phê phán đối với chủ nghĩa tân tự do và sự logic kinh tế là gì?
Trong phần mở đầu ở bài báo của Nathan, anh ấy mô tả ngắn gọn những lời chỉ trích về việc lạm dụng logic kinh tế quá mức. Tính kinh tế học trong kinh tế học mã hoá đã làm nảy sinh một số quan ngại. Từ lâu, các nhà phê bình đã cảnh báo về sự mở rộng của logic kinh tế, tạo hiệu ứng lấn át không gian cho sự sôi nổi về chính trị trong cộng đồng. Từ những người nổi dậy Zapatista ở miền nam Mexico (Hayden, 2002) đến các nhà chính trị như William Davies (2014) và Wendy Brown (2015), khát vọng "tân tự do" về kinh tế nhằm định hướng cho tất cả các khía cạnh trong xã hội thể hiện mối đe dọa đối với việc quản trị nền dân chủ và con người. Đây là quan điểm của Brown:
Chủ nghĩa tân tự do xuyên suốt mọi lĩnh vực và sự nỗ lực của con người. Mọi hành vi đều là hành vi kinh tế; tất cả các lĩnh vực tồn tại đều được đóng khung và đo lường bằng các thuật ngữ và chỉ số kinh tế, ngay cả khi những lĩnh vực đó không được kiếm tiền một cách trực tiếp.
Ở điểm này, cần phải chỉ ra rằng "chủ nghĩa tân tự do" đang bị chỉ trích ở đây không giống như "chủ nghĩa tân tự do" mà được những người tại Dự án tân tự do cổ vũ. Nhưng đâu là nguồn gốc của lời phê bình mà Nathan đang hướng tới? Có vấn đề gì với việc mọi người hành động giống như kinh tế học đồng nhất? Đối với điều này, chúng ta có thể đi đường vòng và tìm hiểu rõ nguồn gốc, chính cuốn sách của Wendy Brown là Undoing the Demos sẽ cung cấp một cách hữu ích danh sách "bốn ảnh hưởng có hại" hàng đầu (những điều dưới đây đã được định dạng lại và rút gọn nhưng đều là trích dẫn trực tiếp):
- Bất bình đẳng gia tăng, trong đó tầng lớp cao nhất thu được và giữ lại nhiều của cải hơn bao giờ hết, tầng lớp dưới cùng phải lang thang trên đường phố hoặc vào các khu ổ chuột đô thị và cận đô thị đang phát triển trên thế giới, trong khi tầng lớp trung lưu phải làm việc nhiều giờ hơn với mức lương thấp, có ít lợi ích hơn, ít bảo mật hơn...
- Thương mại hóa phi đạo đức đối với những thứ và hoạt động được coi là không phù hợp để thị trường hóa. Tuyên bố cho rằng thị trường hóa là nguyên nhân của sự bóc lột hoặc suy thoái của con người, [...] hạn chế hoặc phân tầng quyền truy cập vào những thứ đáng ra được tiếp cận và chia sẻ rộng rãi, [...] hoặc bởi vì nó tạo ra thứ gì đó về bản chất là khủng khiếp hoặc bị phỉ báng nghiêm trọng đối với hành tinh.
- Sự thân thiết ngày càng tăng của vốn tài chính và doanh nghiệp với nhà nước và sự chi phối của doanh nghiệp đối với các quyết định chính trị và chính sách kinh tế.
- Sự tàn phá kinh tế đã ảnh hưởng đến nền kinh tế bởi sự phát triển và tự do của vốn tài chính, đặc biệt là những tác động gây mất ổn định của các bong bóng vốn có và những biến động mạnh mẽ khác của thị trường tài chính.
Phần lớn trong bài viết của Nathan tập trung vào việc phân tích về cách những vấn đề này ảnh hưởng đến các DAO và cơ chế quản trị cụ thể đối với crypto. Nathan tập trung vào ba vấn đề chính:
- Chế độ chính trị: "Những người có nhiều token sẽ nắm giữ nhiều quyền trong việc ra quyết định hơn những người khác..."
