Bạn đang yêu hay chỉ đang mưu cầu sự gắn bó?
Trong buổi 2 khoá Luận về Yêu, thầy giáo có đưa đến cho chúng tôi những học thuyết về sự gắn bó. Nhưng những điều này lại khiến tôi...
Trong buổi 2 khoá Luận về Yêu, thầy giáo có đưa đến cho chúng tôi những học thuyết về sự gắn bó. Nhưng những điều này lại khiến tôi băn khoăn, liệu chúng ta đang thực sự yêu một người hay là đang ám ảnh bởi việc truyền thông tạo ra cảm giác thiếu an toàn khi ở một mình nên người ta nhất thiết phải gắn bó bên một ai đó?
Những ngày lễ triền miên từ giai đoạn cuối năm đến đầu năm, Noel, đêm giao thừa, Valentine (trắng - đen?!?), 8-3...với những bài chạy trend rần rần khắp các trang mạng xã hội đeo bám chúng ta nhiều tới mức một người đang cảm thấy yên ổn với đời sống độc thân như anh Nhất Bảo cũng phải viết ra hàng tỷ bài suy ngẫm về tình yêu.
Chúng ta có thật sự cần tình yêu đến thế? Thiếu đi người yêu, cuộc sống thật tệ phải không?
Hệ luỵ từ việc tô hồng tình cảm đôi lứa khiến cho nhiều người cố gắng tìm kiếm và ép mình gắn bó với một mối quan hệ và ràng buộc nhau bởi thứ cảm xúc tiệm cận tình yêu, nhưng không phải yêu.
Chúng ta có đang yêu, hay chỉ đang cố đặt mình gắn bó với ai đó?
________________________________________
Đầu tiên, thử tìm hiểu Love và Attachment gặp gỡ nhau như thế nào?
Trong một nghiên cứu, Tiến sĩ Phillip Shaver và Cindy Hazan đã nhận thấy khoảng 60% số người tham gia thuộc dạng gắn bó an toàn (secure attachment - nghĩa là kiểu gắn bó mang tính chất hỗ trợ nhau), trong khi đó, 20% thuộc dạng tránh né (avoidant attachment) và 20% thuộc dạng lo âu (an anxious attachment).
1. An toàn (Secure Attachment)
Những người thuộc nhóm này theo chủ nghĩa hoà bình. Nghĩa là họ luôn cảm thấy an toàn trong mối quan hệ của họ, xuất phát từ một tuổi thơ được yêu thương và có sự chăm sóc đầy đủ, nhất là về đời sống tinh thần. Bất kể bạn là người hay lo âu hay tránh né, họ sẵn sàng đến bên cạnh, quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ và phát triển tình cảm. Thật tuyệt vời vì những người này chiếm hơn 50% dân số. Và đen đủi tđn, đến giờ tôi vẫn chưa gặp được ai nằm trong nhóm này.
2. Lo âu (Anxious Preoccupied Attachment)
Những người Anxious Preoccupied luôn mang trong mình khủng hoảng âu lo về sự đổ vỡ. Nhu cầu được yêu thương, quan tâm là cực kỳ cao, đồng thời dẫn tới việc mong muốn nằm quyền kiểm soát trong mối quan hệ.
Tại sao anh không nhắn tin cho em?
Có phải anh hết thương em rồi không?
Em cảm thấy như anh sắp nói lời chia tay vậy, có phải anh đã hết yêu rồi?
Có phải anh hết thương em rồi không?
Em cảm thấy như anh sắp nói lời chia tay vậy, có phải anh đã hết yêu rồi?
Thậm chí, tôi khá chắc rằng mấy câu hát như “anh có yêu em không?’’ hẳn được viết bởi một người anxious, và không nằm ngoài khả năng mối quan hệ của họ sẽ kết thúc vào một ngày đẹp trời, chàng trai ngủ dậy và thấy căn nhà ngập tràn các tờ note “Anh chả thương em gì cả 🙂 “
Những người Anxious thường nghĩ đấy là cách khiến họ cảm thấy an toàn trong một mối quan hệ được đảm bảo trong tần suất liên tục, nhưng lại không ý thức được rằng đấy chính là nguyên nhân khiến nửa kia tức tốc bỏ của chạy lấy người vì quá áp lực và ngột ngạt.
3. Tránh né (Dismissive Avoidant Attachment)
Nhóm này tập hợp những người có mức độ trốn tránh cao nhưng lo lắng thấp. Họ thường không tin tưởng người khác và cũng không muốn ai dựa dẫm vào mình.
Anh không muốn nghĩ đến chuyện kết hôn lúc này.
Well anh nghĩ đây chỉ là một mối quan hệ vui vẻ, chúng ta vui khi ở bên nhau, vậy là đủ, sao em cứ cố gán cho nó một định danh?
Yêu đương áp lực lắm, anh không muốn yêu.
Lúc không yêu ai, anh thấy có sự hy vọng. Lúc tìm được người mà mình yêu rồi, anh thấy chẳng còn động lực sống nữa.
Well anh nghĩ đây chỉ là một mối quan hệ vui vẻ, chúng ta vui khi ở bên nhau, vậy là đủ, sao em cứ cố gán cho nó một định danh?
Yêu đương áp lực lắm, anh không muốn yêu.
Lúc không yêu ai, anh thấy có sự hy vọng. Lúc tìm được người mà mình yêu rồi, anh thấy chẳng còn động lực sống nữa.
Đó là những câu tôi thường nhận được trong các mối tình cũ, vì bằng một cách trùng hợp thần kỳ nào đó, tập thể nyc hầu như đều nằm trong nhóm Dismissive Avoidant Attachment này.
Họ độc lập, tự làm mọi thứ, không muốn phát triển các mối quan hệ trở nên bền chặt mà chỉ muốn ở mức xã giao. Với họ, việc yêu đương nằm ở ngoài khả năng và khiến họ thấy mệt mỏi, dù người kia có cố gắng tạo ra một môi trường lành mạnh như thế nào.
Thêm nữa, họ luôn nhìn vào những khuyết điểm của đối phương. Lúc bắt đầu yêu anh thấy em hoàn hảo, nhưng sau 3 tháng tôi thấy em quá đa cảm, lười dọn phòng và lúc nào cũng để tóc bết khi ra đường.
Tôi không chịu được nên tôi sẽ chia tay em. 🙂
4. Lo âu tránh né (Fearful Avoidant Attachment)
Vì những lý do thương tổn trong quá khứ, những người thuộc nhóm này luôn sống trong trạng thái lo sợ và trốn tránh. Anh muốn yêu em nhưng anh sợ tổn thương. Anh biết chắc rằng rồi nó sẽ tan vỡ, vậy nên anh sẽ không bắt đầu. Làm sao chắc chắn được ngày mai lúc em ngủ dậy, tự dưng em thấy mình không yêu anh nữa và đá anh như cách em đá lon bia vào thùng rác?
Tôi không chịu được nên tôi sẽ chia tay em 🙂
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________
Như vậy, trừ khi cả hai đều thuộc nhóm An toàn (Secure Attachment), nếu không, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên thật toxic và mệt mỏi.
Dù là lo âu hay trốn tránh đều là những mối quan hệ không lành mạnh. Bạn chỉ đang cố ép mình vào một mối quan hệ chứ không phải là yêu. Khi cần thì tình yêu nhất định phải ở đó, người đó nhất định phải nằm trong tầm mắt, dù giữa cả hai chẳng có chút điểm chung nào để match với nhau cả.
Dần dà, thứ mà cả hai trao cho nhau là sự giận dữ và thương hại. Lúc này, sự bền lâu của mối quan hệ tuỳ thuộc vào tính kiên nhẫn của người avoidant. Có một điều chắc chắn rằng dù ở bên nhau, nhưng cả hai sẽ không thể nào hạnh phúc được.
Tuy nhiên, chỉ có hơn 50% dân số nằm trong nhóm An toàn - nhóm người xứng đáng được yêu thương. Vậy số còn lại thì sao? Chẳng lẽ chúng ta cả đời không thể yêu ai à?
Câu trả lời là có. Khi mà bạn thật sự tìm được tình yêu của đời mình. Một ‘The One’ khiến bạn muốn thay đổi để kề cạnh. Việc còn lại là, chúng ta nên yêu nửa kia và yêu chính mình, để nhận ra được vấn đề của bản thân và từng bước thay đổi.
Bởi lẽ, Attachment của bạn có thể thay đổi theo thời gian. Người lo âu có thể bớt lo âu hơn, người tránh né có thể mở lòng hơn, và cả hai có thể đi đến mức an toàn trung bình. Vấn đề là hai người có muốn thay đổi hay không mà thôi.
Mấu chốt vấn đề nằm ở việc cách bạn nhìn nhận bản thân và nhìn nhận người khác.
Người lo âu thường xuyên lo âu vì thấy bản thân mình thật tệ, còn nửa kia thì quá tuyệt vời. Vậy chìa khoá giải quyết vấn đề ở đây là bạn nên gia tăng giá trị cho bản thân, cố gắng hơn để trở thành một phiên bản tốt hơn của mình, từ đó bạn sẽ đặt mình ở tầm ngang hàng với đối phương. Bạn sẽ không phải lo lắng liệu một ngày nào đó người ta có rời bỏ bạn hay không. Bởi đơn giản, khi bạn yêu thương bản thân mình, khi bạn tự tin vào những gì mình có, bạn sẽ tạo ra nguồn năng lượng tích cực để cuốn hút người khác dính chặt vào mình rồi.
Người tránh né thường xuyên tránh né vì thấy bản thân mình rất tốt nhưng lại thường xuyên nhìn thấy điểm tiêu cực ở người khác. Vậy chìa khoá ở đây là bạn nên cố gắng mở lòng mình với người khác, dù khó khăn. Lắng nghe họ, chia sẻ bản thân mình với họ. Bạn sẽ chấp nhận rằng thực ra mình cũng có những điểm khuyết thiếu, và nửa kia thực sự đã có quá trình cố gắng tuyệt vời để tồn tại được ở đời này.
Và cuối cùng, để kết thúc bài này, tôi chỉ muốn nói rằng, thực hành mọi thứ liên quan đến tình yêu đều là những hành vi rất khó khăn và thú vị. Bao gồm việc yêu, được yêu, hay là viết về tình yêu như thế này chẳng hạn. Nhưng vì khó khăn và thú vị là những điều khiến cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn mỗi ngày, sao bạn không thử làm nó thêm một lần?
Có thể sẽ lại thất bại, có thể bạn sẽ không muốn tin vào tình yêu nữa. Thì có sao? Ít nhất chúng ta từng cố gắng, trái tim chúng ta đầy mảnh chắp vá, nhưng chúng ta biết tình yêu là gì.
Tài liệu tham khảo:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất