Dường như việc tồn kho trong thời trang đang là vấn đề rất nan giải cho các local brand khi đứng trước làn sóng của TMĐT đang tràn vào thị trường. Vậy có cách nào giải quyết nó hay không? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề nan giải đó nhé!
1. Tập trung vào giá trị cốt lõi của thương hiệu
Sau dịch Covid-19 có rất nhiều thương hiệu vừa và nhỏ sống sót trên thị trường khốc liệt trong ngành hàng thời trang này. Tuy có nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp nhưng cuộc đua về doanh số trên các sàn TMĐT và tiktokshop không ngừng tăng khi càng nhiều thương hiệu cạnh tranh về giá đẩy giá cost thấp xuống. Việc xử lý hàng tồn kho sau những mùa sale mạnh sau những tháng 3-4 và tháng 9-10 là vấn đề cực kỳ đau đầu. Đây là thời điểm đội ngũ nhân viên muốn nghỉ việc sau những đợt sale đậm như vậy.
Luôn tập trung vào đội ngũ lòng cốt, sẵn sàng cho những kế hoạch tài chính. Tính toán kĩ lưỡng việc sản xuất, nhập hàng kiểm kê hàng tồn kho sau mỗi mùa.
Doanh nghiệp có bao nhiêu dòng sản phẩm, mùa kéo dài bao lâu, từ đó cân nhắc bao nhiêu tiền đó biết được bỏ ra bao nhiêu tiền cho hàng tồn kho. Thông thường, khi bắt đầu kinh doanh, dù dòng tiền xoay vòng liên tục, vẫn cần đến 50% lượng vốn ban đầu cho hàng tồn
Nguồn: Google
Nguồn: Google
2. Đẩy hàng tồn kho
Sau những đợt sale giảm giá mạnh thì có rất nhiều dòng hàng bị tồn kho lại và khó bán những mùa tiếp theo. Để đẩy nhanh những hàng tồn ta có thế bán Combo sale những mặt hàng tồn kho này để đẩy mạnh tránh tình trạng bị tồn kho quá nhiều
Đặc biêt lưu ý việc kiểm kê hàng hóa tối thiểu là 1 quý/ lần. Với những thương hiệu lớn thì có khi tối thiểu là 3 tháng phải kiểm kê một lần để tránh hàng tồn quá nhiều mà không bán được hàng