- Hạn chế tiếp xúc với các động cơ đa dạng: "Kinh tế học tiền điện tử chỉ nhìn thấy vài khía cạnh nhất định của những người có liên quan. Các khái niệm như hy sinh bản thân, nghĩa vụ và danh dự là những đặc điểm cơ bản của hầu hết các tổ chức chính trị và kinh doanh, nhưng khó mô phỏng hoặc chỉ gần đúng trong việc tạo nên sự khuyến khích kinh tế tiền điện tử"
Những câu hỏi đột nhiên xuất hiện đó là (i) tôi đồng ý với lời phê bình này ở mức độ nào và nó phù hợp với suy nghĩ của riêng tôi ra sao và (ii) là điều này ảnh hưởng đến các blockchain như thế nào cũng như các blockchain protocol thực sự cần làm gì để tránh những cái bẫy này?
Quan điểm về những lời phê bình đối với chủ nghĩa tân tự do nói chung?
Tôi không đồng ý và đồng thời cũng đồng ý với một số ý kiến. Tôi luôn nghi ngờ trước những lời phê bình về "sự xảo quyệt và phi đạo đức của thương mại hoá", bởi vì tôi thường có cảm giác như tác giả đang cố gắng biến sở thích của chính họ thành các hệ tư tưởng chính trị và đạo đức. Nhớ lại những ngày mà tôi còn khó khăn, không có nhiều tiền và đôi khi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ để đến sân bay để tiết kiệm được tiền taxi, tôi nhớ rằng mình đã rất thích thú khi nhận được khoản tiền hỗ trợ khi hiến máu hoặc sử dụng cơ thể của mình cho những thử nghiệm lâm sàng. Và đồng thời tôi cũng nghĩ rằng những giao dịch như vậy là bóc lột vô nhân đạo và chưa bao giờ là hấp dẫn.
Nhưng đồng thời, tôi đã viết ra quan điểm của riêng mình để thể hiện mối quan tâm tương tự như Wendy Brown trong các bài báo khác nhau:
- Nhiều ý kiến chê bai về tệ nạn mua phiếu bầu, hoặc thậm chí trong việc quản lý tài chính hóa nói chung.
- Tầm quan trọng của tài trợ cho hàng hóa công.
- Các chế độ thất bại trên thị trường tài chính do các vấn đề tế nhị như hiệu quả sử dụng vốn.
Vậy sự phản đối của tôi đối với vấn đề về sự kết hợp giữa tài chính và quản trị đến từ đâu? Đây là một chủ đề khá phức tạp và kết luận tôi rút ra phần lớn là kết quả của sự thất bại từ chính bản thân sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm một cơ chế quản trị tài chính có tính ổn định về mặt kinh tế. Dưới đây là sự đúc kết của tôi.
2. Tài chính cần ngăn ngừa tình trạng cấu kết
Ngoài những giả định trong cái được gọi là "kinh tế học hình cầu", mọi người thường có xu hướng tập trung vào bản chất phi thực tế của thông tin hoàn hảo và tính hợp lý hoàn hảo. Nhưng giả định phi thực tế bị ẩn trong danh sách khiến tôi thậm chí còn gây hiểu lầm hơn là sự lựa chọn của từng cá nhân: ý tưởng rằng mỗi tác nhân đưa ra quyết định riêng của họ, không tác nhân nào mang lại sự tích cực hoặc tiêu cực trong kết quả của tác nhân khác và không có "trò chơi phụ"; thứ duy nhất nhìn thấy trong các quyết định của mỗi tác nhân là hộp đen mà chúng ta gọi là "cơ chế".
Giả định này thường được sử dụng để tạo ra các cấu trúc phức tạp như cơ chế VCG, thứ mà có tính tối ưu về mặt lý thuyết dựa trên các lập luận hợp lý rằng đó là vì giá mà mỗi người chơi trả chỉ phụ thuộc vào giá thầu của người chơi khác và mỗi người chơi không có động cơ để thực hiện một giá thầu không phản ánh giá trị thực của chúng nhằm thao túng giá. Một lập luận nghe khá hay ho về mặt lý thuyết, nhưng nó hoàn toàn đổ vỡ khi bạn đưa ra khả năng thậm chí hai trong số người chơi là đồng minh hoặc kẻ thù bên ngoài bộ máy đó.
Kinh tế học và triết lý lấy cảm hứng từ kinh tế học rất giỏi trong việc mô tả sự phức tạp được nảy sinh khi số lượng người chơi "chơi trò chơi" tăng từ một lên hai. Nhưng điều mà triết lý này hoàn toàn bỏ sót là việc có đến ba người chơi sẽ làm tăng thêm sự phức tạp. Trong một tương tác giữa hai người, họ có thể lựa chọn bỏ qua, chiến đấu hoặc tiến hành giao dịch với nhau. Nhưng trong sự tương tác giữa ba người lại tồn tại một chiến lược mới: bất kỳ hai người nào trong số ba người đều có thể giao tiếp và kết hợp với nhau để tập hợp chống lại người thứ ba.
Khi chỉ có hai người thì càng có nhiều sự phối hợp thì càng tốt. Nhưng một khi có ba người thì nếu phối hợp không đúng có thể gây hại và vì vậy, các kỹ thuật giúp ngăn chặn sự phối hợp có hại (bao gồm cả bản thân sự phân quyền) có thể trở nên rất có giá trị. Và chính sự phối hợp quản lý này là bản chất của "chính trị".
Đi từ hai người đến ba người có thể dẫn đến những tác hại bắt nguồn từ sự phối hợp không cân bằng: Đó không chỉ là "cá nhân so với nhóm", mà là "cá nhân so với nhóm so với thế giới".
Giờ đây chúng ta hãy thử sử dụng khung mẫu này để hiểu về những cạm bẫy của "tài chính". Tài chính có thể được xem như một tập hợp các mô hình tự nhiên xuất hiện trong nhiều loại hệ thống mà không cố gắng ngăn chặn sự thông đồng. Bất kỳ hệ thống nào khẳng định là phi tài chính, nhưng không thực sự nỗ lực để ngăn chặn sự thông đồng thì cuối cùng sẽ có các đặc điểm của tài chính. Để xem tại sao lại như vậy thì hãy so sánh hai khía cạnh từ thứ mà tất cả chúng ta đều quen thuộc: tiền và lượt thích trên Twitter. Cả hai điều trên đều có giá trị vì những lý do khách quan đó là đều là biểu tượng cho địa vị và đều là trò chơi số mà mọi người dành nhiều thời gian tối ưu hóa để cố gắng đạt được một mức cao hơn. Vậy sự khác biệt cơ bản giữa hai thứ đó là gì?
Câu trả lời rất đơn giản: đó là thiếu một thị trường hiệu quả để cho phép các thỏa thuận như "Tôi sẽ thích tweet của bạn nếu bạn thích tweet của tôi" hoặc "Tôi sẽ thích tweet của bạn nếu bạn trả cho tôi bằng một số loại tiền tệ khác". Nếu một thị trường như vậy tồn tại và dễ để tiếp cận, Twitter sẽ sụp đổ hoàn toàn (bởi điều gì đó giống như siêu lạm phát sẽ xảy ra với kết quả có thể là mọi người sẽ chạy các bot tự động để thích mọi tweet nhằm đạt được lợi ích). Tuy nhiên, với tiền, việc "Tôi gửi X cho bạn nếu bạn gửi Y cho tôi" không phải là một phương thức tấn công, nó chỉ là một giao dịch trao đổi tiền tệ. Nếu ở một phiên bản khác khi mà Twitter không ngăn cản một việc like-for-like (thích-để-thích) thì môi trường đó sẽ trở nên "siêu lạm phát", mọi người sẽ thích mọi thứ và nếu phiên bản Twitter đó cố gắng ngăn chặn trạng thái siêu lạm phát bằng cách giới hạn số lượt thích mà mỗi người dùng có thể thực hiện thì khi đó lượt thích sẽ hoạt động giống như một loại tiền tệ.
Vậy vấn đề của tài chính là gì? Nếu tài chính được tối ưu hóa và có cấu trúc thông đồng thì chúng ta có thể tìm kiếm ở những nơi mà tài chính gây ra vấn đề bằng cách sử dụng các công cụ kinh tế hiện có để hiểu cơ chế nào bị phá vỡ nếu bạn thông đồng! Thật không may, việc quản trị bằng cách bỏ phiếu là một ví dụ điển hình mà tôi đã trình bày lý do tại sao trong bài đăng "vượt ra ngoài quản trị biểu quyết tiền xu". Tệ hơn nữa, lý thuyết về trò chơi hợp tác cho thấy rằng không có cách nào khả thi để tạo ra một cơ chế quản trị hoàn toàn chống lại sự thông đồng.
Trên internet, không ai biết bạn là ai (nguồn ảnh). Nhưng điều này có ý nghĩa gì đối với quản trị?
3. Vai trò chính của sự thông đồng giữa sự khác biệt của Kleros và các tòa án thông thường
Bây giờ, chúng ta hãy quay lại bài viết của Nathan. Sự phân biệt giữa cơ chế tài chính và phi tài chính là điểm mấu chốt trong bài báo. Chúng ta hãy bắt đầu với mô tả về tòa án Kleros:
Các bồi thẩm viên kiếm thù lao bằng cách chọn chính xác câu trả lời mà họ mong đợi các bồi thẩm viên khác lựa chọn. Các bồi thẩm đoàn không phân định, không cùng nhau mưu cầu lợi ích chung; các thành viên của nó đoàn kết thông qua tư lợi. Trước khi đến với bồi thẩm đoàn, cơ sở thực tế của vụ việc được cho là không đến từ các cơ quan chính thức hoặc các tổ chức tin tức mà từ những người dùng ẩn danh bị kỷ luật tương tự bằng cách tìm kiếm phần thưởng. Bản thân thị trường dự đoán đã được hình thành dựa trên giả định rằng là mọi người sẽ đưa ra dự báo tốt hơn khi họ kiếm được hoặc làm mất số tiền tương đương trong quá trình này.
Lời phê bình ngụ ý rất rõ ràng: Tòa án Kleros cuối cùng được thúc đẩy để đưa ra các quyết định không dựa trên cơ sở tính đúng hay sai "thực sự" mà là dựa trên lợi ích tài chính. Nếu Kleros đang quyết định xem Biden hay Trump có thắng cuộc bầu cử năm 2020 hay không và một bồi thẩm viên của Kleros thực sự thích Trump thì người đó sẽ bỏ phiếu theo sự ưa thích của mình và hối lộ các hội thẩm khác để bỏ phiếu theo cách tương tự. Vì vậy, các bồi thẩm viên khác có khả năng rơi và sự khuyến khích của Kleros: Bồi thẩm viên được thưởng nếu phiếu bầu của họ đồng ý với đa số phiếu, và nếu không sẽ bị phạt. Câu trả lời lý thuyết cho điều này là quyền được rút lui: Nếu đa số các bồi thẩm viên của Kleros bỏ phiếu tuyên bố rằng Trump thắng cử, một thiểu số có thể quay lưng lại với Kleros và cho rằng Biden thắng, bên cạnh đó quyết định của họ có thể có tầm quan trọng hơn. Đôi khi, điều này thực sự hoạt động nhưng như Nathan chỉ ra, không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy:
Tuy nhiên, việc thoát có thể không dễ dàng như khi nó xuất hiện, cho dù đó là từ mạng truyền thông xã hội hay một protocol. Sự thống trị dai dẳng của các blockchain mới ra thị trường nhưBitcoin và Ethereumcho thấy rằng kinh tế tiền điện tử tương tự cũng ủng hộ và thiên vị hơn với các vị trí đương nhiệm.Tweet lại
Nhưng bên cạnh những lời chỉ trích ngầm cũng là một lời hứa ngầm: Đó là các tòa án thông thường bằng cách nào đó có thể vượt lên trên những tư lợi và "cùng nhau tìm kiếm lợi ích chung", do đó tránh được một số thất bại. Điều gì mà các tòa án Kleros được tài chính hóa vẫn còn thiếu nhưng các tòa án thông thường không được tài chính hóa vẫn tồn tại, điều gì khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn? Câu trả lời có thể hợp lý đó là các tòa án thiếu động cơ khuyến khích sự tuân thủ rõ ràng của Kleros. Nhưng nếu bạn chỉ giữ nguyên trạng phương thức của Kleros, loại bỏ khuyến khích tuân thủ (giả sử, có phần thưởng cho việc bỏ phiếu mà không phụ thuộc vào cách bạn bỏ phiếu) và không làm gì khác, bạn có nguy cơ tạo ra nhiều vấn đề hơn. Các thẩm phán Kleros có thể trở nên lười biếng, nhưng quan trọng hơn nếu không có động cơ nào để chọn cách bạn bỏ phiếu, ngay cả khoản hối lộ nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của thẩm phán.
Vì vậy, bây giờ chúng ta có câu trả lời thực sự: Sự khác biệt chính giữa các tòa án Kleros được tài chính hóa và các tòa án thông thường không được tài chính hóa là các tòa án Kleros được… tài chính hóa. Họ không nỗ lực để ngăn chặn sự thông đồng. Mặt khác, các tòa án phi tài chính ngăn chặn sự thông đồng bằng hai cách chính:
Hối lộ thẩm phán bỏ phiếu theo một cách cụ thể nào đó là bất hợp phápBản thân vị trí quan tòa là không thể thay thế. Nó được trao cho những cá nhân cụ thể đa được lựa chọn cẩn thận và họ không thể đơn giản đi bán hoặc phân bổ lại toàn bộ quyền xét xử và tiền lương của mình cho người khác.
4. Sự thông đồng trong việc quản trị những vấn đề của DAO
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi không có một câu trả lời đúng nào mà họ có thể mong đợi? Đây là lúc chúng ta rời khỏi việc phân xử và chuyển sang việc quản trị. Nathan viết:
Quản trị bằng kinh tế không có gì mới. Các công ty cổ phần thường hoạt động trên cơ chế quản trị chuyên quyền — nhiều cổ phần hơn tương đương với nhiều phiếu bầu hơn. Thỏa thuận này hiệu quả về mặt kinh tế đối với việc gắn kết lợi ích của cổ đông ngay cả khi nó có thể bỏ qua những tác động bên ngoài như mức lương thích hợp hay các tác động của môi trường...
Đáng chú ý, các giải pháp ưa thích của Nathan không cố gắng điều chỉnh việc bỏ phiếu bằng coin mà thay vào đó, họ cố gắng hạn chế những điểm yếu của nó bằng cách kết hợp với các cơ chế bổ sung.
Cá nhân tôi nghi ngờ cách tiếp cận thứ hai: nó có thể hoạt động tốt trong các cộng đồng có giá trị kinh tế thấp được định hướng vui vẻ, nhưng nếu cách tiếp cận như vậy được cố gắng trong một hệ thống nghiêm túc hơn với sự tham gia rộng rãi và đủ nguy cơ để mời gọi cuộc tấn công xác định, nó sẽ không tồn tại lâu. Như tôi đã viết ở trên, "bất kỳ hệ thống nào tự nhận là phi tài chính, nhưng không thực sự nỗ lực ngăn chặn sự thông đồng, cuối cùng sẽ có được các đặc điểm của tài chính".
Tiền đượcgọi làmật ong. Nhưng việc gọi tiền là mật ong có đủ để làm cho nó hoạt động khác với tiền không? Nếu không, bạn phải làm thêm những gì?
Giải pháp trong The Graph rất giống một ví dụ về ngăn chặn thông đồng: Những người tham gia đã được chọn lọc đến từ các khu vực bầu cử khác nhau và đó là những người đáng tin cậy cũng như có khả năng sẽ không bán quyền biểu quyết của họ. Do đó, tôi khá lạc quan về cách tiếp cận đó nếu nó thành công trong việc tránh tập trung hóa.
5. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này?
Bài đăng của Nathan lập luận rằng:
Kinh tế học có một vị trí nhất định, các quy tắc định hướng thị trường và tạo điều kiện cho thị trường này ngay từ đầu được quyết định một cách dân chủ, dựa trên các quyền dân sự của công dân hơn là quyền lực kinh tế của họ.
Có một điểm khác biệt chính giữa lý thuyết chính trị blockchain và lý thuyết chính trị nhà nước truyền thống đó là về lâu dài, các quốc gia có thể phải học hỏi từ các blockchain. Lý thuyết chính trị nhà nước nói về "thị trường gắn liền với nền dân chủ" như thể dân chủ là một lớp cơ sở bao trùm bao trùm toàn bộ xã hội. Trên thực tế, điều này không đúng: Có nhiều quốc gia và ít nhất ở một mức độ nào đó mỗi quốc gia đều cho phép giao thương với các quốc gia bên ngoài. Các cá nhân và công ty có sự lựa chọn về quốc gia mà họ sinh sống và kinh doanh. Do đó, thị trường không chỉ gắn liền với nền dân chủ, chúng còn bao quanh nó và thế giới thực là sự đan xen phức tạp giữa hai điều này.
Các hệ thống blockchain, thay vì cố gắng chống lại sự kết nối này thì hãy nắm lấy nó. Một hệ thống blockchain không có khả năng điều chỉnh "thị trường" theo nghĩa nói chung của mọi người là khả năng tự do thực hiện giao dịch. Nhưng những gì nó có thể làm là điều chỉnh và xây dựng các thị trường cụ thể, thiết lập các mô hình hành vi cụ thể nơi mà các động cơ khuyến khích cuối cùng được thiết lập và hướng dẫn bởi các thể chế có rào chắn chống thông đồng và có thể chống lại áp lực từ các tác nhân kinh tế. Và thực sự, đây cũng là hướng mà Nathan cũng sẽ đi theo. Anh ấy có suy nghĩ khá tích cực về thiết kế của Civil:
Dự án dựa trên Ethereum bị hủy bỏ là Civil đã tìm cách tận dụng kinh tế học tiền điện tử để bảo vệ báo chí chống lại sự kiểm duyệt và các tiêu chuẩn nghề nghiệp bị suy thoái (Schneider, 2020). Một phần của hệ thống là Hội đồng Dân sự, một hội đồng gồm các nhà báo nổi tiếng - những người đóng vai trò như một loại tòa án tối cao để xét xử các hoạt động của các tòa soạn trong mạng lưới. Người nắm giữ token có thể kiếm được phần thưởng bằng cách thử thách thành công các hoạt động của tòa soạn.
Nathan sau đó mở rộng:
Lập luận của tôi cho rằng việc kết hợp kinh tế tiền điện tử với các hệ thống chính trị có thể giúp khắc phục những hạn chế mà quản trị kinh tế tiền điện tử mang lại. Việc giới thiệu các cơ chế tập trung vào mục đích và điều biến thời gian có thể bù đắp cho những điểm mù của nền kinh tế token. Nhưng tôi không tranh luận hoàn toàn chống lại kinh tế học tiền điện tử. Tôi cũng không tranh cãi rằng những loại chính trị này phải xảy ra trong mọi ứng dụng và giao thức. Lý thuyết dân chủ tự do cho phép các hình thức liên kết và kinh doanh đa dạng trong một cấu trúc dân chủ và chính trị tương tự có thể chỉ cần thiết ở những điểm đòn bẩy chính trong hệ sinh thái để khắc phục những hạn chế của riêng kinh tế tiền điện tử.
Điều này có vẻ đúng. Việc tài chính hóa, như Nathan chỉ ra trong kết luận của mình, có lợi ích ở chỗ nó thu hút một lượng lớn công sức bỏ vào việc xây dựng và tham gia vào các hệ thống mà nếu không sẽ tồn tại. Hơn nữa, việc ngăn chặn tài chính hóa là rất khó và chi phí cao, và hiệu quả nhất khi được thực hiện một cách tiết kiệm, nơi cần thiết nhất. Tuy nhiên, cũng đúng là các hệ thống tài chính hóa ổn định hơn nhiều nếu các ưu đãi của chúng được cố định xung quanh một hệ thống mà cuối cùng là phi tài chính.
Các thị trường dự đoán tránh các vấn đề về đạo đức vốn có trong việc bỏ phiếu bằng coin vì chúng đưa ra trách nhiệm giải trình cá nhân: Những người dùng hành động ủng hộ điều cuối cùng hóa ra lại là một quyết định tồi tệ hơn những người dùng hành động chống lại nó. Tuy nhiên, một thị trường dự đoán yêu cầu một số thống kê mà nó đang đo lường và các kỳ tích đo lường không thể được thực hiện an toàn chỉ thông qua kinh tế học tiền điện tử: ít nhất, cộng đồng cần phải hỗ trợ để chống lại các cuộc tấn công.
6. Kết luận
Trong phần kết luận của mình, Nathan viết:
Nhưng sự tự kiểm soát của các hệ thống kinh tế tiền điện tử trước các quy định bên ngoài có thể khiến chúng thậm chí dễ bị tổn thương hơn bởi các vòng phản hồi. Các nhà thiết kế của các hệ thống này đã cho thấy một khả năng đáng ngưỡng mộ trong việc đưa ra các cơ chế kinh tế tiền điện tử thuộc nhiều loại. Nhưng để kinh tế tiền điện tử đạt được phạm vi thể chế mà những người ủng hộ nó hy vọng thì nó cần tạo không gian cho các hình thức quản trị kém kinh tế hơn.
Nếu kinh tế tiền điện tử cần một layer chính trị và nếu không còn tự cung tự cấp nữa thì kinh tế tiền điện tử có ích lợi gì? Một câu trả lời có thể là kinh tế học tiền điện tử có thể là cơ sở để đảm bảo quản trị dân chủ hơn và lấy giá trị làm trung tâm, nơi các biện pháp khuyến khích có thể làm giảm sự phụ thuộc vào quyền lực của quân đội hoặc cảnh sát. Thông qua các thiết kế hoàn thiện tích hợp với các mục đích kinh tế ít hơn, kinh tế học tiền điện tử có thể vượt qua những hạn chế ban đầu của nó. Chính trị cũng cần kinh tế tiền điện tử ... bằng cách tích hợp kinh tế tiền điện tử với nền dân chủ, cả hai đều có vẻ sẽ được hưởng lợi.Tôi hoàn toàn đồng ý với cả hai kết luận trên. "Tài chính" là một loại mô hình xuất hiện khi các hệ thống không cố gắng ngăn chặn sự thông đồng. Khi một hệ thống không ngăn chặn được sự thông đồng thì hệ thống đó không thể xử lý một cách khác nhau với các cá nhân khác nhau, hoặc thậm chí với số lượng khác nhau theo các cá nhân khác nhau: Bất cứ khi nào tồn tại một "vị trí" để gây ảnh hưởng, chủ sở hữu của vị trí đó chỉ có thể bán nó cho người trả giá cao nhất.
Gavels trên Amazon. Một thế giới nơi mà những NFT đi kèm với quyền lực phán xét có thể là một điều thú vị, nhưng tôi chắc chắn sẽ không muốn trở thành bị cáo!
Các hệ thống nhà nước quốc gia thường đối phó với các mối đe dọa bằng một trong hai cách: Đóng cửa biên giới và chinh phục thế giới. Phương pháp tiếp cận vùng biên giới khép kín nhằm cố gắng tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa "bên trong" - nơi mà hệ thống có thể kiểm soát và "bên ngoài" - nơi hệ thống không thể làm hạn chế sự nghiêm trọng của dòng chảy giữa bên trong và bên ngoài. Các blockchain về mặt cấu trúc không thể thực hiện một trong hai cách tiếp cận đó và vì vậy chúng phải tìm kiếm các giải pháp thay thế.
May mắn thay, các blockchain sở hữu một công cụ rất mạnh giúp bảo mật trong những điều kiện khó khăn mà thực sự có tính khả thi: Cryptography (mật mã học). Cryptography cho phép mọi người xác minh được rằng một số thủ tục quản trị đã được thực hiện chính xác theo các quy tắc. Nó để lại dấu vết bằng chứng có thể xác minh được về tất cả các hành động, mặc dù không có bằng chứng kiến thức nào cho phép các nhà thiết kế cơ chế lựa chọn chính xác bằng chứng nào có thể nhìn thấy và bằng chứng nào không. Ngoài ra, cryptography thậm chí có thể ngăn chặn sự thông đồng! Các blockchain cho phép các ứng dụng tồn tại trên một nền tảng mà người quản lý của chúng không kiểm soát, điều này cho phép chúng thực hiện các kỹ thuật một cách hiệu quả, chẳng hạn như đảm bảo rằng mọi thay đổi đối với các quy tắc chỉ có hiệu lực với độ trễ 60 ngày. Cuối cùng, việc tự do fork sẽ thực tế hơn nhiều và chi phí về nhân lực cũng như kinh tế cũng sẽ thấp hơn so với hầu hết các hệ thống tập trung.
Các cấu trúc dựa trên blockchain có rất nhiều điều để đưa ra cho thế giới mà các loại hệ thống khác không có. Mặt khác, Nathan hoàn toàn đúng khi nhấn mạnh rằng không nên đánh đồng blockchain với tài chính hóa. Có rất nhiều chỗ cho các hệ thống dựa trên blockchain mà không giống như tiền và thực sự chúng ta cần nhiều những thứ như thế.
Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất