BÉ GÁI 2 TUỔI BỊ BẠN HỌC BẠO HÀNH Ở TRƯỜNG MẦM NON. LỖI DO AI?
Bất kể là ai, khi xem đoạn clip bé gái 2 tuổi bị bạn học đánh một cách tàn bạo trong lớp học, để lại nhiều thương tích trên cơ thể...
Một đứa trẻ được dạy dỗ bằng bạo lực sẽ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề với người khác. Một đứa trẻ luôn chịu sự cưỡng chế sẽ giải toả cảm xúc của mình bằng bạo hành.”
Bất kể là ai, khi xem đoạn clip bé gái 2 tuổi bị bạn học đánh một cách tàn bạo trong lớp học, để lại nhiều thương tích trên cơ thể cùng đều cảm thấy bất bình và phẫn nộ. Nhiều người chỉ trích bé trai rằng sao nhỏ tuổi đã có kĩ năng đánh nhau chuyên nghiệp như vậy? Cũng có người cho rằng nên dạy con đánh nhau để phòng thủ… Việc dạy trẻ đánh nhau có thực sự giải quyết được vấn đề hay không? Nếu bé có khả năng chống trả, bé sẽ đánh lại. Phải vậy không? Và khi bị đánh trả, bản năng hung hăng hiếu thắng của con người càng thôi thúc đối thủ đánh hăng hơn, mạnh hơn, tàn bạo hơn… Một đứa trẻ 2,3 tuổi có biết được giới hạn của mình không? Ngay cả người lớn, khi đã va vào các cuộc ẩu đã cãi nhau cũng không có khả năng dừng lại. Thì một đứa trẻ làm sao có thể chứ? Nếu bạn dạy con phảng kháng, đánh trả để tự vệ, thì có lẽ con đường xuống nghĩa địa sẽ gần hơn với một đứa trẻ 2 tuổi…
Lỗi không phải do trẻ. Lỗi là do người lớn.
Thứ nhất, lỗi thuộc về sự vô trách nhiệm ở giáo viên và thiếu chuyên nghiệp của nhà trường, cơ sở giáo dục.
Không thể đưa ra lí do đi lấy cơm mà để trẻ ở phòng kín không người trông nom. Dù là bé 2 tuổi hay trẻ 5 tuổi thì cũng phải có một giáo viên bảo hộ ở lại lớp theo dõi lớp học. Đã là một cơ sở giáo dục mầm non thì cần phải đặt sự an toàn của trẻ nhỏ lên hàng đầu. Không phải chỉ có bé gái này bị bạo hành, mà đã có rất nhiều trường hợp tử vong đau lòng khác xảy ra tại cơ sở mầm non. Ở trường mình bên Nhật, tiêu chí an toàn là điều mà giáo viên phải đọc mỗi sáng và mỗi chiều sau khi kết thúc giờ làm ở trường. Trong tất cả các hoạt động, ăn, ngủ, chơi của trẻ ở trường đều có sự giám sát của giáo viên. Giáo viên không được ngủ trưa để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngủ…
Thứ 2, cơ chế quản lí lỏng lẻo của nhà nước đối với các cơ sở mầm non tự phát.
Xem toàn bộ clip suốt 8p em bé bị đánh khóc thét nhưng giáo viên không hề hay biết, trong căn phòng 4 bức tường không cửa sổ, cửa chính bị đóng, giả sử không phải là đánh nhau mà trường hợp chập điện cháy nổ xảy ra thì sẽ như thế nào? Có cần thiết để cơ quan chức năng xem lại luật rõ ràng hơn về điều kiện cơ sở vật chất đối với các cơ sở mầm non tự phát này hay không?
Thứ 3, bản chất của đứa trẻ được tạo bởi cách dạy của gia đình. Một đứa trẻ được dạy dỗ bằng bạo lực sẽ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề với người khác. Một đứa trẻ luôn chịu sự cưỡng chế sẽ giải toả cảm xúc của mình bằng bạo hành.
Mình đã chứng kiến nhiều đứa trẻ bị cha mình bạo hành bằng lời nói, roi vọt và gương mặt dữ tợn, bắt trẻ câm nín khi giận dữ, đứa trẻ đó phải lặng người trong tiếng nấc với nỗi khiếp sợ. Vô tình, trẻ học được rằng kẻ mạnh hơn có thể áp đảo kẻ yếu, trẻ dùng sức mạnh của mình để giao tiếp với đối phương chứ không hề học được kẻ yếu cần phải được bảo vệ. Một đứa trẻ chẳng thể học cách giải quyết vấn đề trong hoà bình khi người lớn trao cho con vũ khí để đáp trả.
Hơn nữa, tại sao các bạn khác không một ai chạy ra thông báo với giáo viên về sự việc này? Có phải các con đã quá quen thuộc khi nhìn thấy ai đó bị đánh rồi hay không? Có phải đây là vấn đề của hệ thống không?
Nếu phụ huynh còn dùng đòn roi để dạy con, thì hãy nhớ đến sự kiện này. Trẻ con không có tội.
#Dạyconkhôngđònroi
https://amp.vnexpress.net/be-2-tuoi-bi-ban-danh-trong-lop-4376130.html
https://m.thanhnien.vn/hoang-mang-vu-be-trai-3-tuoi-tu-vong-khi-choi-cau-truot-o-truong-post904631.amp
https://amp.dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/vu-be-mam-non-o-ha-noi-tu-vong-bat-thuong-nha-truong-noi-gi-20210319120317376.htm
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất