Ai đã từng đọc tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung đều biết 3 nhân vật Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền đứng đầu 3 tập đoàn Thục, Hán, Đông Ngô. Có bao giờ các bạn nghĩ nếu được bạn sẽ chọn trở thành ai trong 3 người trên. Mình xin nêu quan điểm cá nhân về 3 nhận vật trên như sau:
1. Lưu Bị

Ông được mô tả là người cao bảy thước rưỡi (1 mét 65) không có râu, vành tai rất lớn mắt có thể nhìn thấy, hai tay dài tới đầu gối. Ông xuất thân là tôn thất nhà Hán nhưng sa cơ lỡ vận thế nào trờ thành start – up bán giày với mong muốn tạo dựng sự nghiệp của riêng mình với danh nghĩa phò nhà Hán (may mà không phải đệ tử Cái Bang như Chu Nguyên Chương). Trên chặng đường lập nghiệp ông gặp gỡ và kết nghĩa với Quan Vũ, Trương Phi tại vườn Đào sau một trận đánh sức đầu mẻ trán. Nói về Lưu Hoàng Thúc thì mình cho rằng Lưu Bị có những điểm mạnh như sau:
  • Là người có chí lớn: dù cuộc đời ông lên voi xuống cho rất nhiều lần nhưng ông luôn hướng về mục tiêu của mình giống như Đường Tăng luôn hướng về đường đi lấy kinh, không đòi chia hành lý như Trư Bát Giới tuy cũng có lúc ông quên việc này đi may mà có Gia Cát Lượng. Trong đầu ông lúc nào cũng muốn mình sẽ làm ông chủ thay vì phải làm lính đánh thuê cho Tào Tháo hay Viên Thiệu.
  • Quý trọng hiền tài: với việc 3 lần trekking lên Ngọa Long Cương cầu Gia Cát Lượng về phò tá.
  • Khả năng diễn xuất và thần thái rất tốt: mình không nhớ rõ Lưu Bị đã khóc bao nhiêu lần nhỉ: một lần ở lều tranh, một lần khi cầu hôn, 1 lần khi 3 anh em đoàn tụ, 1 lần cướp Kinh Châu của Lưu Biểu, 1 lần khi Lỗ Túc đòi Kinh Châu,.. thôi nhiều quá không nhớ nỗi.
Ngoài phẩm chất đó ra thì Lưu Bị có không ít tật xấu như
  • Mê gái: lúc qua Đông Ngô hỏi cưới Tôn Thượng Hương vì say mê gái đẹp, vinh hoa, phú quý tí nữa không chịu về.
  • Muốn làm việc lớn mà quá coi trọng tiểu tiết: Gia Cát  Lượng khuyên cướp King Châu thì không đồng ý vì cho rằng đất của anh em không thể lấy, nhưng rồi cuối cùng cũng cướp, thôi thì cướp mẹ từ đầu cho xong.
  • Để tình cảm ảnh hưởng đến đại nghiệp quá nhiều: có thể kể ví dụ như khi Quan Vũ bị giết Lưu Bị không nghe lời Khổng Minh (Bắc cự Tào Tháo Đông hòa Tôn Quyền) mà vẫn nhất quyết cất quân đánh Đông Ngô cuối cùng thiệt quân thiệt tướng rồi buồn rầu mà chết tại Thành Bạch Đế.
2. Tào Tháo

Tào Tháo xuất phát điểm là một tướng nhà Hán nhưng La Quán Trung xem ông  như giặc nhà Hàn vì ép buộc thiên tử ra lệnh chư hầu. Tuy nhiên đứng dưới góc độ độc giả, thì mình cho rằng Tào Tháo là anh hùng dưới lốt gian hùng. Theo mình Tào Tháo có những phẩm chất tốt ở một nhà Lãnh Đạo như:
  • Quý trọng hiền tài: ông sẵn sàn chiêu mô (Quan Vũ, Triệu Vân), kết nạp những tướng tài quy phục (Trương Liêu, Trương Cáp) nhưng đây cũng là chính là yếu điểm của ông khi để lại mầm móng tai họa cho mình.
  • Ông luôn có những câu squote đi vaò ruột người và tính áp dụng thực tiễn rất cao: ta thà phụ người trong thiên hạ chứ không để ngươi trong thiên hạ phụ ta; đã tin thì dùng, không tin thì đừng dùng,...
  • Tài thao lược quân sự: Nếu như Lưu Bị có Khổng Minh; Tôn Quyền có Lỗ Túc, Chu Du, Lục Tốn thì tào Tháo chỉ có Quách Gia nhưng không may mất sớm trong suốt khoản thời gian sau khi Quách Gia mất đội hình của Tào Tháo luôn thiếu đi một “nhạc trưởng” cầm trịch, điều phối và tung những đường kiến tạo. Ông luôn phải tự mình lùi sâu về phần sân nhà lấy bóng, những giải pháp thay thế tư Tuân Úc, Tuân Du, Từ Thứ tỏ ra không hiệu quả. Mình luôn tự hỏi nếu Lưu Bị không có Gia Cát, Đông Ngô không có Lục Tốn, Chu Du thì họ lấy gì để đấu với Tào Mạnh Đức đây.
Nhưng ông cũng là con người thì cũng có nhược điểm nhưng không may đây là những ngược điểm tương đối chết người.
  • Mê gái: cái này cũng đúng một phần thôi vì ông cho rằng Mỹ nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ông, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ông thích thú. Cũng vì thế mà hại chết Điển Vi và con trai ruột của mình, cái giá này e quá đắt.
  • Đa nghi: Chắc ai cũng từng nghe câu đa nghi như Tào Tháo vì quá đa nghi nên ông nhiều lần bị kẻ thù lợi dụng mà hậu quả lớn nhất là Trận Xích Bích khi ông nghi ngờ và cho chém Sái Moại và Trương Doãn 2 người giỏi thủy chiến nhất mà ông có và giết chết thần y Hoa Đà vì y thuật vượt không gian và thời gian của ông.
3. Tôn Quyền

Tôn Quyền xuất thân có lợi thế hơn 2 người còn khi được thừa kết gia sản do anh mình là tiểu bá vương Tôn Sách gầy dựng, ăn học dạy dỗ trong điều kiện tốt nhất, sở hữu thể hình vượt trôi so với 2 người kia do mang trong mình 2 dòng máu Á – Âu đúng là hình mẫu lý tưởng của “Con nhà người ta”. Theo mình Tôn Quyền là sự hòa hợp giữa Lưu Bị và Tào Tháo, ông có sự bao dung của Lưu Bị, mưu mô của của Tào Tháo. Khác với Lưu Bị ông sẵn sàng giết em mình nếu không tuân lệnh ông (Ông ra lệnh giết Tôn Thượng Hương nếu chống cự khi vây bắt Lưu Bị); ông sẵn sàng giết Quan Vũ khi ông không quy hàng. Tuy nhiên Tôn Quyền mình không thật sự ấn tượng với nhân vật này vì ông chưa cho thấy chính kiến của mình và luôn phải nhờ sự tư vấn của các quân sư.
Trên đây là những quan điểm của riêng cá nhân, mình thích nhân vật Tào Tháo và vẫn luôn dùng những câu nói của Ông để áp dụng vào cuộc sống và công việc. Thiện, ác âu chỉ là lời thế gian, mình vốn không hề bận tâm.
Nếu là các bạn thì các bạn sẽ chon mình sẽ là ai!